Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Địa lí 8 Bài 6: Thủy văn Việt Nam sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Địa lí 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Địa lí 8 Bài 6: Thủy văn Việt Nam
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
+ Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr119-123.
+ Sử dụng các bản đồ: hình 6.1 SGK tr120, hình 6.3 SGK tr121, hình 6.5 SGK tr122, hình 6.7 SGK tr123 để xác định các lưu vực sông chính.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu vai trò của một dòng sông hoặc hồ ở nước ta đối với sinh hoạt và sản xuất.
3. Về phẩm chất
ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước sông, hồ, đầm, nước ngầm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.
- Hình 6.1. Bản đồ lưu vực các hệ thống sông VN, hình 6.2. Đoạn sông Đà chảy qua tỉnh Sơn La, hình 6.3. Lược đồ lưu vực hệ thống sông Hồng trên lãnh thổ VN, hình 6.4. Đoạn sông Thu Bồn chảy qua tỉnh Quảng Nam, hình 6.5. Lược đồ lưu vực hệ thống sông Thu Bồn, hình 6.6. Đoạn sông Hậu chảy qua tỉnh Sóc Trăng, hình 6.7. Lược đồ hệ thống sông Mê Công trên lãnh thổ VN, hình 6.8. Hồ Tơ Nưng tỉnh Gia Lai, hình 6.9. Đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS)
SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Đố em văn hóa”
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Đố em văn hóa” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV lần lượt đặt các câu đố về tên sông cho HS trả lời:
1. Sông gì đỏ nặng phù sa?
2. Sông gì lại được hóa ra chín rồng?
3. Làng quan họ có con sông, Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
4. Sông tên xanh biết sông chi?
5. Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?
6. Sông gì chẳng thể nổi lên. Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu
7. Hai dòng sông trước sông sau. Hỏi hai dòng sông ấy ở đâu? Sông nào?
8. Sông nào nơi ấy sóng trào. Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS nghe câu đố và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Sông Hồng
2. Sông Cửu Long.
3. Sông Cầu.
4. Sông Lam.
5. Sông Mã.
6. Sông Đáy.
7. Sông Tiền, sông Hậu.
8. Sông Bạch Đằng.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Qua những câu đố trên phần nào đã phản ánh được Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, bên cạnh đó nước ta còn có nhiều hồ, đầm và lượng nước ngầm phong phú. Vậy sông ngòi nước ta có những đặc điểm gì? Hồ, đầm và nước ngầm ở nước ra đóng vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)
2.1. Tìm hiểu về Đặc điểm sông ngòi (25 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
b. Nội dung: Quan sát bản đồ hình 6.1 SGK tr120 hoặc Atlat ĐLVN kết hợp kênh chữ SGK tr119, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung ghi bài |
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1. a SGK. * GV treo bản đồ hình 6.1 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 6.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu các đặc điểm của sông ngòi nước ta. 2. Chứng minh mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc. Giải thích nguyên nhân. 3. Xác định trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn. 4. Xác định trên bản đồ các sông chảy theo hướng TB-ĐN và vòng cung. Vì sao sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng đó? Ngoài 2 hướng chính trên thì sông ngòi nước ta còn chảy theo những hướng nào? 5. Chứng minh chế độ nước sông chảy theo 2 mùa rõ rệt. Giải thích nguyên nhân. 6. Chứng minh sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, giàu phù sa. Giải thích nguyên nhân. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát bản đồ hình 6.1 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước. - Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. - Chế độ dòng chảy phân 2 mùa rất rõ rệt. - Sông ngòi nước ta nhiều nước và lượng phù sa khá lớn. 2. - Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km, nhưng chủ yếu là sông nhỏ. - Nguyên nhân: do nước ta có lượng mưa nhiều là nguồn cấp nước chính cho sông, địa hình hẹp ngang, ¾ diện tích là đồi núi, núi lan ra sát biển. 3. HS xác định trên bản đồ 9 lưu vực của các hệ thống sông lớn: Sông Hồng, Thái Bình, Kì Cùng - Bằng Giang, sông Mã, Sông Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, Mê Công. 4. - HS xác định trên bản đồ các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Tiền... và vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. - Nguyên nhân: Nguyên nhân: do hướng núi và hướng nghiêng địa hình quy định hướng chảy của sông. - Ngoài ra sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng Tây -Đông. |
1. Sông ngòi a. Đặc điểm chung - Mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước: Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km. - Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. - Chế độ dòng chảy phân 2 mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. - Sông ngòi nước ta nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm)
|
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 6: Thủy văn Việt Nam.
Xem thêm các bài giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây