Xác định trên hình 17.2 một số sân bay, cảng biển của Hoa Kỳ

507

Với giải Câu hỏi trang 82 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ

Câu hỏi trang 82 Địa Lí 11: Xác định trên hình 17.2 một số sân bay, cảng biển của Hoa Kỳ.

Đọc thông tin, hãy trình bày sự phát triển của ngành dịch vụ Hoa Kỳ (ảnh 2)

Lời giải:

- Một số sân bay, cảng biển của Hoa Kỳ:

+ Sân bay: Niu Y-oóc, Pít-xbớc, Đi-tơ-roi, Si-ca-gô, Can-dat Xi-ti, Mem-phít, Át-lan-ta, Mai-a-mi, Niu Oóc-lin, Hiu-xtơn, Đa-lát, Xít-tơn, Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét, Xan Đi-a-gô, Ha-oai, A-lát-ca.

+ Cảng biển: Xan Phran-xi-xcô, Xan Đi-a-gô, Lốt An-giơ-lét, Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Mai-a-mi, Ban-ti-mo, Phi-la-đen-phi-a, Niu Y-oóc, Bô-xtơn.

Lý thuyết Các ngành kinh tế

1. Dịch vụ

♦ Tình hình phát triển chung:

Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP và thu hút lực lượng lao động đông đảo nhất Hoa Kỳ. Năm 2020, dịch vụ chiếm 80,1% GDP và trên 80% lực lượng lao động xã hội.

- Khu vực dịch vụ đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực.

♦ Một số ngành tiêu biểu:

Giao thông vận tải hiện đại bậc nhất thế giới và trải rộng trên khắp lãnh thổ với đầy đủ các loại hình.

+ Đường ô tô: đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển đường bộ. Hoa Kỳ có khoảng 6,5 triệu km đường ô tô, trong đó hệ thống đường cao tốc dài khoảng 80 nghìn km; mạng lưới đường ô tô phủ khắp các khu vực.

+ Đường sắt: chuyên chở hơn 30 % lượng hàng hóa trong nước. Tổng chiều dài lớn nhất thế giới (hơn 250 nghìn km); hệ thống đường rất hiện đại, tự động hoá cao và phân bố khắp đất nước.

Đường sông, hồ:  dài trên 41 nghìn km, chủ yếu ở hệ thống sông: Mi-xi-xi-pi, Ngũ Hồ và hệ thống sông ven biển. Trong đó, hệ thống sông Mi-xi-xi-pi chiếm tỉ trọng lớn trong vận chuyển hàng hóa.

+ Đường biển: có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Đội tàu biển lớn, công suất lớn hàng đầu thế giới. Các cảng biển lớn là: Niu Oóc-lin, Lốt An-giơ-lét, Hiu-xtơn, Xan Phran-xi-cô, Phi-la-đen-phi-a,...

Đường hàng không: vận chuyển khối lượng hành khách rất lớn (khoảng 1 tỉ lượt người Đường hàng không mỗi năm). Hoa Kỳ có hơn 19 nghìn sân bay (nhiều nhất thế giới); các sân bay lớn là: Át-lan-ta, Lốt An-giơ-lét, Đa-lát,...

Ngành bưu chính viễn thông phát triển mạnh. 

+ Đứng hàng đầu thế giới và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hoa Kỳ có nhiều vệ tinh nhất thế giới và đã thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước. 

+ Tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp ven Thái Bình Dương.

Du lịch có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2019, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 2,6 % GDP với hơn 79,5 triệu lượt khách đến.

- Thương mại:

+ Ngoại thương phát triển mạnh. Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn, thị trường rộng khắp toàn cầu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: đậu tương, ngô, hoa quả, hóa chất, thiết bị giao thông vận tải, thiết bị thông tin, dược phẩm, hàng tiêu dùng,... và nhập khẩu chủ yếu là: thuỷ sản, hoa quả, thiết bị công nghiệp, dầu thô,... Các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ là: Trung Quốc, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ,...

Nội thương của Hoa Kỳ phát triển mạnh. Thị trường nội địa lớn nhất thế giới cả về hàng hóa và dịch vụ. Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ,... hàng hóa phong phú, đa dạng, phân bố rộng khắp trong cả nước.

Tài chính:

Thị trường tài chính của Hoa Kỳ thuộc hàng lớn nhất và có sức ảnh hưởng đến toàn cầu. Niu Y-oóc là trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng bậc nhất của Hoa Kỳ. 

+ Đầu tư ra nước ngoài luôn đứng hàng đầu thế giới (hơn 232 tỉ USD, năm 2020).

2. Công nghiệp

♦ Tình hình phát triển chung

- Nền công nghiệp rất phát triển, đóng góp 18,4% vào giá trị GDP (năm 2020). 

- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, nhiều lĩnh vực có trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ cao.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp phân bố tập trung và phát triển sớm ở các bang ven Đại Tây Dương và trung tâm khu vực Đông Bắc.

- Từ cuối thế kỉ XX, nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành và phát triển ở các bang phía nam và ven Thái Bình Dương.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ

♦ Một số ngành tiêu biểu

- Khai thác dầu mỏ:

+ Đứng đầu thế giới, sản lượng khai thác hơn 4,1 tỉ thùng dầu thô (năm 2020). 

+ Việc khai thác tập trung chủ yếu ở: bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô và bán đảo A-lát-xca….

- Sản xuất điện nguyên tử đứng hàng đầu thế giới. Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, đặc biệt là năng lượng mặt trời.

- Công nghiệp điện tử - tin học:

+ Phát triển mạnh với các sản phẩm như: chất bán dẫn, bộ vi mạch, thiết bị máy tính đứng thứ hai thế giới. 

+ Ngành này tập trung ở các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, nổi tiếng nhất ở thung lũng Si-li-côn (bang Ca-li-phoóc-ni-a).

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:

+ Có sản phẩm đa dạng, gồm nhóm sản phẩm thể thao, đồ nội thất,...

+ Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất hàng tiêu dùng với một lực lượng lao động có tay nghề cao, đạt giá trị sản xuất lớn, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi.

- Công nghiệp hàng không vũ trụ: 

+ Hoa Kỳ là cường quốc hàng không vũ trụ, đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực: tên lửa, vệ tinh và các lĩnh vực khác liên quan….

+ Các trung tâm hàng không vũ trụ là Xít-tơn và Hiu-xtơn.

- Công nghiệp thực phẩm:

+ Có sản phẩm phong phú (thịt, sữa, đồ uống,...), phát triển mạnh. 

+ Ngành này phân bố tập trung ở các bang như: Ca-li-phoóc-ni-a, I-li-noi, Uyn-xcôn-xin,..

- Một số ngành công nghiệp khác:

+  Công nghiệp hóa chất có nhiều sản phẩm công nghệ cao, phân bố tập trung ở các bang Niu Y-oóc, Niu Giơ-xi, Lu-di-a-na,...

+ Công nghiệp cơ khí giao thông vận tải (ô tô, xe tải, máy bay, tàu thuỷ, thiết bị đường sắt,..) phát triển mạnh, tập trung nhiều ở Mi-si-gân.

+ Công nghiệp luyện kim là ngành truyền thống, tập trung nhiều ở các bang vùng Đông Bắc.

3. Nông nghiệp

♦ Tình hình phát triển chung

- Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD, năm 2020). 

- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trang trại. Các trang trại có quy mô lớn và sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.

♦ Một số ngành tiêu biểu

- Nông nghiệp: 

+ Trồng trọt có sản lượng lớn. Các cây trồng chủ yếu là: lúa mì, ngô, đậu tương, cây ăn quả,... Hoa Kỳ là nước sản xuất ngô và đậu tương đứng đầu thế giới.

+ Chăn nuôi phát triển mạnh, các vật nuôi chủ yếu là: gà, bò, lợn,... Một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.

+ Sản xuất nông nghiệp phân bố tập trung ở vùng phía nam Ngũ Hồ, ven vịnh Mê-hi-cô và ở đồng bằng Trung tâm,...

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ

- Lâm nghiệp: 

+ Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn (sản lượng năm 2020 đạt hơn 400 triệu m3) và xuất khẩu gỗ.

+ Hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.

- Thuỷ sản: 

+ Đánh bắt thuỷ sản phát triển mạnh, sản lượng đạt 4,3 triệu tấn (năm 2020). 

+ Nuôi trồng thuỷ sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp (0,5 triệu tấn, năm 2020) nhưng đang có xu hướng tăng lên.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ

Đánh giá

0

0 đánh giá