15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 13 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400)

3.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400). Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400)

Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400)

Câu 1. Vị vua đầu tiên của nhà Trần là

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Tự Khánh.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Cảnh.

Đáp án đúng là: D

Tháng 1/1226, Lý chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) buộc phải nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập (SGK Lịch Sử 7 – trang 62).

Câu 2. Thời nhà Trần, cả nước Đại Việt được chia thành bao nhiêu lộ, phủ?

A. 11 lộ, phủ.

B. 12 lộ, phủ.

C. 13 lộ, phủ.

D. 14 lộ, phủ.

Đáp án đúng là: B

Thời nhà Trần, cả nước Đại Việt được chia thành 12 lộ, phủ (SGK Lịch Sử 7 – trang 63).

Câu 3. Tác giả của bộ Đại Việt sử kí là ai?

A. Lê Hữu Trác.

B. Lê Văn Hưu.

C. Trần Quang Khải.

D. Trương Hán Siêu.

Đáp án đúng là: B

Tác giả của bộ Đại Việt sử kí là nhà sử học Lê Văn Hưu (SGK Lịch Sử 7 – trang 66).

Câu 4. Vị vua cuối cùng của nhà Lý là

A. Lý Cao Tông.

B. Lý Huệ Tông.

C. Lý Chiêu Hoàng.

D. Lý Thánh Tông.

Đáp án đúng là: C

Vị vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng (SGK Lịch Sử 7 – trang 62).

Câu 5. Dưới thời nhà Trần, chức quan được đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê được gọi là

A.Khuyến nông sứ.

B.Đồn điền sứ.

C.Hà đê sứ.

D.An phủ sứ.

Đáp án đúng là: C

Dưới thời nhà Trần, chức quan được đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê được gọi là Hà đê sứ (“hà” có nghĩa là sông; “đê” có nghĩa là đê điều).

Câu 6. Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ luật mới, có tên là

A. Quốc triều hình luật..

B. Hoàng Việt luật lệ.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Đáp án đúng là: A

Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ luật mới, có tên là Quốc triều hình luật (SGK Lịch Sử 7 – trang 63).

Câu 7. Thầy thuốc nổi tiếng nào thời Trần là tác giả của bộ sách “Nam dược thần hiệu” tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam?

A. Tuệ Tĩnh.

B. Lê Hữu Trác.

C. Lý Quốc sư.

D. Hồ Đắc Di.

Đáp án đúng là: A

Danh y Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân, ông là tác giả của bộ sách “nam dược thần hiệu” (SGK Lịch Sử 7 – trang 66).

Câu 8. Người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là

A. Trần Thái Tông.

B. Trần Nghệ Tông.

C. Trần Thuận Tông.

D. Trần Nhân Tông.

Đáp án đúng là: D

Người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông.

Câu 9. Trong xã hội thời Trần, tầng lớp nào có nhiều đặc quyền và nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền?

A. Quý tộc.

B. Nông dân.

C. Thợ thủ công.

D. Thương nhân.

Đáp án đúng là: A

Trong xã hội thời Trần, tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền và nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng hoàn cảnh thành lập của nhà Trần?

A. Nhà Lý suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối.

B. Dân chúng cực khổ; tình trạng lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra.

C. Họ Trần từng bước thâu tóm quyền hành trong triều đình.

D. Đất nước thái bình, thịnh trị; đời sống nhân dân ổn định, phát triển.

Đáp án đúng là: D

Nhà Trần thành lập trong bối cảnh:

+ Nhà Lý suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối.

+ Họ Trần từng bước thâu tóm quyền hành trong triều đình.

+ Dân chúng cực khổ; tình trạng lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra.

Câu 11.Nhà Trần thực hiện chế độ hôn nhân nội tộc nhằm

A. thể hiện sự cao quý của dòng họ.

B. tiếp nối truyền thống lâu đời của gia tộc.

C. tạo dựng một tập đoàn dòng họ vững mạnh.

D. tránh sự phức tạp khi kết hôn với dòng họ khác.

Đáp án đúng là: A

Nhà Trần thực hiện chế độ hôn nhân nội tộc để xây dựng một tập đoàn dòng họ vững mạnh (sgk 7 – trang 63).

Câu 12. Chế độ Thái thượng hoàng dưới thời Trần được hiểu như thế nào?

A. Vua Trần nhường ngôi cho con, xưng là Thái thượng hoàng, cùng quản lí đất nước.

B. Vua Trần đặt lệ: không lập hoàng hậu; thi cử không lấy đỗ Trạng Nguyên.

C. Nhà vua san sẻ quyền thống trị đất nước với các vương công, quý tộc họ Trần.

D. Nhà vua chỉ tồn tại trên danh nghĩa, quyền lực tập trung trong tay các chúa Trịnh.

Đáp án đúng là: A

Chế độ Thái thượng hoàng dưới thời Trần được hiểu là: vua Trần nhường ngôi cho con, xưng là Thái thượng hoàng, cùng quản lí đất nước (sgk 7 – trang 63).

