Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc

4.6 K

Với giải Câu hỏi trang 121 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

Câu hỏi trang 121 Địa Lí 11: Đọc thông tin và quan sát hình 25.1, hãy: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

Lời giải:

a) Địa hình, đất

- Ảnh hưởng:

+ Miền Tây: có nhiều khó khăn đối với giao thông và sản xuất, chỉ ở một số nơi có điều kiện để phát triển rừng và chăn nuôi gia súc.

+ Miền Đông: có nhiều thuận lợi để phát triển các vùng nông nghiệp trù phú.

b) Khí hậu

- Ảnh hưởng: Khí hậu tạo điều kiện cho Trung Quốc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.

c) Sông, hồ

- Ảnh hưởng:

+ Sông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, là nguồn thủy năng lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.

+ Các hồ là nơi dự trữ nguồn nước ngọt quan trọng và có nhiều giá trị đối với nông nghiệp và du lịch.

d) Biển

- Ảnh hưởng: Tài nguyên biển tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác và đánh bắt thủy sản, công nghiệp chế biến, du lịch,…

e) Sinh vật

- Ảnh hưởng: Rừng cung cấp gỗ, nhiều dược liệu quý và tạo tiềm năng để phát triển du lịch.

g) Khoáng sản

- Ảnh hưởng: Tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp, giao thương với các nước và khu vực trên thế giới.

Lý thuyết Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Địa hình, đất

♦ Địa hình Trung Quốc đa dạng, lấy kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới, có thể chia thành hai miền: miền Đông và miền Tây.

- Miền Tây:

+ Có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao, đồ sộ; xen lẫn là các bồn địa và cao nguyên; ngoài ra còn có nhiều hoang mạc lớn. Đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc. 

+ Miền Tây có nhiều khó khăn đối với giao thông và sản xuất, chỉ ở một số nơi có điều kiện để phát triển rừng và chăn nuôi gia súc.

- Miền Đông:

+ Gồm các đồng bằng châu thổ rộng lớn như: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam... có đất phù sa sông màu mỡ và đồi núi thấp. 

+ Miền Đông có nhiều thuận lợi để phát triển các vùng nông nghiệp trù phú.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

2. Khí hậu

- Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, khu vực phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới. Khí hậu phân hóa rõ rệt.

+ Miền Tây có khí hậu lục địa khô hạn, lượng mưa ít, nhiệt độ chênh lệch khá lớn giữa ngày đêm và các mùa.

+ Miền Đông có khí hậu gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ và lạnh khô vào mùa đông.

+ Trên các núi và sơn nguyên cao có kiểu khí hậu núi cao, mùa đông lạnh, mùa hạ mát.

- Khí hậu tạo điều kiện để Trung Quốc đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.

3. Sông, hồ

- Sông:

+ Có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang, Hắc Long Giang.... Ở hạ lưu sông bồi đắp nên các đồng bằng lớn.

+ Phần lớn sống có hướng tây đông, lưu lượng nước lớn nên thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. 

+ Các sông còn là nguồn thuỷ năng lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.

- Trung Quốc có nhiều hồ lớn như: Động Đình, Thái Hồ,… là nơi dự trữ nguồn nước ngọt quan trọng và có nhiều giá trị đối với nông nghiệp và du lịch.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

4. Biển

- Vùng biển rộng và có các ngư trường lớn.

- Đường bờ biển dài khoảng 9000 km với nhiều vịnh biển sâu, nhiều bãi biển đẹp... tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế biển.

5. Sinh vật

- Rừng tự nhiên có diện tích lớn, chiếm 19 % diện tích lãnh thổ. 

+ Rừng lá kim, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm phân bố nhiều ở miền Đông; 

+ Thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc ở miền Tây.

- Trong rừng có nhiều loài động vật quý, có giá trị như: báo gấm, sói xám, voọc mũi hếch vàng, gấu trúc,...

- Rừng cung cấp gỗ, nhiều dược liệu quý và tạo tiềm năng để phát triển du lịch.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

6. Khoáng sản

- Khoáng sản đa dạng, phong phú, nhiều loại có trữ lượng lớn. 

+ Than chiếm khoảng 13 % trữ lượng của thế giới, tập trung nhiều ở Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung. 

+ Quặng kim loại màu như: von-phram, thiếc và đất hiếm có trữ lượng đứng đầu thế giới, tập trung chủ yếu ở phía đông nam. 

+ Quặng kim loại đen như: sắt, man-gan,... phân bố chủ yếu ở phía đông bắc và rải rác ở một số nơi khác. 

+ Khoáng sản phi kim loại, như: phốt-pho, lưu huỳnh, cao lanh,... phân bố ở nhiều nơi.

- Tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp.

Đánh giá

0

0 đánh giá