Với giải Vận dụng trang 107 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc
Vận dụng trang 107 KTPL 11: Em hãy viết một bài luận về những việc mà bản thân và gia đình đã làm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc và chia sẻ lại với các bạn trong lớp.
Lời giải:
(*) Tham khảo: bài viết “Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân”
Hòa trong không khí hân hoan của những ngày đầu xuân năm mới, các tỉnh, thành trên cả nước đang tích cực và khẩn trương chuẩn bị cho ngày Hội tòng quân. Đây là hoạt động thường niên giúp thế hệ trẻ thể hiện lòng yêu nước, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Nhưng hơn hết, là tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ, chúng ta cần nhận thức được rằng, việc thanh niên nhập ngũ không chỉ là nghĩa vụ với Tổ quốc mà còn là quyền lợi và cơ hội để trưởng thành.
Mỗi thanh niên Việt Nam ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình trách nhiệm đối với cuộc đời và nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Vậy “nghĩa vụ quân sự” là gì? “Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ. Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị”. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại, tương lai mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước - những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Trong kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, lớp lớp thanh niên với khát vọng tự do, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tình nguyện lên đường nhập ngũ với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, cùng với toàn quân, toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khi đất nước hòa bình, Đảng ta đã khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải luôn đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nhiều lĩnh vực trong đó có quốc phòng và an ninh. Là những chủ nhân của đất nước, là cánh tay đắc lực của Đảng chúng ta phải làm gì? “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” Là những người may mắn được hưởng thành quả của thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp, mỗi thanh niên sẵn sàng tham gia quân đội chính là thể hiện nghĩa vụ cao cả và lòng biết ơn sâu sắc với Tổ quốc và dân tộc.
Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng cần tự ý thức được rằng, lên đường nhập ngũ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi và cơ hội để được khẳng định chính mình và trưởng thành. Được học tập, rèn luyện trong quân đội là điều kiện tốt để thanh niên tôi luyện những phẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Có thể nói, môi trường quân đội sẽ giúp thanh niên hình thành và phát triển những phẩm chất mà môi trường khác khó có thể mang lại. Khi mới nhập ngũ, thanh niên phải tuân thủ nghiêm khắc với những quy định, điều lệnh, điều lệ quân đội, phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy. Thực tế, thanh niên bước vào quân đội với nhiều đặc điểm tâm lý khác nhau, họ phải chuyển hóa một cách nhanh chóng theo yêu cầu quân đội. Đó cũng chính là sự thay đổi từ nhận thức, thói quen, ngôn ngữ, cử chỉ, tác phong…. Lý do một số ít bạn trẻ không muốn nhập ngũ vì sợ khổ, sợ vất vả là xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn. Môi trường quân đội với sự nghiêm khắc sẽ giúp cho thanh niên chuyển biến nhanh chóng về mặt nhận thức, đó chính là sự vững vàng về phẩm chất chính trị, về lập trường quan điểm…, từ đó hình thành nên sự đề kháng tốt giúp cho thanh niên luôn có ý thức được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong môi trường quân đội, thanh niên cũng ý thức được vai trò của mình trong các mối quan hệ như đồng chí, đồng đội, tình quân - dân.... Hiếm có môi trường nào mà tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được phát huy cao độ như môi trường quân ngũ. Bên cạnh đó, khi thanh niên vào quân đội cũng được hình thành những phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp theo các lĩnh vực cụ thể, điều đó sẽ làm cơ sở để mỗi quân nhân có thể vận dụng kiến thức vào cuộc sống sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình. Trong môi trường quân đội, những người chỉ huy, vừa là người thầy mẫu mực và đồng thời cũng là những người bạn có thể giúp quân nhân chia sẽ và giải quyết những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống, dần dần hình thành những kinh nghiệm vô cùng quý báu. Những bài học được đúc kết trong môi trường quân ngũ sẽ là hành trang theo suốt cuộc đời của mỗi người để tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, xứng đáng với tên gọi “Bộ đội cụ Hồ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài". Hai năm trong quân ngũ không chỉ là thời gian thực hiện nghĩa vụ mà còn là cơ hội để mỗi thanh niên được trải nghiệm, rèn luyện và trưởng thành. Hãy nhớ rằng để có thể trở thành một người công dân tốt trước tiên hãy học cách là một người lính ưu tú của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.
B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Đáp án đúng là: D
Tham gia các hoạt động thiện nguyện không phải là hành vi thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
Câu 2. Bảo về Tổ quốc là
A. trách nhiệm riêng của nhà nước.
B. nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
C. quyền dân chủ duy nhất của công dân.
D. nghĩa vụ riêng của lực lượng vũ trang.
Đáp án đúng là: B
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
B. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
C. Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
D. Ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Đáp án đúng là: B
- Trong hoạt động bảo vệ Tổ quốc, công dân có nghĩa vụ:
+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc;
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự;
+ Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân;
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc,....
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 107 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?...
Luyện tập 3 trang 107 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: