Theo em, các quy định của pháp luật về quyền của công dân về tố cáo có ý nghĩa gì đối với mỗi công dân

230

Với giải Câu hỏi 2 trang 98 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng

Câu hỏi 2 trang 98 KTPL 11: Theo em, các quy định của pháp luật về quyền của công dân về tố cáo có ý nghĩa gì đối với mỗi công dân và đối với xã hội. Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về tố cáo trong đời sống thực tiễn.

Lời giải:

- Ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền của công dân về tố cáo: 

+ Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; 

+ Tạo điều kiện để công dân thực hiện tốt quyền của bản thân; 

+ Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước và xã hội; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội...

- Ví dụ:

+ Người dân quay clip, chụp lại các hình ảnh gây ô nhiễm môi trường của một cơ sở sản xuất và tố cáo với cơ quan chức năng; 

+ Người dân được cơ quan chức năng khen thưởng vì tố cáo hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý..

Lý thuyết Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

a) Quyền của công dân về khiếu nại

- Người khiếu nại có quyền:

+ Tự mình khiếu nại, nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

+ Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

+ Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

+ Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại, được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm;

+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

+ Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính; rút khiếu nại,...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng | Kinh tế Pháp luật 11

b) Quyền của công dân về tố cáo

- Người tố cáo có quyền:

+ Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

+ Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo,..;

+ Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết, rút tố cáo;

+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

+ Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng | Kinh tế Pháp luật 11

c) Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

- Trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo, công dân có nghĩa vụ sau:

+ Trình bày trung thực nội dung khiếu nại, tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo;

+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;

+ Không lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác....

Đánh giá

0

0 đánh giá