Nghe chuông điện thoại của Kreo, H đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý

184

Với giải Luyện tập 2 trang 145 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Luyện tập 2 trang 145 KTPL 11Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong những trường hợp sau:

a. Nghe chuông điện thoại của Kreo, H đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.

b. Vì có tính đa nghi, anh T đã bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.

c. Cô T là người giúp việc của gia đình bà M. Cô thường xuyên giúp bà M gửi thư cho người thân và chưa lần nào tự ý mở những bức thư này ra xem.

d. Hai sinh viên D, V cùng thuê một phòng trọ gần trường để thuận tiện cho việc học tập. Mỗi lần D gọi điện hỏi thăm gia đình, V thường nghe lén vì tính tò mò.

Lời giải:

- Trường hợp a: Hành vi của H tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Trường hợp b: Hành vi anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Trường hợp c: Cô T đã tự giác thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Trường hợp d: Hành vi của V cố tình nghe lén D nói chuyện điện thoại là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Vu khống người khác trên mạnh xã hội.

B. Bịa đặt thông tin sai sự thật về người khác.

C. Trao đổi thông tin với người khác trên facebook.

D. Tự ý xem tin nhắn trên điện thoại của người khác.

Chọn D

Tự ý xem tin nhắn trên điện thoại của người khác là hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Câu 2. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí.

Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.

B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.

C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.

D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.

Chọn B

Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên: từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 3. Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân không dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.

B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.

C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.

D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.

Chọn D

Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá