Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 25

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 25 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1. Gạch dưới nhũng từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây:

Gan dạ, thân thiết, hoà thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tuỵ, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.

Câu 2. Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa:

M: hành động dũng cảm

................ tinh thần.................

............... xông lên...................

................ người chiến sĩ............

................ nữ du kích.................

................... em bé liên lạc..........

................. nhận khuyết điểm.........

................. cứu bạn....................

.................. chống lại cường quyền...........

..................trước kẻ thù.............

................... nói lên sự thật........

Câu 3. Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B:

A

B

gan dạ

(chống chọi) kiên cường, không lùi bước

gan góc

gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì

gan lì

không sợ nguy hiểm

Câu 4. Điền từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một......... rất..........

Tuy không chiến đấu ở............. , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức.....

Anh đã hi sinh, nhưng.......... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

Câu 5. Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.

a) Vườn nhà em có một cây hồng nhưng không biết trồng từ năm nào.

b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cùng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

Câu 6. Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng hoặc cây hoa mai, cây dừa.

a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c) Đầu xóm có một cây dừa.

Câu 7. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:

a) Cây đó là cây gì?

b) Cây được trồng ở đâu?

c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào)?

d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào ?

Câu 8. Dựa vào các câu trả lời trên, viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.

Đáp án

Câu 1. Gạch dưới những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây:

Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bao gan, quả cảm.

Câu 2. Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa:

M: hành động dũng cảm

................. tinh thần dũng cảm

Dũng cảm xông lên............

.......... người chiến sĩ dũng cảm

.......... nữ du kích dũng cảm

.......... em bé liên lạc dũng cảm

Dũng cảm nhận khuyết điểm....

Dũng cảm cứu bạn..............

Dũng cảm chống lại cường quyền

Dũng cảm trước kẻ thù........

Dũng cảm nói lên sự thật.....

Câu 3. Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Câu 4. Điền từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

Câu 5. Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.

a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.

Cách mở bài trực tiếp giới thiệu ngay cây hoa cần tả.

b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

Cách mở bài gián tiếp, nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.

Câu 6. Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho Bài văn tả cây phượng hay cây hoa mai hoặc cây dừa.

a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c) Đầu xóm có một cây dừa.

a) Sân trường em rất rộng, lát xi măng bằng phẳng, là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân còn có những bồn hoa lúc nào cũng xanh tốt, ong bướm đua nhau rập rờn bên những bông hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường, ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. Bạn nào cũng yêu quý cây phượng.

b) Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Đó cũng chính là một vườn hoa nhỏ do mẹ chăm sóc từng ngày. Mẹ trồng rất nhiều hoa, nào hồng, nào cúc, nào hướng dương. Em cũng góp vào vài cụm mười giờ. Riêng ba em thì luôn chăm chút cây hoa mai. Mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc.

c) Đường vào xóm nơi em ở rất khó tìm bởi nó ngoằn ngèo, bên cạnh đó lại có những vườn rau trái khiến người lạ rất dễ lạc lối. Có lẽ vì thế mà một bác nào đó đã trồng lên một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa như ngọn hải đăng, dẫn lối, chỉ đường cho khách lạ và như một người bạn thân quen đối với người trong xóm.

Câu 7. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết.

a) Cây đó là cây gì?

Cây quất.

b) Cây được trồng ở đâu?

Cây được trồng trong một chậu hoa to, rất đẹp.

c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào)?

Cây do ba em mua về chưng Tết.

d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào?

Trái vàng, trái đỏ chi chít trĩu cành.

Câu 8. Dựa vào các câu trả lời trên, em hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.

Tết năm nay, ngoài hoa mai vàng đang rực rỡ khoe sắc trước sân nhà, ba mẹ tôi còn mua thêm một chậu quất về chưng Tết. Tôi nhớ hôm đó là chiều hai mươi tám Tết, ba tôi chở chậu quất về. Cây quất nhỏ thôi nhưng có không biết bao nhiêu là trái, trái vàng, trái đỏ lúc lỉu trĩu cành, xen lẫn vào màu lá xanh um trông thật thích mắt.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 (Đề 2)

Đề bài:

Câu 1. Điền vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không................... tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ải lên men. Chẳng biết mưa từ bao............ mà thân cây thông dại trắng mốc, nứt nẻ,........ dầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoèo. Trời đứng ......... nhưng đâu đó vẫn âm âm một thứ tiếng vang rền, không thật rõ......... Hay là gió đã nổi lên ở khu............. phía bên kia?

Câu 2. Điền vào chỗ trống vần ên hoặc ênh:

- Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh

M..... mông sóng biển, L..... đ...... mạn thuyền.

Sớm chiều, nước xuống triều l.......

Cực thân từ thuở mới l........ chín mười

- Cái gì cao lớn l....... kh.........

Đứng mà không tựa ngã k...... ngay ra?

Câu 3. Đọc các câu sau Đánh dấu X vào ☐ trước câu kể Ai là gì? Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.

a) ☐ Ruộng rẫy là chiến trường,

☐ Cuốc cày là vũ khí

☐ Nhà nông là chiến sĩ

☐ Hậu phương thi đua với tiền phương.

b) ☐ Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

Câu 4. Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành?

Câu 5. Đọc các câu sau. Đánh dấu X vào ☐ trước câu kể Ai là gì?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu.

☐ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.

☐ Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

☐ Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.

☐ Hoa phượng là hoa học trò.

Câu 6. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo câu kể Ai là gì?

A

B

Bạn Lan

là tương lai của đất nước

Người

là người mẹ thứ hai của em

Cô giáo

là người Hà Nội

Trẻ em

là vốn quý nhất

Câu 7. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp làm vị ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?

- Bạn Bích Vân.........................

- Hà Nội ..................................

- Dân tộc ta .............................

Đáp án

Câu 1. Điền vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không gian tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ải lên men. Chẳng biết mưa từ bao giờ mà thân cây thông dại trắng mốc, nứt nẻ, dãi đầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoèo. Trời đứng gió, nhưng đâu đó vẫn âm âm một tiếng vang rền, không thật rõ ràng. Hay là gió đã nổi lên ở khu rừng phía bên kia?

Câu 2. Điền vào chỗ trống ên hoặc ên:

- Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh

Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền.

Sớm chiều, nước xuống triều lên

Cực thân từ thuở mới lên chín mười.

- Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra?

Câu 3. Đọc các câu sau. Đánh dấu X vào trước câu kể Ai là gì?

Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong từng câu vừa tìm được.

a) Ruộng rẫy là chiến trường.

Cuốc cày là vũ khí.

Nhà nông là chiến sĩ.

b) Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

Câu 4. Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành? Chủ ngữ trong các câu trên do những danh từ tạo thành.

Câu 5. Đọc các câu sau. Đánh dấu X vào trước câu kể Ai là gì?.

Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu.

[x] Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận.

Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.

Hoa phượng là hoa học trò.

Câu 6.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Câu 7. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp làm vị ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?

- Bạn Bích Vân là một lớp trưởng gương mẫu.

- Hà Nội là thủ đô của nước ta.

- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29

Đánh giá

0

0 đánh giá