10 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20 (Cánh diều) có đáp án 2024: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

2.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh sách Cánh diều. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Câu 1. Dung dịch iodine được dùng làm thuốc thử để nhận biết tinh bột vì dung dịch iodine tác dụng với tinh bột tạo dung dịch có

A. màu xanh tím đặc trưng.

B. màu vàng nhạt đặc trưng.

C. màu hồng đặc trưng.

D. màu xanh lam đặc trưng.

Đáp án đúng: A

Dung dịch iodine được dùng làm thuốc thử để nhận biết tinh bột vì dung dịch iodine tác dụng với tinh bột tạo dung dịch có màu xanh tím đặc trưng.

Câu 2. Để phát hiện tinh bột trong lá cây, người ta tiến hành thí nghiệm gồm các bước sau:

1. Lấy một chậu trồng cây khoai lang, để vào chỗ tối hai ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt của chiếc lá. Đem chậu cây đó ra đặt ở ngoài sáng khoảng 4 - 6 giờ.

2. Đặt lá vào trong đĩa petri, nhỏ vài giọt dung dịch iodine loãng lên bề mặt lá.

3. Ngắt chiếc lá đã bịt băng giấy đen. Gỡ bỏ băng giấy đen trên bề mặt lá. Cho lá đó vào ống nghiệm đựng ethanol 70%. Đặt ống nghiệm đó vào cốc lớn đựng nước, để lên kiềng rồi đun cách thủy bằng bếp đèn cồn cho đến khi lá mất màu xanh (chất diệp lục ở lá bị tẩy hết).

4. Tắt đèn cồn, dùng kẹp gắp lá ra khỏi ống nghiệm đựng ethanol 70%, nhúng lá vào cốc nước ấm để rửa sạch cồn.

Quy trình thí nghiệm đúng là

A. 1 – 2 – 3 – 4.

B. 1 – 3 – 4 – 2. 

C. 1 – 3 – 2 – 4.

D. 1 – 2 – 4 – 3.

Đáp án đúng: B

Để phát hiện tinh bột trong lá cây, người ta tiến hành thí nghiệm gồm các bước sau:

Bước 1. Lấy một chậu trồng cây khoai lang, để vào chỗ tối hai ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt của chiếc lá. Đem chậu cây đó ra đặt ở ngoài sáng khoảng 4 - 6 giờ.

Bước 2. Ngắt chiếc lá đã bịt băng giấy đen. Gỡ bỏ băng giấy đen trên bề mặt lá. Cho lá đó vào ống nghiệm đựng ethanol 70%. Đặt ống nghiệm đó vào cốc lớn đựng nước, để lên kiềng rồi đun cách thủy bằng bếp đèn cồn cho đến khi lá mất màu xanh (chất diệp lục ở lá bị tẩy hết).

Bước 3. Tắt đèn cồn, dùng kẹp gắp lá ra khỏi ống nghiệm đựng ethanol 70%, nhúng lá vào cốc nước ấm để rửa sạch cồn.

Bước 4. Đặt lá vào trong đĩa petri, nhỏ vài giọt dung dịch iodine loãng lên bề mặt lá.

Câu 3. Trong thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây, việc bịt một phần lá thí nghiệm bằng giấy màu đen nhằm mục đích

A. tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau để chứng minh ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến quá trình quang hợp của cây xanh.

B. tạo ra điều kiện thoát hơi nước khác nhau để chứng minh ảnh hưởng của điều kiện nước đến quá trình quang hợp của cây xanh.

C. tạo ra điều kiện nhiệt độ khác nhau để chứng minh ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đến quá trình quang hợp của cây xanh.

D. tạo ra điều kiện hấp thụ khí khác nhau để chứng minh ảnh hưởng của điều kiện khí carbon dioxide/ khí oxygen đến quá trình quang hợp của cây xanh.

Đáp án đúng: D

Trong thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây, việc bịt một phần lá thí nghiệm bằng giấy màu đen nhằm mục đích tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau để chứng minh ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 4. Để phát hiện ra tinh bột có trong lá cây, người ta sử dụng loại thuốc thử nào sau đây?

A. Quỳ tím.

B. Xanh metylen.

C. Dung dịch iodine.

D. Ethanol 70%.

Đáp án đúng: C

Để phát hiện ra tinh bột có trong lá cây, người ta sử dụng loại thuốc thử dung dịch iodine.

Câu 5. Trong thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây, nếu lấy phần lá xanh bị bịt băng giấy đen trên cây và nhỏ dung dịch iodine lên thì vị trí đó có chuyển thành màu xanh tím không? Vì sao?

A. Không vì tại vị trí đó không nhận được ánh sáng nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.

B. Không vì tại vị trí đó không nhận được nước nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.

C. Không vì tại vị trí đó không nhận được nhiệt độ thích hợp nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.

D. Không vì tại vị trí đó không nhận được khí oxygen nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.

Đáp án đúng: A

Trong thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây, nếu lấy phần lá xanh bị bịt băng giấy đen trên cây và nhỏ dung dịch iodine lên thì vị trí đó không chuyển thành màu xanh tím vì tại vị trí đó không nhận được ánh sáng nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.

Câu 6. Để xác định chất khí cần cho quá trình tổng hợp tinh bột, nên người ta tiến hành thí nghiệm gồm các bước sau:

1. Sau 4 – 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine.

2. Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày.

3. Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh sáng.

4. Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt tấm kính. Sau đó, đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thủy tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây.

Quy trình thí nghiệm đúng là

A. 1 – 2 – 3 – 4.

B. 2 – 4 – 3 – 1.

C. 1 – 2 – 4 – 3.

D. 2 – 4 – 1 – 3.

Đáp án đúng: B

Để xác định chất khí cần cho quá trình tổng hợp tinh bột, nên người ta tiến hành thí nghiệm gồm các bước sau:

Bước 1. Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày.

Bước 2. Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt tấm kính. Sau đó đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thủy tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây.

Bước 3. Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh sáng.

Bước 4. Sau 4 – 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine.

Câu 7. Trong thí nghiệm xác định chất khí cần cho quá trình tổng hợp tinh bột, việc đặt cốc nước vôi trong vào chuông A nhằm mục đích gì?

A. Nhằm xác định hàm lượng khí oxygen trong chuông A.

B. Nhằm xác định hàm lượng khí carbon dioxide trong chuông A.

C. Nhằm hấp thụ hoàn toàn hàm lượng khí carbon dioxide trong chuông A.

D. Nhằm hấp thụ hoàn toàn lượng khí khí oxygen trong chuông A.

Đáp án đúng: C

Để xác định chất khí cần cho quá trình tổng hợp tinh bột, việc đặt cốc nước vôi trong vào chuông A nhằm hấp thụ hoàn toàn hàm lượng khí carbon dioxide trong chuông. Điều đó sẽ tạo ra điều kiện khí carbon dioxide khác nhau ở hai chuông A và B.

Câu 8. Trong thí nghiệm xác định chất khí cần cho quá trình tổng hợp tinh bột, khi thử tinh bột bằng dung dịch iodine, lá cây ở chuông nào sẽ đổi màu xanh tím? Vì sao?

A. Lá cây ở chuông A và B. Vì lá cây ở cả hai chuông A và B đều nhận được ánh sáng như nhau.

B. Lá cây ở chuông A. Vì lá cây ở chuông A nhận được khí carbon dioxide từ dung dịch nước vôi trong.

C. Lá cây ở chuông B. Vì lá cây ở chuông B nhận được khí carbon dioxide từ không khí trong chuông.

D. Không có lá cây ở chuông nào. Vì chuông kín khiến lá cây ở cả hai chuông đều không thoát được khí oxygen ra ngoài.

Đáp án đúng: C

Trong thí nghiệm xác định chất khí cần cho quá trình tổng hợp tinh bột, khi thử tinh bột bằng dung dịch iodine, lá cây ở chuông B sẽ đổi màu xanh tím. Vì lá cây ở chuông B nhận được khí carbon dioxide từ không khí trong chuông nên đủ điều kiện tiến hành quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ. Còn lá cây ở chuông A không nhận được khí carbon dioxide do khí carbon dioxide bị nước vôi trong hấp thụ hết nên không thể quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ được.

Câu 9. Khí cần cho quá trình quang hợp của cây xanh là

A. Khí carbon dioxide.

B. Khí methane.

C. Khí oxygen.

D. Khí nitrogen.

Đáp án đúng: A

Khí cần cho quá trình quang hợp của cây xanh là khí carbon dioxide.

Câu 10. Cho một số mục sau:

1. Mục tiêu thí nghiệm

2. Mục đích thí nghiệm

3. Chuẩn bị thí nghiệm

4. Các bước tiến hành

5. Giải thích thí nghiệm

6. Kết luận

Trong một bản báo cáo kết quả thí nghiệm, cần có số mục là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng: C

Trong một bản báo cáo thực hành cần các mục sau: Mục đích thí nghiệm, chuẩn bị thí nghiệm, các bước tiến hành, giải thích thí nghiệm, kết luận.

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

I. THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN TINH BỘT TRONG LÁ CÂY

Điều cần biết: Dung dịch iodine được dùng làm thuốc thử để nhận biết tinh bột vì dung dịch iodine tác dụng với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng.

1. Chuẩn bị

- Mẫu vật: một chậu cây khoai lang (hoặc khoai tây hoặc vạn niên thanh).

- Dụng cụ, thiết bị, hóa chất: băng giấy đen, dung dịch iodine 1%, ethanol 70%, bình thủy tinh miệng rộng, đèn cồn, cốc đong, nước, kẹp, đĩa petri, ống nghiệm, kiềng, tấm tản nhiệt (gause), diêm (hoặc bật lửa), phiếu báo cáo thí nghiệm theo mẫu gợi ý.

2. Tiến hành

Thí nghiệm được tiến hành như sau:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh - Cánh diều (ảnh 1)

- Bước 1: Lấy một chậu trồng cây khoai lang, để vào chỗ tối hai ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt của chiếc lá. Đem chậu cây đó qua đặt ở ngoài sáng khoảng 4 - 6 giờ.

- Bước 2: Ngắt chiếc lá đã bị băng giấy đen. Gỡ bỏ băng giấy đen trên bề mặt lá. Cho lá đó vào ống nghiệm đựng ethanol 70%. Đặt ống nghiệm đó vào cốc lớn đựng nước, để lên kiềng rồi đun cách thủy bằng bếp đèn cồn cho đến khi lá mất màu xanh (chất diệp lục ở lá bị tẩy hết).

- Bước 3: Tắt đèn cồn, dùng kẹp gắp lá ra khỏi ống nghiệm đựng ethanol 70% nhúng lá vào cốc nước ấm để rửa sạch cồn.

 - Bước 4: Đặt lá vào trong đĩa petri, nhỏ vài giọt dung dịch iodine loãng lên bề mặt lá.

3. Thảo luận

Thảo luận các câu hỏi trong SGK.

4. Báo cáo kết quả: theo mẫu phiếu báo cáo thí nghiệm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh - Cánh diều (ảnh 1)

II. THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH KHÍ CARBON DIOXIDE CẦN CHO QUANG HỢP

Điều cần biết: Nước vôi trong có khả năng hút khí carbon dioxide trong không khí.

1. Chuẩn bị

- Mẫu vật: hai chậu cây khoai lang (hoặc khoai tây hoặc vạn niên thanh) giống nhau.

- Dụng cụ, thiết bị, hóa chất: hai chuông thủy tinh (hoặc hộp nhựa màu trắng trong) úp được lên chậu cây, hai tấm kính (to hơn đường kính chậu cây), nước vôi trong, dung dịch iodine 1%, ethanol 70%, cốc thủy tinh miệng rộng, đèn cồn, nước, kẹp, đĩa petri.

2. Tiến hành

Để xác định chất khí cần cho quá trình tổng hợp tinh bột, tiến hành thí nghiệm như sau:

- Bước 1: Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 - 4 ngày.

- Bước 2: Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt kính. Sau đó, đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thủy tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh - Cánh diều (ảnh 1)

- Bước 3: Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả 2 chuông thí nghiệm ra chỗ của ánh sáng.

- Bước 4: Sau 4 - 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine như thí nghiệm phát hiện tinh bột trong cây.

3. Thảo luận

Thảo luận các câu hỏi trong SGK.

4. Báo cáo kết quả: theo mẫu phiếu báo cáo thí nghiệm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 21: Hô hấp tế bào

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá