Bố mẹ P nhận thấy mức bồi thường từ việc thu hồi một phần diện tích đất ở theo quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện

876

Với giải Luyện tập 3 trang 101 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng

Luyện tập 3 trang 101 KTPL 11: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong mỗi tình huống dưới đây:

Tình huống a. Bố mẹ P nhận thấy mức bồi thường từ việc thu hồi một phần diện tích đất ở theo quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện đối với gia đình mình để giải phóng mặt bằng, mở rộng đường giao thông là không hợp lí vì thấp hơn mức quy định của Nhà nước. Cả hai cùng băn khoăn về việc có nên gửi đơn khiếu nại hay không vì diện tích đất bị thu hồi cũng không quá lớn và lo ngại sau khi khiếu nại có thể gặp một số rắc rối, khó khăn.

Nếu em là P, em sẽ khuyên bố mẹ như thế nào?

Tình huống b. Y phát hiện chủ tiệm tạp hoả gần nhà nhiều lần bản pháo nổ và đồ dùng tự quấn pháo nổ cho trẻ em. Y chia sẻ sự việc với O và muốn tố cáo hành vi của chủ tiệm tạp hoá đó với cơ quan công an nhưng lại sợ bị trả thù, sợ người thân gặp nguy hiểm.

Nếu là O, em sẽ khuyên Y như thế nào?

Lời giải:

- Tình huống a. Nếu là P, em sẽ: 

+ Giải thích cho bố mẹ hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, mục đích của việc khiếu nại là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi phát hiện sai phạm mà không khiếu nại là gián tiếp bao che cho những hành vi vi phạm. 

+ Khuyên bố mẹ nên thu thập thông tin và làm đơn khiếu nại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. 

- Tình huống b. Nếu là O, em sẽ: 

+ Giải thích cho Y hiều hành vi của chủ tiệm tạp hoá có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực (ví dụ: nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ,...), hiểu về quyền tố cáo của công dân. 

+ Khuyên Y nên tố cáo hành vi của ông chủ tiệm tạp hoá. Khi thực hiện tố cáo, Y nên chia sẻ lo lắng của bản thân với cán bộ công an và yêu cầu họ giữ bí mật thông tin người tố cáo để đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân của mình.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Trong trường hợp sau, bà M đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?

Trường hợp. Bà M được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 300 mđất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 300 m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà M đã uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

A. Rự mình tiến hành khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

B. Uỷ quyền cho người khác khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính

D. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

Đáp án đúng là: B

Bà M đã thực hiện quyền của công dân về khiếu nại bằng việc uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân?

A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.

C. Thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước.

D. Góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đáp án đúng là: A

Ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân:

+ Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân;

+ Là điều kiện để công dân tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước và xã hội;

+ Là hình thức thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;...

Câu 3. Anh B là Chi cục trưởng Chi cục X chở chị H là nhân viên đi công tác bằng xe mô tô. Trên đường đi, anh B đã vượt đèn đỏ nên bị anh M là cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Vào thời điểm anh M lập biên bản và ra quyết định xử phạt anh B ; cách đó không xa, anh D là tài xế xe taxi bị hành khách trên xe là anh C khống chế, dùng dao đâm vào bụng. Sau khi thoát khỏi xe và kêu cứu, anh D ngã gục xuống đường, lợi dụng lúc này, anh C bỏ chạy. Anh M nhờ người đưa anh D đi cấp cứu còn mình thì truy đuổi anh C. Thấy trong quyết định xử phạt anh B có ghi thêm lỗi đi sai làn đường dù anh B không vi phạm, chị H đã đưa sự việc lên mạng xã hội. Không ngờ hành động của chị H khiến việc anh B bị xử phạt lan truyền rộng rãi dẫn đến uy tín của anh B bị ảnh hưởng. Bức xúc, anh B đã tạo tình huống để chị H mắc lỗi nghiêm trọng rồi dựa vào đó thực hiện quy trình kỉ luật và chị H đã phải nhận quyết định buộc thôi việc. Những ai sau đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo?

A. Chị H và anh B.

B. Chị H và anh D.

C. Anh B, anh D và chị H.

D. Anh M, anh B và anh C.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, chị H và anh B có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo.

Đánh giá

0

0 đánh giá