Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào

523

Với giải Câu hỏi 1 trang 82 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Câu hỏi 1 trang 82 KTPL 11: Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào? Theo em, những việc làm đó có ý nghĩa gì đối với mỗi công dân và với xã hội?

Lời giải:

- Trong trường hợp 3, thôn X đã tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền của mình trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng việc tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về các biện pháp xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong đó, anh T đã thực hiện quyền của mình bằng việc đóng góp nhiều ý kiến có giá trị về việc quy hoạch, xây dựng đường giao thông trong thôn cũng như việc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong cuộc họp của thôn.

- Trong trường hợp 4, A đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng việc chủ động tìm hiểu thông tin, phổ biến lại cho các bạn trong lớp, người thân trong gia đình và gửi thư đề xuất một số kiến nghị và mong muốn đối với “Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” khi cơ quan nhà nước tổ chức lấy ý kiến để góp phần bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như các trẻ em khác khi sử dụng internet.

- Những việc làm của các chủ thể trong những trường hợp trên đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân đối với Nhà nước và xã hội. Thông qua những việc làm đó, công dân được trực tiếp thể hiện, đóng góp suy nghĩ, quan điểm, công sức của bản thân vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Nhà nước và xã hội. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để động viên sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội vào tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; xây dựng một xã hội có tổ chức, ổn định, góp phần phát triển đất nước.

Lý thuyết Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

a) Quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

- Công dân có các quyền trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội như:

+ Quyền bình đẳng;

+ Quyền bầu cử đại biểu, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;

+ Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân;

+ Quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật;

+ Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp;...

- Các quyền này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội | Kinh tế Pháp luật 11

b) Nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

- Công dân có các nghĩa vụ trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội như:

+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật;

+ Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc;

+ Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội | Kinh tế Pháp luật 11

Đánh giá

0

0 đánh giá