Câu 13. Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Lý và nhà Trần có điểm gì giống nhau?

A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.

B. Tổ chức theo mô hình quân chủ lập hiến.

C. Thực hiện chế độ hôn nhân nội tộc.

D. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.

Đáp án đúng là: D

Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Lý và nhà Trần đều tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế:

+ Vua là người đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành, quyền lực của vua là tối cao và tuyệt đối.

+ Giúp việc cho vua là một bộ máy quan lại.

Câu 14. Chế độ hôn nhân nội tộc của nhà Trần có nên áp dụng cho các dòng họ sau này không? Tại sao?

A. Có, vì chỉ kết hôn với người trong họ sẽ giúp thống nhất huyết thống.

B. Không, vì ảnh hưởng tiêu cực đến nòi giống và vi phạm Luật hôn nhân gia đình.

C. Có, vì chế độ hôn nhân nội tộc giúp phát triển, xây dựng dòng họ đoàn kết.

D. Có, vì kết hôn với người trong họ sẽ giúp bảo vệ quyền lợi dòng họ.

Đáp án đúng là: B

Không nên áp dụng chế độ hôn nhân nội tộc, vì:

+ Hôn nhân nội tộc là hôn nhân cận huyết, loạn luân, ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ sau (thực tế y học chứng minh, hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ có điều kiện kết hợp với nhau sinh ra con dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền).

+ Luật hôn nhân và Gia đình (năm 2014) của Việt Nam nghiêm cấm hành vi kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.

Câu 15. Bộ chính sử đầu tiên của Đại Việt được biên soạn dưới thời Trần là

A. Đại Nam thực lục.

B. Đại Việt sử kí toàn thư.

C. Đại Việt sử kí.

D. Việt Nam sử lược.

Đáp án đúng là: C

Bộ chính sử đầu tiên của Đại Việt được biên soạn dưới thời Trần làĐại Việt sử kí (SGK Lịch Sử 7 – trang 66).

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400)

1. Sự thành lập nhà Trần

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, họ Trần từng bước thâu tóm quyền hành.

- Tháng 1/1226, Lý Chiêu Hoàng buộc phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh (minh họa)

2. Tình hình chính trị

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Chế độ trung ương tập quyền được củng cố.

+ Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn so với nhà Lý.

+ Cả nước chia thành 12 lộ, phủ; đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã.

- Quân đội:

+ Tiếp tục được hoàn thiện, bao gồm: quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân vương hầu và dân binh các làng xã.

+ Tục thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”.

- Luật pháp:

+ Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật.

+ Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.

- Đối nội: tăng cường quản lí các địa phương, nhất là khu vực miền núi và biên viễn.

- Ngoại giao:

+ Thi hành chính sách hòa hiếu với các vương triều phương Bắc.

+ Thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo với Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,…

3. Tình hình kinh tế, xã hội

a) Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: nhà nước thi hành nhiều chính sách tích cực để phục hồi và phát triển nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp:

+ Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên việc đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến....

+ Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển với nhiều làng nghề, phường nghề…

- Thương nghiệp:  

+ Hoạt động buôn bán diễn ra ở khắp nơi.

+ Các cửa khẩu dọc biên giới và các cửa biển trở thành những nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân các nước đến trao đổi hàng hoá.

b) Tình hình xã hội

- Xã hội tiếp tục có sự phân hóa.

- Lực lượng thống trị (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền.

- Lực lượng bị thống trị:

+ Nông dân cày cấy ruộng đất công làng xã; ngày càng có nhiêu người phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.

+ Số lượng thợ thủ công và thương nhân tăng nhanh

+ Tầng lớp nông nô, nô tì có số lượng khá đông đảo, chuyên phục vụ trong các gia đình quý tộc.

4. Tình hình văn hóa

a) Tư tưởng - văn hóa

- Thời Trần, cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều được coi trọng.

+ Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế.

+ Phật giáo được cả vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Giáo dục

- Quốc Tử Giám được mở rộng.

- Các trường học xuất hiện ở nhiều địa phương.

- Các kì thi Nho học thời Trần được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn.

c) Khoa học - kĩ thuật

- Về sử học:

+ Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kỷ - bộ sử đầu tiên của nước ta.

+ Một số bộ sử khác như: Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc,…

- Về quân sư: có các tác phẩm Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn.

- Trong y học: Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng, nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam.

d) Văn học, nghệ thuật

- Văn học: văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển

+ văn học chữ Hán được sử dụng để sáng tác thơ, phú, hịch, truyện kí,... => phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị.

+ Văn học chữ Nôm phản ánh cuộc sống bình dân.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng như kinh đô Thăng Long (Hã Nội), thành Tây Đô (Thanh Hoá), các lăng mộ vua Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh), tháp Phổ Minh (Nam Định), ...

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thành nhà hồ (Thanh Hóa) được xây dựng vào cuối thế kỉ XIV

- Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình như: chèo, tuồng, hát xẩm, múa rối,...

Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 - 1077)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 - 1407)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

Đánh giá

0

0 đánh giá