TOP 10 bài Giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ 2024 SIÊU HAY

4.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ Ngữ văn 8 ,Kết nối tri thức gồm 5 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ

Đề bài: Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng

Giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ - Mẫu 1

Tiêu Sơn tráng sĩ của tác giả Khái Hưng là một trong những tiểu thuyết viết về chủ đề lịch sử, nhưng lại mang dấu ấn riêng biệt về những cách tân trên khía cạnh nội dung lẫn nghệ thuật đã câu chuyện vượt thoát cấu trúc của tiểu thuyết chương hồi mà tiến tới tiểu thuyết hiện đại.

Cuốn sách được ra đời trong hoàn cảnh nền văn học nước ta đã có những chuyển mình, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ. Hiện đại hóa văn học ở đây chỉ tính chất một nền văn học đã thoát khỏi hệ hình thi pháp văn học cũ để tiến vào nền văn học hiện đại, một nền văn học có thể tiến kịp và gia nhập vào nền văn học thế giới. Bởi vây, cuốn sách được chắp bút từ một trong những chủ soái của phong trào hiện đại hóa văn chương, Tiêu Sơn tráng sĩ vừa kế thừa tinh hoa nền văn học cũ, vừa học hỏi, tiếp thu thành tựu văn chương thế giới mà từ đó, trở thành cuốn tiểu thuyết hết sức hiện đại.

Ngoài ra, tính hiện đại đó được thể hiện ngay ở cách tác giả đặt tên từng hồi trong Tiêu Sơn tráng sĩ. Nếu tiểu thuyết cổ điển, tên hồi được đặt theo lối hai câu văn biền ngẫu đứng đối xứng nhau như: “Trương Thiên Sư cầu yên ôn dịch/ Hồng Thái úy lỡ sổng yêu ma” (Thủy hử truyện) nhằm tổng kết, khái quát, tóm tắt một cách ngắn gọn nhất, cho người đọc một cách nhìn khái quát nhất về nội dung chương truyện. Thì mỗi hồi ở Tiêu Sơn tráng sĩ đều có tựa đề ngắn gọn, thậm chí có những hồi tựa đề cô đọng chỉ có một chữ như hồi 18 “Sấm”.

Từ biểu hiện trên khía cạnh đặt tên chương và sắp xếp cấu trúc tác phẩm, tính hiện đại của Tiêu Sơn tráng sĩ tiếp tục được thể hiện mạnh mẽ ở cách Khái Hưng tái hiện dòng chảy thời gian, kết cấu không gian trên từng trang viết. Nếu tiểu thuyết cổ điển, đặc biệt tiểu thuyết chương hồi, câu chuyện luôn đi theo trục thời gian tuyến tính, sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách tuần tự, không hề có sự đột phá, xáo trộn về mặt không gian cũng như thời gian; thì Tiêu Sơn tráng sĩ, kết cấu câu chuyện không còn tuân theo quy luật tuyến tính đó nữa mà trở nên đầy linh hoạt, biến hóa. Nhiều hồi Khái Hưng đã đưa hành động, kết quả lên trước để dẫn dắt câu chuyện sau đó, dòng thời gian mới từ từ quay ngược trở về giải quyết nguyên nhân, hoàn cảnh, kế hoạch.

Viết về những tráng sĩ Tiêu Sơn, viết về câu chuyện, một đoạn lịch sử, Khái Hưng đã gián tiếp khắc họa lên xã hội, mục đích, lí tưởng của một bộ phận thanh niên đương thời; bồng bột, khao khát rất nhiều mà cuối cùng, thứ nhận về chỉ là sự trống rỗng đến vô tận. Và đó cũng là ánh nhìn đầy hiện đại của Khái Hưng về con người và cuộc đời.

TOP 10 bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ - Mẫu 2

Tiêu Sơn Tráng Sĩ là tác phẩm dài nhất của Khái Hưng, trên bốn trăm trang và cũng là tác phẩm công phu nhất của ông, nó đã làm sống lại một giai đoạn lịch sử cách đây hai trăm năm, thời Lê mạt Nguyễn sơ, dưới triều Cảnh Thịnh năm thứ năm (1797), tức Nguyễn quang Toản lên ngôi 1792. Tiểu thuyết dã sử dựa theo sử viết thành truyện đã có cách đây hàng nghìn năm tại Trung hoa như Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc . . .Mặc dù chịu ảnh hưởng hoàn toàn của văn học Trung Hoa, trong nền văn học Hán Nôm Việt Nam, chúng ta không thấy thể loại này, có chăng trong nền văn học mới gần đây như Nguyễn Quỳnh với Chuông Nhà Hồ, Đội Cấn Khởi Nghĩa. Tiêu Sơn Tráng Sĩ được coi như truyện dã sử nổi tiếng nhất của nền văn học nước nhà.

Đây cũng là một trong những tác phẩm thành công nhất của Khái Hưng, nó đã diễn lại bằng những hình ảnh hào hùng về tổ chức và hoạt động của đảng Tiêu Sơn phò Lê, chống lại triều đình Tây Sơn với những tráng sĩ gan dạ, anh hùng như Phạm Thái, Nhị Nương. Tác phẩm ra đời trong lúc tình hình quốc tế đang có bíến chuyển, nước Pháp bại trận đầu hàng. Tiêu Sơn Tráng Sĩ với trên bốn trăm trang giấy là nơi mà tác giả gửi gấm tâm tình của ông, Khái Hưng ca ngợi những chiến sĩ gan dạ, sả thân vì đại nghĩa vì sự nghiệp cách mạng để khơi dậy trong tâm hồn giới thanh niên một tinh thần hy sinh, ái quốc.

Giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ - Mẫu 3

Tiêu Sơn tráng sĩ là câu chuyện tranh đấu của các cựu thần nhà Lê với triều đình Tây Sơn, nổi bật nhất trong đó là đảng Tiêu Sơn. Đảng Tiêu Sơn với các cựu thần nhà Lê như Quang Ngọc, Phạm Thái, Nhị Nương, Lê Báo được miêu tả như những người anh hùng, vẻ ngoài đẹp đẽ khôi ngô, trí dũng, hào hiệp theo đuổi lý tưởng phục hưng tiền triều lớn lao. Ngay cả những nữ nhân trong truyện như Nhị Nương, Trương Quỳnh Như có một vị thế khác hẳn các tác phẩm văn học trước đây, họ cũng là những người tài trí, kiên cường không kém một nam nhi nào.

Xuyên suốt mạch chính câu chuyện là những cảnh chiến đấu, bày mưu kế, chiến thắng và thất bại từng lúc của hai phe cựu thần nhà Lê và triều đình Tây Sơn. Giữa không khí căng thẳng, đấu trí, đấu dũng từng giây phút ấy lại đan cài chuyện tình đẹp đẽ, bi thương của người anh hùng và giai nhân. Chuyện tình của Phạm Thái và nàng Quỳnh Như đã trở nên nổi tiếng trong văn học Việt Nam nhờ tuyệt tác Sơ kính tân trang do chính tay Phạm Thái viết cho người mình yêu, viết cho mối tình trắc trở của hai người khi người anh hùng và tài nữ phải âm dương cách biệt…Câu chuyện tình bi thương ấy một lần nữa đi vào những trang văn Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng như một sự tiếc thương của nhà văn dành cho mối tình đẹp đẽ mà dang dở của hai người…

Cuối cùng, cảm nhận về Tiêu Sơn tráng sĩ, nhà văn Uông Triều đã viết trong Lời giới thiệu ở lần xuất bản này: “Một bầu rượu, túi thơ và thanh kiếm sắc ở bên mình. Phạm Thái khát khao, Phạm Thái si tình, Phạm Thái tuyệt vọng... Con người Phạm Thái là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho đảng Tiêu Sơn một thời: nhiệt huyết, khát khao và thất bại. Có thể con đường của đảng Tiêu Sơn và Phạm Thái đều lầm lạc, nhưng trong sự lầm lạc ấy lấp lánh khát vọng và ý chí của tuổi trẻ và với những tâm thế khác nhau về thời cuộc người ta khó lòng tránh được những bối rối ở ngã ba của lịch sử...”

Giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ - Mẫu 4

Hàng nghìn năm, nền văn học nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học cổ Trung Hoa: thơ ca nhận sự tác động của thơ Đường luật còn tiểu thuyết chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết chương hồi. Phải đến những năm đầu thế kỉ XX, nhất là giai đoạn 1932-1945, văn học nước ta mới vận động, chuyển mình một cách mau lẹ, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ. Hiện đại hóa văn học ở đây chỉ tính chất một nền văn học đã thoát khỏi hệ hình thi pháp văn học cũ để tiến vào nền văn học hiện đại, một nền văn học có thể tiến kịp và gia nhập vào nền văn học thế giới.

Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, được chắp bút từ một trong những chủ soái của phong trào hiện đại hóa văn chương, Tiêu Sơn tráng sĩ vừa kế thừa tinh hoa nền văn học cũ, vừa học hỏi, tiếp thu thành tựu văn chương thế giới mà từ đó, trở thành cuốn tiểu thuyết hết sức hiện đại.

Và tính hiện đại đó thể hiện ngay ở cách Khái Hưng đặt tên từng hồi trong Tiêu Sơn tráng sĩ. Nếu tiểu thuyết cổ điển, tên hồi được đặt theo lối hai câu văn biền ngẫu đứng đối xứng nhau như: “Trương Thiên Sư cầu yên ôn dịch/ Hồng Thái úy lỡ sổng yêu ma” (Thủy hử truyện) nhằm tổng kết, khái quát, tóm tắt một cách ngắn gọn nhất, cho người đọc một cách nhìn khái quát nhất về nội dung chương truyện. Thì mỗi hồi ở Tiêu Sơn tráng sĩ đều có tựa đề ngắn gọn, thậm chí có những hồi tựa đề cô đọng chỉ có một chữ như hồi 18 “Sấm”.

Bằng cách đặt tên như vậy, Khái Hưng đã khắc phục được triệt để hạn chế của lối đặt tên cũ khi giải phóng tư tưởng người đọc khỏi sự định hướng từ tác giả. Đồng thời, đưa độc giả trở thành người đồng sáng tạo trong sự hứng thú, tò mò cùng trường tưởng tượng được kích thích, mở rộng tới nhiều chiều kích. Có thể nói, biểu hiện nhỏ nhất về mặt hình thức như vậy ở cuốn tiểu thuyết dài nhất trong sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng cũng đã thể hiện tính nghiêm cẩn của ông trên chặng đường đổi mới văn chương Việt Nam đương thời.

Từ biểu hiện trên khía cạnh đặt tên chương và sắp xếp cấu trúc tác phẩm, tính hiện đại của Tiêu Sơn tráng sĩ tiếp tục được thể hiện mạnh mẽ ở cách Khái Hưng tái hiện dòng chảy thời gian, kết cấu không gian trên từng trang viết.

Nếu tiểu thuyết cổ điển, đặc biệt tiểu thuyết chương hồi, câu chuyện luôn đi theo trục thời gian tuyến tính, sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách tuần tự, không hề có sự đột phá, xáo trộn về mặt không gian cũng như thời gian; thì Tiêu Sơn tráng sĩ, kết cấu câu chuyện không còn tuân theo quy luật tuyến tính đó nữa mà trở nên đầy linh hoạt, biến hóa. Nhiều hồi Khái Hưng đã đưa hành động, kết quả lên trước để dẫn dắt câu chuyện sau đó, dòng thời gian mới từ từ quay ngược trở về giải quyết nguyên nhân, hoàn cảnh, kế hoạch.

Như hồi 30 được kết thúc bằng lời thề trước vong hồn Trương Đăng Thụ của Phạm Thái, nhưng hồi 31, không gian lại đột ngột chuyển tiếp sang cuộc du ngoạn chùa non nước của mẹ con Trương Quỳnh Như và phải tới hồi 32 tác giả mới giải thích mối quan hệ giữa hai người Trương Đăng Thụ – Trương Quỳnh Như. Từ đấy, lý giải nguyên nhân hành động của Phạm Thái ở hồi 30 kia. Hay hồi 28, tác giả nói đến Cái cũi người, sang hồi 27 nói về Nguyễn công tử rồi đến hồi 28 ông mới quay ngược trở lại giải thích Tướng ấy là ai?, trong cái cũi người, là Phạm Thái hay kẻ nào khác và Nguyễn công tử thực chất là người như thế nào.

Tất cả, những tưởng có thể không ăn nhập với phần truyện trước đấy nhưng càng đọc, càng bị cuốn vào mạch truyện, ta càng thấy tất cả đều liên kết cực kỳ chặt chẽ. Và trọn vẹn, đều là các mảnh ghép bức tranh toàn cảnh về Tiêu Sơn tráng sĩ, về người tráng sĩ Phạm Thái giữa buổi loạn lạc.

Giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ - Mẫu 5

Truyện Tiêu Sơn Tráng Sĩ viết 1940 (có tài liệu nói 1936), là tác phẩm dài nhất của Khái Hưng, trên bốn trăm trang và cũng là tác phẩm công phu nhất của ông, nó đã làm sống lại một giai đoạn lịch sử cách đây hai trăm năm. Một truyện lịch sửquân sự và cũng là câu chuyện mang hơi hướng tiểu thuyết kiếm hiệp trong bối cảnh thời Lê mạt Nguyễn sơ, dưới triều Cảnh Thịnh năm thứ năm (1797), tức Nguyễn quang Toản lên ngôi 1792.

Truyện bắt đầu và kết thúc trong không khí có chút mang theo sự hào hùng, ghi đậm những dấu ấn lịch sử trong quá khứ. Đọc truyện bạn sẽ được cùng hòa mình hay theo dõi những điều trước giờ tưởng chừng chỉ xuất hiện trong các tiểu thuyết cổ xưa, nay lại sống động dưới ngòi bút của tác giả. Bọn lái buôn vừa trai vừa gái, vừa nhà quê vừa thành thị độ hơn mười người, gồng nánh, đội vác đi trên bờ đê nhỏ hẹp, bên con sông Dọi, nước về mùa đông, hầu cạn hẳn. Họ xúm xít đi sát vào nhau, hình như để đỡ lo sợ. Lòng lo sợ gầy nên quang cảnh quanh vùng, tiêu điều, xơ xác, với những cây trơ trụi, khẳng khiu, trên những mồ đất rải rác trong một cánh đồng rộng đầu nước, bát ngát, mênh mông trắng xóa tới tận rặng tre xanh xa tắp. Đi nửa giờ tới huyện lỵ Đông Ngàn. Viên phân tri đã nhận được giấy sức tróc nã phạm nhân ngay từ buổi sớm tinh sương, nên sự canh phòng ở đây rất cẩn mật. Viên phân xuất thân ra cổng huyện xem xét dỹ lưỡng tín bài. Song chỉ một mình anh hoạn lợn là phải giữ lại, vì tín bài của anh thiếu điểm chỉ. Trước khi đến chợ Chờ, ai nấy còn phải dùng bước ở một cái quán con lợp cói, mà người ta gọi là cầu Chờ, để làm việc thiện: Nghĩa là lần lượt mỗi người kính cẩn đến trước cái nong, để trên mặt đất, trong có cắm mấy nén hương, và bỏ vào đó từ mười tới ba mươi đồng tiền trinh, tuỳ theo tài sản từng người mang theo. Ai dáng cúng hai mươi đồng mà chỉ cúng mười đồng thì sẽ gặp sự nguy biến ngay.

Đánh giá

0

0 đánh giá