Giải SGK Công nghệ 7 Bài 15 (Kết nối tri thức): Nuôi cá ao

7.1 K

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 15: Nuôi cá ao sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 7 Bài 15 từ đó học tốt môn Công nghệ 7.

Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 15: Nuôi cá ao

Video giải Công nghệ 7 Bài 15: Nuôi ao cá - Kết nối tri thức

Hoạt động mở đầu trang 73 Công nghệ lớp 7: Ao nuôi cá cần chuẩn bị như thế nào? Khi nuôi cá trong ao cần chú ý những vấn đề gì?

Trả lời:

- Ao nuôi cá cần chuẩn bị trước mỗi lứa nuôi: tháo cạn hoặc bơm cạn nước; vệ sinh đáy ao, xung quanh ao và phơi ao; hút bớt lớp bùn (với ao đất có lớp bùn dày dưới đáy).

- Khi nuôi cá trong ao cần chú ý những vấn đề:

   + Chuẩn bị ao nuôi và cá giống.

   + Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá.

   + Thu hoạch cá nuôi trong ao.
I. Chuẩn bị ao nuôi và cá giống

Phương pháp giải:

Học sinh tự nghiên cứu nội dung mục I.1 và sắp xếp các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá. 

Trả lời:

Tát cạn ao → Bắt sạch cá còn sót lại → Hút bùn và làm vệ sinh ao → Rắc vôi khử trùng ao → Phơi đáy ao → Lấy nước mới vào ao. 

Kết nối năng lực trang 74 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 15.1 và cho biết gia đình và địa phương em thường nuôi cá trong các loại ao nào? Theo em, việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng gì? 

Công nghệ 7 Bài 15: Nuôi cá ao | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Một số loại ao nuôi cá phổ biến: ao đất, ao xây, ao lót bạt và ao nổi, ke bờ.

Việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng: giảm phèn; diệt trừ mầm bệnh, vi khuẩn có hại; tạo nguồn thức ăn cho tôm cá.

Trả lời:

- Địa phương em Ninh Thuận thường nuôi cá trong ao xây và ao nổi, ke bờ.

- Việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng: 

   + Hạ phèn, giảm phèn đáy ao, ngăn ngừa nhiễm phèn xì phèn khi cấp nước vào ao.

   + Diệt tạp, trừ mầm bệnh, vi khuẩn có hại còn tồn tại trong ao từ vụ nuôi trước.

   + Tăng độ pH của đất đáy ao, từ đó giải phóng phốt pho trong trầm tích giúp cho các sinh vật phù du phát triển, tạo nguồn thức ăn cho tôm cá.

Phương pháp giải:

Kĩ thuật chuẩn bị cá giống: chọn cá giống, vận chuyển cá giống, thả cá giống.

Trả lời:

Tóm tắt kĩ thuật chuẩn bị cá giống:

- Chọn cá giống: Cá giống cần đồng đều, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn và có kích cỡ phù hợp. 

- Vận chuyển cá giống: Cá giống được chứa trong các túi nylon hoặc dụng cụ chuyên dùng chứa nước sạch và cung cấp khí oxygen, được vận chuyển đến ao nuôi vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm.

- Thả cá giống: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh sây sát.

II. Chăm sóc và phòng, trị bệnh cho cá

Kết nối năng lực trang 75 Công nghệ lớp 7: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về các loại thức ăn cho cá hiện đang được sử dụng nhiều ở nước ta.

Phương pháp giải:

Các loại thức ăn cho cá hiện đang được sử dụng nhiều ở nước ta: thức ăn tự nhiên, thức ăn tươi sống, thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp.

Trả lời:

Các loại thức ăn cho cá hiện đang được sử dụng nhiều ở nước ta:

- Thức ăn tự nhiên: động vật lẫn thực vật, có sẵn trong tự nhiên biển, sông, ao, hồ,... như thực vật phù du, động vật phù du, các vi khuẩn, mùn đáy, chất vẩn,…

- Thức ăn tươi sống: Các loại cá trê, trắm cỏ, rô phi,... có thể sử dụng thức ăn tươi sống như rau xanh, cá tạp, giun, ốc,... Thức ăn này chỉ cần rửa sạch trước khi chế biến, băm, đập, nghiền nhỏ rồi cho cá ăn ngay khi thức ăn còn tươi. Loại thức ăn này có nhược điểm dễ gây ô nhiễm khi bị thừa và có thể truyền bệnh cho cá nuôi.

