Đọc thông tin, quan sát hình 17.1, 17.2, hãy: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ

707

Với giải Câu hỏi trang 80 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ

Câu hỏi trang 80 Địa Lí 11: Đọc thông tin, quan sát hình 17.1, 17.2, hãy: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ.

Cho biết những biểu hiện để chứng tỏ Hoa Kỳ có nền kinh tế hàng đầu (ảnh 2)

Lời giải:

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt đến ngưỡng giới hạn với ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất với 80,1% năm 2020, công nghiệp - xây dựng chưa đến 20 % và nông nghiệp chỉ quanh mức 1%.

Lý thuyết Nền kinh tế hàng đầu thế giới

♦ Biểu hiện của sự phát triển:

- GDP của Hoa Kỳ luôn ở mức cao trên thế giới. Năm 2020, GDP đạt gần 21 nghìn tỉ USD (chiếm gần 1/4 GDP toàn thế giới). GDP bình quân đầu người đạt khoảng 63 593 USD (năm 2020).

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ

- Trình độ phát triển kinh tế của Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới với nhiều ngành kinh tế có hàm lượng khoa học - công nghệ và năng suất lao động cao. Nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

- Hoa Kỳ có nhiều trung tâm tài chính, kinh tế lớn trên thế giới.

- Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ lớn, chiếm 8,5% toàn thế giới (2020). Hoa Kỳ là nước dẫn đầu thế giới về trao đổi thương mại tài sản trí tuệ.

- Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt đến ngưỡng giới hạn.

Lý thuyết Địa Lí 11 Cánh diều Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ

♦ Nguyên nhân phát triển:

- Vị trí địa lí cách xa các trung tâm xung đột lớn nên không bị tàn phá về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất bởi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai. 

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

- Nguồn lao động động và có trình độ kĩ thuật, nhiều lao động có trình độ cao.

- Chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D); có chính sách bảo vệ nhà sản xuất, người tiêu dùng.

- Chú trọng sử dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển mạnh nền kinh tế tri thức và tham gia sớm vào quá trình toàn cầu hoá.

- Có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với nhu cầu tiêu dùng cao và tăng mạnh.

Đánh giá

0

0 đánh giá