Theo em, việc làm của A có phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không

279

Với giải Câu hỏi trang 136 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu hỏi trang 136 KTPL 11Theo em, việc làm của A có phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không? Vì sao?

Lời giải:

Việc làm của A không phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vì A đã có hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý/ cho phép của người đó.

Lý thuyết Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định:

+ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật;

+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý;

+ Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp pháp luật quy định và phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục luật định.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | Kinh tế Pháp luật 11

- Mọi người có nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

- Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ, xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá