Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 26 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.
Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 26
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 (Đề 1)
Đề bài:
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
1. Trống đồng Đông Sơn
(Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn … nhảy múa.”, sách TV4, tập 2 - trang 17)
2. Sầu riêng
(Đoạn từ “Sầu riêng … trổ vào cuối năm.”, sách TV4, tập 2 - trang 34)
3. Hoa học trò
(Đoạn từ “Mùa xuân … bất ngờ dữ vậy.”, sách TV4, tập 2 - trang 43)
4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
(Đoạn từ “Em cu Tai … vung chày lún sân.”, sách TV4, tập 2 - trang 48)
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.
2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.
- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.
3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.
- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.
4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.
- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm
5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm
- Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.
II. Đọc thầm
Vùng đất duyên hải
Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.
Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.
Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.
Theo Tạp chí Du lịch
Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:
Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)
ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
duyên hải quanh năm nắng gió.
ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên.
ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ
Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là: (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.
Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?
Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.
Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:
….. tính từ. Đó là từ: ………………………
Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là: (Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)
Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.
Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi………không ra mồ hôi”.
Em hãy tìm và ghi lại:
- Từ láy là động từ: …………………………
- Từ láy là tính từ: …………………………..
Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe - đọc) Thời gian: 15 phút
Bài “Bãi ngô” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 30; 31)
Viết đầu bài và đoạn “Thế mà chỉ ít lâu sau … làn áo mỏng óng ánh.”
II. Tập làm văn Thời gian: 40 phút
Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thầm (5 điểm) Mỗi câu đúng: 0,5 điểm.
Câu 1. duyên hải quanh năm nắng gió.
Câu 2. Đ; S; Đ
Câu 3. sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Câu 4
Câu 5. Tham khảo: Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ.(0,5 điểm)
Học sinh có thể viết 1 câu nhưng yêu cầu nêu tên và đặc điểm, tính chất của thắng cảnh.
Câu 6. 2 tính từ là mênh mông, giống (Tự điển Việt Nam)
Câu 7. Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
Câu 8. Trả lời: Các từ láy là: động từ: rong ruổi Tính từ: mát mẻ
Câu 9.
Câu 10. Lan hiền lành, thân thiện với bạn bè.
Đôi mắt bạn Lan to và sáng.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
II. Tập làm văn (5 điểm)
Tham khảo:
Đầu xuân, những cơn gió rét buốt thưa dần. Vòm trời cao hơn, rọi muôn tia nắng mới xuống trần gian như đem tới hơi ấm diệu kì, đánh thức những nụ đào e ấp. Những nụ đào tỉnh giấc, bung xòe muôn bông hoa hồng phai rực rỡ. Cây đào trước sân nhà tôi vì thế mà được thay áo mới, một chiếc áo đẹp lạ kì.
Trong chiếc sứ màu đỏ gạch có khắc dòng chữ uốn lượn “Chúc mừng năm mới”, cây đào nhà tôi mọc cong cong rồi vươn thẳng tạo thành hình một đuốc hoa rực rỡ. Thân đào to bằng bắp tay người lớn, uốn cong theo từng đường, lại khoác lớp vỏ nâu đen xù xì giống y như một chú rắn với tư thế bay lên. Nhưng chú rắn đặc biệt này chẳng trơn bóng láng mịn, chú ta có nhiều đôi cánh. Đó chính là vô vàn những cành lớn nhỏ của đào. Cành đào mọc quanh từ gốc tới ngọn, cành dưới gốc mập mạp hơn, cành trên ngọn gầy guộc hơn. Những bác trồng đào đã khéo léo uốn cho các cành cùng một dáng, hướng lên trên như đón nắng mới, hứng lộc xanh của đất trời.
Đào mùa này rất ít lá. Những lá đào xanh nhạt, nhỏ xíu như lá mơ. Sắc màu bao phủ cây đào chính là vẻ hồng phai tươi tắn của nó. Năm cánh đào nhỏ, mọc chụm lại giữa nhụy hoa vàng tạo nên những bông đào xinh xinh y như muôn ngôi sao lấp lánh. Dưới nắng xuân, cánh đào càng mịn màng, rực rỡ. Đào nở vào mùa xuân, chọn thời khắc đẹp nhất trong năm để đua nở, phải chăng đào đã lén gói ghém sắc hồng của đôi môi, đôi má người thiếu nữ vào cánh hoa của mình? Nhiều nụ xanh e ấp cũng hệt người thiếu nữ e thẹn. Có lẽ, nụ đào kia lại đợi nắng mai mới hé nở. Cây đào nhà tôi không chỉ rực rỡ với sắc xanh của nụ, sắc hồng của hoa mà nó còn được điểm tô bởi những vật trang trí. Bố tôi treo một dây đèn be bé với rất nhiều bóng đen muôn màu. Mỗi tối, cây đào phát sáng lấp lánh với đủ sắc xanh đỏ tím vàng. Chị em tôi tren những chiếc lồng đèn, những câu đối đỏ, những phong bao lì xì nho nhỏ lên khắp cành.
Có lẽ, với mỗi tổ ấm đất Việt, ngày Tết thiếu đào là thiếu tất cả. Đào ngày xuân lúc nào cũng đâm chồi, nảy lộc, ra hoa như một điều không thể quên để người Việt đón Tết và cũng như để chúc con người một năm mới bình an.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 (Đề 2)
Đề bài:
Câu 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n:
Từ xa nhìn ...ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng ...ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ...ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp ...õn là hàng ngàn ánh ...ến trong xanh. Tất cả đều ...óng ...ánh ...ung ...inh trong ...ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn ...ũ ...ũ bay đi bay về, lượn ...ên ...ượn xuống.
Câu 2. Điền vào chỗ trống tiếng có vần in hoặc inh:
- lung ..............
- thầm ..........
- giữ ................
- lặng ..........
- bình ..............
- học.............
- nhường ...........
- gia.............
- rung ................
- thông..........
Câu 3. Đánh dấu X vào ☐ trước câu kể Ai là gì?. Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nêu nhận định về sự vật).
Câu |
Dùng để giới thiệu |
Dùng để nêu nhận định |
x Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. ☐ Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. ☐ Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. ☐ Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882 ☐ Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông. |
X ... |
... |
☐ Ông Năm là dân ngụ cư của làng này ☐ Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng. |
... |
... |
☐ Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. ☐ Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. |
... |
... |
Câu 4. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? em vừa tìm được.
Câu 5. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?.
Đáp án
Câu 1.
Điền vào chỗ trống l hoặc n
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
Câu 2.
Điền vào chỗ trống tiếng có vần in hoặc inh
- lung linh
- thầm kín
- giữ gìn
- lặng thinh
- bình minh
- học sinh
- nhường nhịn
- gia đình
- rung rinh
- thông minh
Câu 1. Đánh dấu X vào trước câu kể Ai là gì?. Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật).
Câu |
Dùng để giới thiệu |
Dùng để nêu nhận định |
x Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. x Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. x Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. ☐ Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882 ☐ Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông. |
X X |
X |
x Ông Năm là dân ngụ cư của làng này ☐ Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng. |
X |
|
☐ Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. x Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. |
X |
Câu 2. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? em vừa tìm được.
a) (CN) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. (VN)
(CN) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nộ. (VN)
b) (CN) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (VN)
c) (CN) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. (VN)
Câu 3. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?
Khi chúng tôi đến, Hà đang nằm trong phòng. Ba mẹ Hà mở cửa đón chúng tôi. Chúng tôi lễ phép chào hai bác. Thay mặt nhóm bạn, tôi nói với hai bác:
Thưa hai bác, hôm nay nghe tin Hà bị ốm, chúng cháu đến thăm Hà. Cháu xin giới thiệu với hai bác: Đây là bạn Dũng. Bạn Dũng là lớp trưởng lớp cháu. Bạn Dũng học giỏi lắm đấy ạ! Còn đây là bạn Dung - chim sơn ca của lớp cháu. Còn cháu là Lê, cháu ngồi cùng bàn và là bạn thân của Hà ạ.
Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30