Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 21 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.
Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 21
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 (Đề 1)
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Khoét sáo diều
Ông Cả Nam là một người ưa thú chơi diều và là một tay khoét sáo diều khét tiếng cả vùng. Những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.
Sáo chim là thú sáo thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn. Tiếng sáo đẩu ngân vang lưng trời và kêu đều đều, đều đều.
Ông chọn những ống tre nhỏ, già làm mình sáo. Lựa được ống tre, ông phải gọt ngoài, róc trong để làm mảnh hẳn ống tre. Lại phải khoét ở giữa ống tre một lỗ thông suốt để luồn cọng sáo, nơi khoét đó phải làm kín trong lòng để giữ gió thì sáo mới kêu. Rồi phải dùng sơn để gắn sao cho cân, cho đều và cho kín. Còn miệng sáo, ông phải dùng gỗ mỏ, thứ gỗ vừa mềm, vừa dai, vừa chịu được nắng mưa, không co, không giãn.
Tất cả những điều tinh vi đó vẫn chưa là chỗ chính. Chỗ chính là nơi miệng sáo phải khoét thế nào cho sáo đón gió thành tiếng kêu mình muốn. Miệng sáo còi cần khoét nhỏ và dày, như vậy lòng sáo hút được nhiều gió, nó sẽ rít lên. Còn sáo đẩu và sáo cồng thì miệng phải khoét rộng và vòng cung ngăn ngắn. Như thế hơi gió thi nhau vào, hết đợt nọ đến đợt kia, sẽ tạo thành những tiếng sáo ngân nga dìu dịu.
Trước khi tặng ai một chiếc sáo, bao giờ ông cũng đứng lên, cầm sáo quay một vòng cho nó kêu, vẻ mặt hân hoan như được một vật gì quý lắm.
(Theo Toan Ánh)
a. Âm thanh của những chiếc sáo mà ông Cả Nam làm ra có điểm gì đặc điểm?
b. Xếp thứ tự từ 1 đến 5 các việc sau theo quy trình làm sáo của ông cả Nam.
c. Em có suy nghĩ gì về nghệ nhân làm sáo Cả Nam?
Câu 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
(1) Hoàng hôn đang dần dần buông xuống, ánh mặt trời cũng sắp tắt hẳn. (2) Cái nắng cuối ngày phủ lên mặt đất một bức màn màu vàng ấm áp. (3)Từng cơn gió luồn qua những tán cây, trêu đùa lũ chim chóc. (4) Thỉnh thoảng gió lại thổi mạnh khiến cho lúa trên đồng nghiêng ngả, tạo thành những sóng lúa trông thật đẹp.
a) Tô màu vào số trước câu có dạng Ai thế nào?
b) Gạch dưới chủ ngữ của các câu đó.
Câu 3: Kể 2 – 3 câu về một người em thích trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?
Câu 4: Cho các tính từ sau: dịu dàng, vui vẻ, nhanh nhẹn, ríu rít, ầm ĩ. Hãy viết 5 câu theo mẫu Ai thế nào?. Mỗi câu có sử dụng một trong những tính từ trên.
Câu 5: Cho đoạn văn sau:
Vào cuối xuân, từ những thân cành cao su khẳng khiu ấy lại đâm chồi nảy lộc. Những chiếc lá xanh non, tươi mới, mượt mà thầm thì với gió, đùa giỡn với trăng, đón ánh mặt trời. Càng bất ngờ hơn, không biết từ đâu và từ lúc nào đàn cò trắng bay về, những cánh cò bay trắng xóa. Chúng chao liệng và quấn quýt bên đàn bò đang thong dong gặm cỏ.
a) Tìm và gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên.
b) Viết tiếp bộ phận vị ngữ vào chỗ trống để có câu kể Ai thế nào?
Câu 6: Hãy lập dàn ý miêu tả một loài cây mà em yêu thích.
Đáp án
Câu 1:
a. Âm thanh của những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.
c.
Sáo chim – Tiếng kêu vút và dài, để đeo vào những con chim thi.
Sáo còi – Tiếng to hơn tiếng sáo chim, the thé và cũng kéo dài.
Sáo cồng – Kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn.
Sáo đẩu – Tiếng ngân vang lưng trời và kêu đều đều như lời ca của một cung nữ.
d.
