Dựa vào thông tin mục 1 và hình 26.6, hãy: Nêu một số đặc điểm nổi bật của dân cư Trung Quốc

330

Với giải Câu hỏi trang 137 Địa Lí 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Câu hỏi trang 137 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 26.6, hãy: Nêu một số đặc điểm nổi bật của dân cư Trung Quốc.

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 26.6 hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của dân cư Trung Quốc

Lời giải:

- Quy mô dân số: là nước đông dân nhất thế giới. Năm 2020, số dân Trung Quốc là hơn 1,4 tỉ người, chiếm hơn 18% số dân thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: đang có chiều hướng giảm dần nên số dân tăng thêm hằng năm cũng giảm dần.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc (hơn 56 dân tộc)

+ Người Hán chiếm hơn 90% dân số.

+ Các dân tộc khác (người Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ,...) sống tập trung tại các khu tự trị ở vùng núi và biên giới.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá cao (khoảng 150 người/km2 năm 2020), song phân bố rất không đều.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía đông (khoảng 90% dân cư);

+ Khu vực phía tây dân cư thưa thớt.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61,0% năm 2020).

+ Có nhiều thành phố quy mô dân số trên 10 triệu người như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,...

Lý thuyết Dân cư và xã hội

1. Dân cư

♦ Đặc điểm

- Quy mô dân số:là nước đông dân nhất thế giới. Năm 2020, số dân Trung Quốc là hơn 1,4 tỉ người, chiếm hơn 18% số dân thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: đang có chiều hướng giảm dần nên số dân tăng thêm hằng năm cũng giảm dần.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

- Thành phần dân cư: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc (hơn 56 dân tộc)

+ Người Hán chiếm hơn 90% dân số.

+ Các dân tộc khác (Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ,...) sống tập trung tại các khu tự trị ở vùng núi và biên giới.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá cao (khoảng 150 người/km2 năm 2020), song phân bố rất không đều.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía đông (khoảng 90% dân cư);

+ Khu vực phía tây dân cư thưa thớt.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61,0% năm 2020).

+ Có nhiều thành phố quy mô dân số trên 10 triệu người như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,...

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

♦ Ảnh hưởng

- Dân số đông đã tạo nên thị trưởng tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế.

- Tình trạng già hóa dân số làm cho tỉ lệ người già đang ngày càng tăng lên, điều này đặt ra nhiều thách thức cho Trung Quốc trong tương lai.

- Sự chênh lệch về cơ cấu dân số theo giới tính sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm nguồn lao động, việc làm và các vấn đề xã hội của Trung Quốc.

- Dân cư phân bố không đồng đều là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai miền đông – tây.

- Công nghiệp hoá nông thôn đã làm thay đổi diện mạo các làng xã và mở rộng lối sống đô thị.

2. Xã hội

- Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới. Trung Quốc có nền văn hóa phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật, các tác phẩm văn học, hội hoạ,... nổi tiếng có giá trị. Đây là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện. Năm 2020, Trung Quốc có HDI ở mức cao (0,764), GNI/người đạt 10530 USD.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

- Giáo dục ở Trung Quốc được chú trọng nên chất lượng nguồn lao động cũng dẫn được cải thiện. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nguồn nhân lực dổi dào, ngày càng có chất lượng là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được đẩy mạnh, hiện có khoảng hơn 1,3 tỉ dân có bảo hiểm y tế.

- Công cuộc xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tựu, làm thay đổi tình hình kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền (miền Đông và miền Tây, vùng nông thôn và thành thị) có sự chênh lệch.

Đánh giá

0

0 đánh giá