Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở

410

Với giải Luyện tập 1 trang 138 Địa Lí 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Luyện tập 1 trang 138 Địa Lí 11: Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm cơ bản

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

?

?

?

Lời giải:

Điều kiện tự nhiên…

Đặc điểm cơ bản

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

Địa hình và đất

Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông.

+ Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Loại đất chủ yếu ở vùng này là: đất feralit và đất phù sa.

+ Miền Tây: là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ; cao nguyên; bồn địa và hoang mạc. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

- Các đồng bằng châu thổ là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc.

- Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, chủ yếu là đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt.

- Miền tây có địa hình hiểm trở, đất đai nghèo dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nhưng có thể trồng rừng, chăn nuôi gia súc.

Khí hậu

- Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.

- Khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao:

+ Miền Đông có khí hậu gió mùa;

+ Miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt;

+ Vùng núi và cao nguyên cao có kiểu khí hậu núi cao.

- Miền đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú. Tuy nhiên, mưa tập trung vào mùa hạ gây ra lũ lụt ở hạ lưu sông.

- Miền tây khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

Sông, hồ

- Có hàng nghìn con sông. Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.

- Một số hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương....; bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có các hồ nước mặn, như: Thanh Hải, Nam-so,...

- Ở miền đông, sông ngòi có giá trị cung cấp nước, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy, tuy nhiên vào mùa hạ nước sông dâng cao gây ra lũ lụt cho ở hạ lưu.

- Các hồ nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước, phát triển du lịch; các hồ nước mặn thích hợp phát triển du lịch.

Sinh vật

- Hệ thực vật đa dạng phong phú và phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây.

- Hệ động vật cũng rất phong phú, trong đó có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen.

 

- Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, thảo nguyên ở miền tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc.

- Hệ động vật phong phú có giá trị về nguồn gen, bảo tồn…

Khoáng sản

- Có gần 150 loại khoáng sản; nhiều loại có giá trị kinh tế cao.

- Sự giàu có, phong phú về khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Biển

- Trung Quốc giàu tài nguyên biển.

- Có điều kiện phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế biển.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt đới lục địa.

B. Cận nhiệt đới gió mùa.

C. Ôn đới lục địa.

D. Ôn đới gió mùa.

Chọn C

Miền Tây Trung Quốc có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm và giữa các mùa khá lớn; lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 250 mm (một số nơi có lượng mưa dưới 100 mm nơi hình thành hoang mạc).

Câu 2. Đường kinh tuyến được coi là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là

A. kinh tuyến 1500Đ.

B. kinh tuyến 1000Đ.

C. kinh tuyến 1050Đ.

D. kinh tuyến 1100Đ.

Chọn C

Trung Quốc có nhiều dạng địa hình như đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao,... Địa hình cao dần từ đông sang tây. Có thể dựa vào đường kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới tương đối để phân chia 2 miền địa hình khác nhau.

Câu 3. Nông nghiệp là ngành không thể thiếu ở Trung Quốc do

A. đông dân, nhu cầu lớn.

B. nhiều dân tộc sinh sống.

C. nhiều đồng bằng rộng.

D. sản phẩm để xuất khẩu.

Chọn A

Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp lớn -> Vấn đề an ninh lương thực là vấn đề đáng quan tâm do đó ngành nông nghiệp là ngành không thể thiếu ở đây.

Đánh giá

0

0 đánh giá