Lý thuyết Địa lí 11 Bài 16 (Kết nối tri thức 2024): Kinh tế khu vực Tây Nam Á

9.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 11.

Địa lí lớp 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

A. Lý thuyết Địa lí 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

I. Tình hình phát triển kinh tế

1. Quy mô

- Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Năm 2020, GDP toàn khu vực là 3 184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

- Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do:

+ Sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia;

+ Chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau;

+ Sự tác động của các cường quốc trên thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

2. Tăng trưởng kinh tế

- Thế kỉ XX, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí. Hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,...

- Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

3. Cơ cấu kinh tế

- Ngành nông nghiệp:

+ Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020).

+ Sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.

+ Các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến, đẩy mạnh phát triểnnông nghiệp công nghệ cao như Iraen, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kì….

- Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và có xu hướng tăng.

II. Một số hoạt động kinh tế nổi bật

1. Nông nghiệp

- Trồng trọt:

+ Các sản phẩm trồng trọt chính là cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, ôliu,...), cây ăn quả,...

+ Các quốc gia có ngành trồng trọt phát triển nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc, Arập Xêút, Ixraen,...

- Chăn nuôi: kém phát triển.

+ Chăn thả vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực.

+ Các quốc gia có diện tích đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu,...) là Arập Xêút, Xiri, Yêmen, Iran, Ápganixtan, Thổ Nhĩ Kỳ,...

Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được phát triển ở ven Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ), Biển Đỏ (Arập Xêút), vịnh Pécxích (Ôman),...

2. Công nghiệp

- Công nghiệp chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (năm 2020).

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu:

+ Công nghiệp khai thác, chế biến dấu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.

+ Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Iran, Irắc.

+ Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

3. Dịch vụ

♦ Tình hình phát triển: Dịch vụ đóng góp hơn 40% giá trị GDP của khu vực Tây Nam Á và có xu hướng tăng.

♦ Một số ngành dịch vụ:

- Khu vực Tây Nam Á có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển giao thông quốc tế.

+ Hàng hải là một thế mạnh của khu vực với các cảng lớn là Ten Avíp (Ixraen), En Côoét (Côoét), Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Ađen (Y-ê-men)....

+ Đường hàng không là loại hình giao thông chính trong khu vực, các sân bay lớn nhất là Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất), Đôha (Cata), Ancara (Thổ Nhĩ Kỳ), Bacu (Adécbai gian).

- Thương mại:

+ Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất là xuất khẩu dầu khí với hơn 2/3 các mặt hàng xuất khẩu là nhiên liệu, dấu nhờn và các sản phẩm hoá chất; đối tác thương mại chủ yếu của khu vực là các nước châu Á, EU, Hoa Kỳ.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu thô, nông sản,...

- Du lịch:

+ Nhiều quốc gia Tây Nam Á thu hút được số lượng lớn du khách do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và có những chính sách khuyến khích phát triển du lịch.

+ Tổng lượng khách du lịch đến Tây Nam Á năm 2019 là 146 triệu, trong đó đứng đầu là Thổ Nhĩ Kỳ (45 triệu).

B. 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với ngành nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á?

A. Sản phẩm trồng trọt khá đa dạng.

B. Có ngành chăn nuôi rất phát triển.

C. Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển.

D. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt.

Chọn A

Một số đặc điểm của ngành nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á

Các sản phẩm trồng trọt khá đa dạng: cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, ô-liu,...), cây ăn quả,...

Ngành chăn nuôi nhìn chung kém phát triển. Chăn thả vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực.

Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được phát triển ở ven Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ), Biển Đỏ (A-rập Xê-út), vịnh Péc-xích (Ô-man),...

Câu 2. Ngành công nghiệp then chốt của một số quốc gia ở khu vực Tây Nam Á là

A. khai thác và chế biến dầu khí.

B. chế biến lương thực thực phẩm.

C. khai khoáng và luyện kim đen.

D. sản xuất ô tô và công nghiệp dệt.

Chọn A

Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á. Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, I-ran, I-rắc. Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Câu 3. Công nghiệp dệt may phát triển khá mạnh ở khu vực Tây Nam Á do có nguồn nguyên liệu từ

A. bông.

B. tơ tằm.

C. sợi xe.

D. vải lanh.

Chọn A

Công nghiệp dệt, may ở khu vực Tây Nam Á phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, I-ran, I-rắc.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khu vực Tây Nam Á?

A. Năm 2020, chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á.

B. Dầu khí là ngành then chốt và nhiều đóng góp lớn.

C. Dệt, may ở khu vực này có nguồn nguyên liệu lớn.

D. Công nghiệp thực phẩm phát triển nhiều quốc gia.

Chọn D

Một số đặc điểm của ngành công nghiệp khu vực Tây Nam Á là

- Công nghiệp chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (năm 2020).

- Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.

- Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, I-ran, I-rắc.

- Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng với ngành công nghiệp khu vực Tây Nam Á?

A. Năm 2020, chiếm hơn 60% GDP của Tây Nam Á.

B. Dầu khí là ngành then chốt và nhiều đóng góp lớn.

C. Dệt, may ở khu vực này đã nhập khẩu nguyên liệu.

D. Công nghiệp thực phẩm phát triển nhiều quốc gia.

Chọn B

Một số đặc điểm của ngành công nghiệp khu vực Tây Nam Á là

- Công nghiệp chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (năm 2020).

- Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.

- Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, I-ran, I-rắc.

- Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Câu 6. Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có ngành trồng trọt phát triển nhất?

A. I-xra-en.

B. Li-băng.

C. I-rắc.

D. I-ran.

Chọn B

Các sản phẩm trồng trọt chính là cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, ô-liu,...), cây ăn quả,... Các quốc gia có ngành trồng trọt phát triển nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc, A-rập Xê-út, I-xra-en,...

Câu 7. Hình thức chăn nuôi chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là

A. công nghiệp.

B. bán công nghiệp.

C. chăn thả.

D. chuồng trại.

Chọn C

Chăn nuôi nhìn chung kém phát triển. Chăn thả vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực. Các quốc gia có diện tích đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu,...) là A-rập Xê-út, Xi-ri, Y-ê-men, I-ran, Áp-ga-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ,...

Câu 8. Các vật nuôi gia súc chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là

A. bò, dê, trâu.

B. bò, dê, ngựa.

C. bò, dê, lợn.

D. bò, dê, cừu.

Chọn D

Chăn nuôi nhìn chung kém phát triển. Chăn thả vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực. Các quốc gia có diện tích đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu,...) là A-rập Xê-út, Xi-ri, Y-ê-men, I-ran, Áp-ga-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ,...

Câu 9. Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có ngành chăn nuôi gia súc phát triển?

A. A-rập Xê-út, Xi-ri, Y-ê-men, I-ran.

B. A-rập Xê-út, Xi-ri, Y-ê-men, I-rắc.

C. A-rập Xê-út, Xi-ri, Li-băng, I-ran.

D. A-rập Xê-út, Xi-ri, I-xra-en, I-ran.

Chọn A

Chăn nuôi nhìn chung kém phát triển. Chăn thả vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực. Các quốc gia có diện tích đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu,...) là A-rập Xê-út, Xi-ri, Y-ê-men, I-ran, Áp-ga-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ,...

Câu 10. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản kém phát triển ở khu vực nào sau đây?

A. Biển Đỏ.

B. ven Địa Trung Hải.

C. Nội địa.

D. Vịnh Péc-xích.

Chọn C

Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được phát triển ở ven Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ), Biển Đỏ (A-rập Xê-út), vịnh Péc-xích (Ô-man),...

Câu 11. Loại hình vận tải nào sau đây phát triển mạnh nhất ở khu vực Tây Nam Á?

A. Đường bộ.

B. Đường biển.

C. Đường sắt.

D. Đường sông.

Chọn B

Khu vực Tây Nam Á có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển giao thông quốc tế. Hàng hải là một thế mạnh của khu vực với các cảng lớn là Ten A-víp (I-xra-en), En Cô-oét (Cô-oét), I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), A-đen (Y-ê-men),...

Câu 12. Loại hình vận tải chính ở khu vực Tây Nam Á là

A. đường sông.

B. đường ống.

C. đường hàng không.

D. đường sắt.

Chọn C

Đường hàng không là loại hình giao thông chính trong khu vực, các sân bay lớn nhất là Đu-bai (Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất), Đô-ha (Ca-ta), An-ca-ra (Thổ Nhĩ Kỳ), Ba-cu (A-déc-bai-gian),...

Câu 13. Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất của khu vực Tây Nam Á là xuất khẩu

A. dầu khí

B. thực phẩm.

C. dệt may.

D. kim loại.

Chọn A

Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất là xuất khẩu dầu khí với hơn 2/3 các mặt hàng xuất khẩu là nhiên liệu, dầu nhờn và các sản phẩm hóa chất; đối tác thương mại chủ yếu của khu vực là các nước châu Á, EU, Hoa Kỳ.

Câu 14. Đối tác thương mại chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là

A. châu Âu, châu Phi và APEC.

B. châu Mĩ, châu Á và Bra-xin.

C. châu Á, EU và Hoa Kỳ.

D. châu Phi, Hoa Kỳ và LB Nga.

Chọn C

Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất là xuất khẩu dầu khí với hơn 2/3 các mặt hàng xuất khẩu là nhiên liệu, dầu nhờn và các sản phẩm hóa chất; đối tác thương mại chủ yếu của khu vực là các nước châu Á, EU, Hoa Kỳ.

Câu 15. Ngành dịch vụ mới phát triển mạnh ở khu vực Tây Nam Á là

A. du lịch.

B. nội thương.

C. chăn nuôi.

D. trồng trọt.

Chọn A

Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia Tây Nam Á thu hút được số lượng lớn du khách do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và có những chính sách khuyến khích phát triển du lịch. Tổng lượng khách du lịch đến Tây Nam Á năm 2019 là 146 triệu, trong đó đứng đầu là Thổ Nhĩ Kỳ (45 triệu).

Video bài giảng Địa lí 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Lý thuyết Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Lý thuyết Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

Lý thuyết Bài 18: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, và dân cư Hoa Kỳ

Lý thuyết Bài 19: Kinh tế Hoa Kỳ

Đánh giá

0

0 đánh giá