Dựa vào bảng số liệu 26.5, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc

2.3 K

Với giải Luyện tập 2 trang 145 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 26: Kinh tế Trung Quốc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Luyện tập 2 trang 145 Địa Lí 11: Dựa vào bảng số liệu 26.5, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc, giai đoạn 2005 - 2020. Từ đó rút ra nhận xét.

Dựa vào bảng số liệu 26.5 hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất nhập khẩu

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng số liệu 26.5 hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất nhập khẩu

- Nhận xét:

+ Giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2020 tăng liên tục qua các năm.

+ Giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu, Trung Quốc là quốc gia xuất siêu.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh nào sau đây?

A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.

B. Lực lượng lao động kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.

C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.

Chọn A

Trung Quốc sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp như: vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng,…

Câu 2. Việc hình thành các đặc khu kinh tế và các khu chế xuất nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Phát huy các thế mạnh về tự nhiên và đa dạng hóa các sản phẩm.

B. Phân bố lại nguồn lao động, tạo ra hàng hóa đa dạng để xuất khẩu.

C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ hiện đại.

D. Thu hút nguồn lao động chất lượng, hình thành dải đô thị ven biển.

Chọn C

Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất và mở cửa, cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất này nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại -> Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và nền kinh tế của Trung Quốc, một bước tiến để sớm hoàn thành hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Câu 3. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở

A. miền Tây.

B. miền Đông.

C. miền Bắc.

D. miền Nam.

Chọn B

Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông với một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu như Bắc Kinh, Thanh Đảo, Tế Nam, Thượng Hải, Hàng Châu,…

Đánh giá

0

0 đánh giá