Với giải Luyện tập 2 trang 141 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Luyện tập 2 trang 141 KTPL 11: Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây?
a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.
b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.
c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.
d. O kiên quyết ngăn cản em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.
Lời giải:
- Trường hợp a. Hành vi của H đúng, thể hiện sự tôn trọng của H đối với lễ hội tín ngưỡng, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này sẽ giúp H nâng cao hiểu biết và có thái độ, xử sự phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương.
- Trường hợp b. Hành vi của N chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này thể hiện thái độ kì thị đối với bạn A nói riêng và những người theo tôn giáo nói chung, gây nên những ảnh hưởng không tốt.
- Trường hợp c. Hành vi của V thể hiện sự văn minh trong ứng xử hằng ngày, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Trường hợp d. Hành vi của O là đúng, không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và giúp phòng ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy ra với em gái mình khi tham gia những tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.
B. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.
C. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
D. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
Đáp án đúng là: D
Việc anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Câu 2. Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được
A. tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
B. xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
C. tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
D. tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 3. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều
A. bị xử phạt hành chính.
B. bị phạt cải tạo không giam giữ.
C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Đáp án đúng là: C
Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều bị xử lí theo quy định của pháp luật; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 141 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?...
Luyện tập 2 trang 141 KTPL 11: Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây?...
Luyện tập 3 trang 142 KTPL 11: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:...
Luyện tập 4 trang 142 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: