Bài thơ Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ - Nội dung, tác giả, tác phẩm

9.1 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Chí khí anh hùng Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Chí khí anh hùng lớp 11.

Tác giả tác phẩm: Chí khí anh hùng - Ngữ văn 11

I. Tác giả Nguyễn Công Trứ

Chí khí anh hùng - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

- Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn.

- Ông sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778.

- Quê: người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình.

- Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long, Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại, không thành, ông đưa gia đình về quê mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối.

- Năm 1819, ông thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan.

- Năm 1820 Nguyễn Công Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán. Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1824), Phủ thừa phủ Thừa Thiên (1825), Tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ hình (năm 1826). Năm 1828, ông được thăng Hữu tham tri Bộ hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai khẩn đất hoang. Năm 1832, ông được bổ chức Bố Chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An... Sau nhiều thăng giáng, năm 1845 Nguyễn Công Trứ làm Chủ sự Bộ hình, năm sau làm quyền Án sát Quảng Ngãi, rồi đổi ra làm Phủ thừa Phủ Thừa thiên, rồi năm 1847 ông thăng làm Phủ doãn phủ ấy. Cũng năm này, ông tròn bảy mươi tuổi ta, Nguyễn Công Trứ xin về hưu, nhưng Thiệu Trị không cho. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, ông được về hưu hẳn.

- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ:

+ Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một người say mê hoạt động. Lúc nào trong tâm khảm nhà thơ cũng hằn lên một câu hỏi lớn:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông”.

+ Năm 1803, khi còn là thư sinh, Nguyễn Công Trứ đã dâng lên nhà vua Gia Long bản “Thái Bình thập sách”, một cương lĩnh trị nước:

“Giữ lòng trung ái,

Chăm đạo dâu con,

Phát triển nông trang,

Trừ bỏ dị đoan,

Sửa đổi phong tục,

Thanh thải tham tàn,

Tiến cử tài đức,

Giữ nghiêm luật lệ”

+ Về sau, khi đỗ đạt, ra làm quan, “đem quách cả sở tồn làm sở dụng”, Nguyễn Công Trứ lao vào công việc một cách hăng say, không hề quản ngại gian lao, vất vả.

+ Trong cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm hai việc đáng chú ý hơn cả là khai hoang và giúp triều đình “an dân”.

II. Tìm hiểu tác phẩm Chí khí anh hùng

1. Thể loại: Thơ 7 chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- In trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu biên soạn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000, tr1084

3. Phương thức biểu đạt

Bài thơ Chí khí anh hùng có phương thức biểu đạt là biểu cảm 

4. Bố cục bài Chí khí anh hùng

Gồm 4 phần:

 + Khổ 1: Từ “Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc” đến “Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể” - Chí làm trai theo quan niệm của người xưa.

+ Khổ 2: Tiếp đến “Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ” - Quan niệm sống đẹp của Nguyễn Công Trứ.

+ Khổ 3: Tiếp đến “Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ” - Hành động thể hiện chí khí anh hùng.

+ Khổ 4: Còn lại - Niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời.

5. Tóm tắt Chí khí anh hùng

Từ Hải và Thúy kiều sau nửa năm chung sống hạnh phúc thì Từ Hải từ biệt Kiều lên đường thực hiện lí tưởng. Kiều mong muốn đi theo để chăm sóc, chia sẻ với chồng nhưng Từ Hải từ chối, hứa khi nào thành công sẽ quay về đón Kiều. Từ Hải một mình, một ngựa lên đường thẳng rong. Từ Hải ra đi với tư thế dứt khoát, mạnh mẽ, không vướng bận. Hình ảnh Từ ra đi được ví như hình ảnh chim bằng cất cánh bay lên cùng gió khơi.

6. Giá trị nội dung

-  Bài thơ Chí khí anh hùng của Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ quan điểm chí nam nhi: là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.

7. Giá trị nghệ thuật

-   Ngôn ngữ thơ trang trọng cổ kính.

- Hình tượng thơ mang tính chất ước lệ tượng trưng, lấy cái kì vĩ, tráng lệ để nói lên khát vọng công danh, chí nam nhi, chí anh hùng

-  Nghệ thuật láy âm, điệp từ, luyến láy rất tài tình.

- Thơ đầy nhạc lôi cuốn, hấp dẫn.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chí khí anh hùng

1. Chí làm trai theo quan niệm của người xưa

"Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,

Nợ tang bồng vay trả, trả vay.”

- Theo quan niệm của người xưa, người con trai sinh ra ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất là phải mang “nợ tang bồng”. 

+ Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng, nghĩa đen là cung tên

= > Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi: phải có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước, trả ơn vua, trả nợ đời. Không thể sống ru rú trong xó nhà. Không thể quẩn quanh, mang thói nữ nhi thường tình. Phải đem tài trí đua tranh với đời.

“Chí làm trai nam bắc đông tây,

Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể.”

- Người có chí nam nhi, có chí anh hùng thì trường đua tranh vô cùng rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ:

+ "vòng trời đất", "nam, bắc, đông, tây" "trong bốn bể" mang "nợ tang bồng" thì phải hết sức sòng phẳng, nghĩa là có "vay" thì phải có "trả".

+ "Ngang dọc dọc ngang" chỉ sự tung hoành đó đây; ngoài ra còn phải "vẫy vùng" đè sóng cưỡi gió, đem tài năng thi thố với thiên hạ.

- Nghệ thuật:

+ Thơ đầy nhạc, lôi cuốn, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật láy âm, điệp từ, luyến láy rất tài tình: "dọc ngang ngang dọc", "vay giả già vay".

= > Nhà thơ làm hiện lên trước mắt người đọc, người nghe hình ảnh một đấng nam nhi đang tung hoành, vùng vẫy trong "vòng trời đất".

2. Quan niệm sống đẹp của Nguyễn Công Trứ

"Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ,

Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh.

Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh

Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ"

- Khổ thơ có giá trị như một tuyên ngôn, thể hiện một quan niệm sống đẹp:

+ Con người sinh ra ở đời, ai mà chẳng có một nghề, một công việc để mưu sinh “Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ”. Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết làm nên công danh sự nghiệp để lại tấm lòng son (đan tâm) trong sử sách, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

+ Không nên lấy thành, bại, vinh, nhục để bàn luận anh hùng một cách vội vã, phiến diện. Cũng không nên xem thường người anh hùng khi chưa gặp thời thế “Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ”.

= > Trên đây là những lời tâm huyết của Nguyễn Công Trứ muốn nhắn gửi lại cho mai hậu.

3. Hành động thể hiện chí khí anh hùng

Giọng điệu thơ mang âm hưởng anh hùng ca thể hiện rõ chí anh hùng bằng những hành động, những việc làm cụ thể:  

"Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ

Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong

Chí những toan xẻ núi lấp sông

Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ"

= > Ngôn ngữ thơ trang trọng cổ kính. Hình tượng thơ mang tính chất ước lệ tượng trưng, lấy cái kì vĩ, tráng lệ để nói lên khát vọng công danh, chí nam nhi, chí anh hùng:

+ "Mây tuôn sống vỗ", "buồm lái trận cuồng phong" là hai hình ảnh tượng trưng nói lên cảnh ngộ đất nước gặp buổi khó khăn; loạn lạc và cách ứng xử của người anh hùng đứng trước thời cuộc, quyết đem tài năng và khí phách dẹp loạn, cứu nguy cho đời, làm sáng ngời lòng trung quân ái quốc.

"Xẻ núi lấp sông" tượng trưng cho những công việc phi thường, những sự việc to lớn, làm rạng rỡ quê hương xứ sở. 

= > Nguyễn Công Trứ sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ ấy, ông đã đặt đúng chỗ, nói đúng lúc, diễn tả một cách hùng hồn, lôi cuốn, chấn động cái chí khí kẻ sĩ của mình.

4. Niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời

Theo thi pháp cổ gọi là khổ xếp, chỉ có 3 câu, câu cuối cùng gọi là câu keo, chỉ có sáu từ:

"Đường mây rộng thênh thênh cử bộ

Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo

Thảnh thơi thơ túi rượu bầu."

+ "Đường mây" là hình ảnh ẩn dụ, lấy từ câu chữ "thanh vân chí thượng" (lên đến tận mây xanh) ý nói thi đỗ, có địa vị cao sang, lập được công danh.

“Thênh thênh cử bộ” nghĩa là bước đi thênh thênh, ung dung trên con đường công danh

- Nếu ở khổ đầu tác giả viết "Nợ tang bồng vay giả giả vay" thì đến khổ cuối lại viết "Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo".

= > Ta thấy dưới ngòi bút của Nguyễn Công Trứ, ngôn ngữ thơ vừa hình tượng, biểu cảm vừa mang tính hệ thống chặt chẽ. "vỗ tay reo", "thành thơi' chỉ niềm vui hân hoan, toại nguyện, thảnh thơi ung dung với "thơ túi rượu bầu", sống tại cuộc đời của những tao nhân mặc khách.

- Nghệ thuật: Giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, thư thái diễn tả niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời, đã trang trải hết nợ tang bồng. Và lúc ấy, có quyền được thảnh thơi vui sướng "thơ túi rượu bầu", thưởng thức trăng thanh gió mát. có người cho đó là hưởng lạc.

IV. Đọc tác phẩm Chí khí anh hùng

Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Xem thêm các bài tóm tắt Tác giả, tác phẩm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Chân quê

Tác giả - tác phẩm: Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Tác giả - tác phẩm: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tác giả - tác phẩm: Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Tác giả - tác phẩm: Chí khí anh hùng

Tác giả - tác phẩm: Âm mưu và tình yêu

Đánh giá

0

0 đánh giá