- Thức ăn tự chế:  rau cỏ, cá tạp, ốc , thóc ngâm,… phối trộn với các loại bột rồi cho cá ăn.

- Thức ăn công nghiệp: lúa mì, cám gạo; bột ngô; sắn,… 

Phương pháp giải:

Cần phải giảm lượng thức ăn cho cá vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn vì khi đó cá dễ trở nên kém ăn, cần phải giảm lượng thức ăn để không làm thức ăn bị thừa gây ô nhiễm môi trường nước.

Trả lời:

Cần phải giảm lượng thức ăn cho thủy sản vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn vì do các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột khiến cá bị sốc, ngộ độc, giảm sức đề kháng và nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nếu giữ nguyên lượng thức ăn thì sẽ dẫn đến cá trong ao không sử dựng thức ăn triệt để càng làm ô nhiễm thêm môi trường nước, từ đó mắc bệnh và chết hàng loạt.

Khám p trang 75 Công nghệ lớp 7: Theo em, việc bổ sung nước sạch, hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy bơm, máy quạt nước,... có tác dụng gì với cá nuôi? 

Phương pháp giải:

Việc bổ sung nước sạch, hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy bơm, máy quạt nước,… có tác dụng: làm sạch ao nuôi, tăng lượng oxygen giúp cá hô hấp.

Trả lời:

Việc bổ sung nước sạch, hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy bơm, máy quạt nước,… có tác dụng:

- Sục khí oxy vào trong nước giúp môi trường nước ao sạch, trong lành hơn, có nhiều oxygen cho cá hô hấp, phát triển khỏe mạnh nhất có thể.

- Giúp cho ao nuôi trở nên sạch sẽ hơn, có thể thổi được thức ăn thừa khi cho thủy sản ăn nổi lên mặt nước giúp hỗ trợ cho việc dọn vệ sinh ao nuôi.

- Giúp giảm được nhiều chi phí vận hành, cải thiện hiệu quả sản xuất và tăng năng suất trong quá trình sử dụng trong việc nuôi cá. 

Khám phá trang 76 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 15.6, hãy nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh cho cá.

Công nghệ 7 Bài 15: Nuôi cá ao | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Học sinh tự tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh sau cho cá: 

- Hình 15.6a: Cá chép bị bệnh tuột vảy, xuất huyết do virus.

- Hình 15.6b: Cá mè bị bệnh đốm đỏ do trùng mỏ neo. 

- Hình 15.6c: Cá rô phi bị chướng bụng do thức ăn chất lượng kém.

- Hình 15.6d: Cá trắm cỏ bị bệnh loét đỏ mắt do nhiễm khuẩn.

Trả lời:
Công nghệ 7 Bài 15: Nuôi cá ao | Kết nối tri thức (ảnh 3)
III. Thu hoạch nuôi cá trong ao
Phương pháp giải: 

Hình thức thu tỉa: đánh bắt bớt những con đạt kích cỡ thương phẩm.

Trả lời:

- Hình thức “thu tỉa” được áp dụng trong trường hợp: Khi cá lớn, mật độ cá nuôi dày,

- Ý nghĩa: Nhằm giảm mật độ đàn cá nuôi trong ao bằng hình thức kéo lưới, lọc con to đem bán trước, con nhỏ để nuôi thêm.

Phương pháp giải:

Khi cá trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch cá bằng nhiều loại dụng cụ sao cho phù hợp.

Trả lời:

Một số dụng cụ thường được sử dụng để thu hoạch cá: lưới đánh cá, vợt cá, nơm, lồng bát quái đánh bắt cá, thuyền, rổ lọc cá giống, dớn.
IV. Đo nhiệt độ và độ trong của nước ao nuôi

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 trang 78 Công nghệ lớp 7: Trình bày các bước trong quy trình kĩ thuật nuôi cá trong ao.

Phương pháp giải:

Các bước trong quy trình kĩ thuật nuôi cá trong ao: Chuẩn bị ao nuôi cá → Chuẩn bị cá giống → Chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá → Thu hoạch cá nuôi trong ao.

Trả lời:

Các bước trong quy trình kĩ thuật nuôi cá trong ao: 

- Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi cá. 

- Bước 2: Chuẩn bị cá giống.

- Bước 3: Chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá.

- Bước 4: Thu hoạch cá nuôi trong ao.

Luyện tập 2 trang 78 Công nghệ lớp 7: Nêu những điều cần chú ý trong quy trình chăm sóc, thu hoạch cá trong ao.

Phương pháp giải:

Những điều cần chú ý trong quy trình chăm sóc, thu hoạch cá trong ao: 

- Thức ăn và cho cá ăn.

- Quản lí chất lượng nước ao nuôi cá.

- Phòng, trị bệnh cho cá.

- Thu hoạch cá nuôi trong ao.

Trả lời:

- Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá: 

   + Thức ăn và cho cá ăn:

    • Khi mới thả cá, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 30% đến 35%, cỡ khoảng 1 – 2 mm.

    • Khi cá lớn, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 28% đến 30%, cỡ khoảng 3 – 4 mm.

    • Hằng ngày cho cá ăn hai lần vào khoảng 8 – 9 giờ sáng và khoảng 3 – 4 giờ chiều bằng thức ăn viên nổi với lượng thức ăn chiếm từ 3% đến 5% khối lượng cá trong ao. (Vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bẩn, lượng thức ăn giảm đi).

   + Quản lí chất lượng nước ao nuôi cá:

    • Cần bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi hoặc thay nước sạch hàng tuần (ở nơi khó thay nước định kì thi sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch nước ao)

    • Nếu là ao đất, định kì cắt cỏ, vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi, luôn giữ cho nước ao có màu xanh nõn chuối.

    • Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ nhằm cung cấp oxygen cho cả trong ao như máy bơm, máy phun mưa, máy quạt nước,...

   + Phòng, trị bệnh cho cá:

    • Thăm ao hằng ngày, quan sát hoạt động bơi, bắt mỗi, tình trạng sử dụng thức ăn của cá nuôi đề kịp thời điều chỉnh thức ăn, cách cho ăn, chất lượng nước ao.

    • Khi thấy có hiện tượng bất thường cần quan sát và nhanh chóng đưa phương án xử lí. (Ví dụ: Khi thấy hiện tượng cá ngạt, nỗi đầu cần bật ngay máy quạt nước hoặc máy bơm, máy phun mưa,...

    • Khi thấy cá có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với kĩ sư thuỷ sản để được tư vấn và xử lí bệnh kịp thời).

- Thu hoạch cá nuôi trong ao:

    • Khi cá trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch.

    • Cá thu hoạch được đưa vào dụng cụ chứa nước sạch có cung cấp khí oxygen, vận chuyển đến nơi chế biến, tiêu thụ ngay trong ngày.

Phương pháp giải:

Có hai hình thức thu hoạch cá nuôi trong ao:

- Thu tỉa: Áp dụng khi cá lớn, mật độ cá nuôi dày.

- Thu toàn bộ: Áp dụng khi đa số cá nuôi trong ao đạt kích cỡ thương phẩm.

Trả lời:

Có hai hình thức thu hoạch cá nuôi trong ao:

- Thu tỉa: Áp dụng khi cá lớn, mật độ cá nuôi dày, có thể đánh bắt bớt những con đạt kích cỡ thương phẩm nhằm giảm mật độ đàn cá nuôi trong ao bằng hình thức kéo lưới, lọc con to đem bán trước, con nhỏ để nuôi thêm.

- Thu toàn bộ: Áp dụng khi đa số cá nuôi trong ao đạt kích cỡ thương phẩm  thi tiến hành bơm, tháo cạn bớt 1/3 lượng nước, dùng lưới kéo từ 2 đến 3 mẻ lưới vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó tát cạn và bắt sạch cá.

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 3

Bài 14: Giới thiệu về thủy sản

Bài 16: Thực hành: Lập kế hoạch nuôi cá cảnh

Ôn tập chương 4

Đánh giá

0

0 đánh giá