Giải Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học

2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Phân bón hóa học lớp 9.

Giải bài tập Hóa học lớp 9 Bài 11: Phân bón hóa học

Câu hỏi và bài tập (trang 39 sgk Hóa học lớp 9)

Bài 1 trang 39 sgk hóa học 9: Có những loại phân bón hóa học: 

a) Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón nói trên.

b) Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép.

c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép?

Phương pháp giải:

a) Đọc tên = tên cation + tên gốc anion

b) phân bón đơn: là phân bón chỉ chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng

+ Phân đạm: chỉ chứa nguyên tố N

+ phân lân: chỉ chứa nguyên tố P

+ phân kali: chỉ chứa nguyên tố K

- phân bón kép: là loại phân chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên

c) Ta trộn phân phân bón đơn chứa nguyên tố N, P, K theo một tỉ lệ nhất định.

Lời giải: 

a) KCl: kali clorua

NH4NO3: amoni nitrat

NH4Cl:  amoni clorua

(NH4)2SO4: amoni sunfat

Ca3(PO4)2:  canxi photphat

Ca(H2PO4)2: canxi đihidrophotphat

(NH4)2HPO4: điamoni hiđrophotphat

KNO­3: kali nitrat

b)

-Nhóm phân bón dạng đơn

+ phân đạm: NH4NO,NH4Cl, (NH4)2SO4

+ phân lân: Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2

+ phân kali: KCl

- Nhóm phân bón dạng kép: (NH4)2HPO,KNO­3

c) Để có phân bón kép NPK ta trộn các phân bón NH4NO, (NH4)2HPOvà KCl theo một tỉ lệ nhất

Bài 2 trang 39 sgk hóa học 9: Có 3 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân supephotphat (phân lân) Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.
Phương pháp giải:
Dùng dung dịch Ca(OH)2 làm thuốc thử để nhận biết.
Lời giải:

Dùng dung dịch Ca(OH)2 làm thuốc thử để nhận biết.

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào mẫu thử của dung dịch các loại phân bón trên và đun nhẹ:

- Nếu có khí mùi khai NH3 thoát ra là NH4NO3

2NH4NO3 + Ca(OH)2 t0 Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O

- Nếu có kết tủa xuất hiện là Ca(H2PO4)2

2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2↓ + 4H2O

- Không có hiện tượng gì là KCl.

Bài 3 trang 39 sgk hóa học 9: Một người làm vườn đã dùng 500 g (NH4)2SO4 để bón rau.

a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?

b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.

c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.

Lời giải:

a) Nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng trong phân bón (NH4)2SO4 là nitơ.

b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố N trong (NH4)2SO4

Giả sử có 1 mol (NH4)2SO4

m(NH4)2SO4=132.1=132g

mN=2.14.1=28g

%N=28132.100%=21,21%

c)

Cách 1:

Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau:

mN=500100.21,21=106,05g N

Cách 2: 

Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau:

Trong 132 gam (NH4)2SO4 có 28 gam N

Trong 500 gam (NH4)2SO4 có x gam N

x=28.500132=106 gam N

                                                        Lý thuyết  Bài 11: Phân bón hóa học

I. Phân bón hóa học là gì?

Giải Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học (ảnh 1)

1. Khái niệm

- Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

- Các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,…

2. Thành phần của thực vật

Giải Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học (ảnh 2)

- Nước 90%

- Chất khô 10% gồm C, H, O, N, K, Mg, S và các nguyên tố vi lượng B, Cu, Zn, Fe, Mn.

3. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật

- Nguyên tố C, H, O: tạo nên gluxit (đường, tinh bột, xenlulozơ) của thực vật nhờ quá trình quang hợp.

- Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh

- Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.

- Nguyên tố K: kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.

- Nguyên tố S: tổng hợp nên protein.

- Nguyên tố Ca và Mg: giúp cây sinh sản chất diệp lục.

- Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật (dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây).

II. Những phân bón hóa học thường dùng

1. Phân bón dạng đơn (chứa một nguyên tố dinh dưỡng)

a) Phân đạm (chứa N):

- Ure CO(NH2)2 , tan trong nước, chứa 46% nitơ.

- Amoni nitrat NH4NO3, tan trong nước, chứa 35% nitơ.

- Amoni sunfat (NH4)2SO4, tan trong nước, chứa 21% ni tơ.

b) Phân lân (chưa P):

- Photphat tự nhiên chứa Ca3(PO4), không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.

- Supephotphat, thành phần chính là Ca(H2PO4)2, tan trong nước.

c)Phân kali (chứa K):

KCl, K2SO4,… đều dễ tan trong nước.

2. Phân bón dạng kép (chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng)

a) Phân NPK, chứa {NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl}.

b) Phân amophot, chứa {NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4}.

3. Phân bón vi lượng: chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất.

Sơ đồ tư duy: Phân bón hóa học

Giải Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học (ảnh 3)

Đánh giá

0

0 đánh giá