Với giải Luyện tập 3 trang 142 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Luyện tập 3 trang 142 KTPL 11: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a. Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo đạo mới để được thoát nghèo, để có tiền mua xe, xây nhà. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập đạo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống minh.
Theo em, hành vi của các chủ thể trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không? Vì sao?
Tình huống b. Gia đình anh H theo tôn giáo X từ lâu đời nên khi biết tin anh muốn cưới chị O là người theo tôn giáo G một số người thân của anh đã tỏ thái độ không hài lòng. Họ nhiều lần chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về những người theo tôn giáo G và khuyên anh H nên bỏ chị O để lấy người khác. Bố anh cũng ra điều kiện chỉ cho phép anh và chị O cưới nhau nếu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X giống gia đình mình.
Em hãy cho biết, trong tình huống trên, những hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Vì sao?
Lời giải:
- Tình huống a. Hành vi của nhóm người lạ và ông Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi của nhóm người lạ là mua chuộc, dụ dỗ người dân đi theo tôn giáo mới, khiến người dẫn ảo tưởng về tương lai, rời xa thực tế, sao những công việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hằng ngày. Hành vi của ông Q ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của gia đình, khiến kinh tế sa sút, vợ con sợ hãi, không được thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình.
- Tình huống b. Trong tình huống trên, hành vi tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về người theo tôn giáo G từ những người thân của anh H và hành vi yêu cầu chị – từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X rồi mới đồng ý cho cưới của bố anh H là những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việc tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay về người theo tôn giáo G thể hiện sự thiếu tôn trọng, thái độ kì thị của những người thân trong gia đình anh H đối với tôn giáo G và quyền tự do tôn giáo của chị C. Việc bố anh H yêu cầu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X nổi mới đồng ý cho cưới thể hiện thái độ độc đoán, ép buộc, coi thường quyền tự do tôn giáo. Các hành vi này đều không phù hợp với quy định của pháp luật.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.
B. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.
C. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
D. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
Đáp án đúng là: D
Việc anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Câu 2. Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được
A. tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
B. xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
C. tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
D. tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 3. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều
A. bị xử phạt hành chính.
B. bị phạt cải tạo không giam giữ.
C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Đáp án đúng là: C
Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều bị xử lí theo quy định của pháp luật; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 141 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?...
Luyện tập 2 trang 141 KTPL 11: Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây?...
Luyện tập 3 trang 142 KTPL 11: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:...
Luyện tập 4 trang 142 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: