Dựa vào thông tin mục I, hãy: Phân tích nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Trung Quốc

257

Với giải Câu hỏi trang 141 Địa Lí 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 27: Kinh tế Trung Quốc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Câu hỏi trang 141 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục I, hãy: Phân tích nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.

Lời giải:

- Nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú là tiền đề để phát triển kinh tế;

- Nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao là nhân tố quyết định đến việc tiếp nhận công nghệ mới từ nước ngoài.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, và thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

- Nhà nước có các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động, điều chỉnh phương thức phát triển kịp thời qua các giai đoạn khác nhau.

- Chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất

Lý thuyết Đặc điểm chung

1. Thành tựu và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc

♦ Vị thế: Những thành tựu về kinh tế trong công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978 đến nay) đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có vị thế quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.

- Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới là hơn 30%.

- Xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc có tác động ngày càng lớn và là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

♦ Thành tựu:

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;

+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.

+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đấu thế giới).

2. Nguyên nhân

- Nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú là tiền đề để phát triển kinh tế;

- Nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao là nhân tố quyết định đến việc tiếp nhận công nghệ mới từ nước ngoài.

- Trung Quốc đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, và thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

- Nhà nước có các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động, điều chỉnh phương thức phát triển kịp thời qua các giai đoạn khác nhau. Sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế, nhất là việc mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ sau năm 1978 là chính sách quan trọng nhất; Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút FDI.

- Trung Quốc rất chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất

Đánh giá

0

0 đánh giá