Ông Cả Nam là một nghệ nhân làm sáo yêu nghề và có tài. Thông qua mỗi một sản phẩm và quy trình khoét sáo diều đều thấy được sự khéo léo, lành nghề và niềm đam mê của ông gửi trọn vào mỗi chiếc sáo diều này.
Câu 2:
(2) Cái nắng cuối ngày phủ lên mặt đất một bức màn màu vàng ấm áp.
(4) Thỉnh thoảng gió lại thổi mạnh khiến cho lúa trên đồng nghiêng ngả, tạo thành những sóng lúa trông thật đẹp.
Câu 3:
Hùng là bạn thân cùng lớp với em. Hùng rất thông minh và chăm chỉ. Cậu ấy thường hay giúp đỡ các bạn học kém trong lớp nên ai ai cũng quý mến bạn ấy.
Câu 4:
- Chị gái em vừa xinh đẹp lại vừa dịu dàng.
- Buổi sinh nhật lần thứ 8 của em được tổ chức rất vui vẻ.
- Chú chim sâu nhanh nhẹn bắt được con mồi trong kẽ lá.
- Bầy chim ríu rít trên cành.
- Lớp học ấy bỗng ầm ĩ khi cô giáo vừa ra ngoài.
Câu 5:
a. Vào cuối xuân, từ những thân cành cao su khẳng khiu ấy lại đâm chồi nảy lộc. Những chiếc lá xanh non, tươi mới, mượt mà thầm thì với gió, đùa giỡn với trăng, đón ánh mặt trời. Càng bất ngờ hơn, không biết từ đâu và từ lúc nào đàn cò trắng bay về, những cánh cò bay trắng xóa. Chúng chao liệng và quấn quýt bên đàn bò đang thong dong gặm cỏ.
b.
- Cành cao su khẳng khiu.
- Nhìn từ xa, những cánh cò trắng xóa đang bay lượn.
- Trên bầu trời, cò chao liệng dập dờn.
Câu 6:
a. Mở bài: Giới thiệu
Trong sân trường em có rất nhiều loài cây nhưng em thích nhất là cây bàng.
b. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Hình dáng: tán rộng sừng sững giữa sân trường như một chiếc ô khổng lồ.
+ Chiều cao: chừng 5, 6 mét có nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau 1-2m.
- Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu (hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển)
+ Thân cây: sần sùi, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể
+ Gốc bàng: lớn
+ Rễ cây: Trồi lên, bò lan xung quanh như những con rắn khổng lồ.
+ Sự thay đổi của lá và quả gắn liền với sự chuyển giao các mùa trong năm
c. Kết bài: Cảm nhận về cây được tả
Cây bàng chứng kiến bao kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Chúng em coi cây bàng là người bạn lớn gần gũi và vô cùng thân thiết.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21 (Đề 2)
Đề bài
Câu 1: Đọc lại bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa và cho biết “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?
A. Được điều động trở về Tổ quốc nên buộc phải trở về
B. Thấy nhớ nhà, nhớ quê hương quá thì về thăm
C. Trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm, nghe theo tình cảm yêu nước để trở về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
D. Khi đất nước gặp khó khăn, ở nước ngoài nên gửi hỗ trợ về cho Tổ quốc
Câu 2: Ai là người đã đặt tên mới cho ông Trần Đại Nghĩa?
A. Bác Hồ
B. Bố ông Trần Đại Nghĩa
C. Mẹ ông Trần Đại Nghĩa
D. Ông tự mình đặt cho mình cái tên mới đó
Câu 3: Trong bài Bè xuôi sông La, sông La đẹp như thế nào?
1. Nước trong veo |
a. long lanh như vẩy cá |
2. Hai bên bờ hàng tre |
b. như mắt ai |
3. Sóng nước được nắng chiếu |
c. xanh mướt như đôi hàng mi |
4. Trên bờ, tiếng chim |
d. hót rộn ràng |
Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Bè xuôi sông La?
a) Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La
b) Ca ngợi vẻ đẹp của con sông Hậu
c) Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.
d) Nói lên niềm vui trong công cuộc học tập, lao động thời kì đổi mới
Câu 5: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi để hoàn thành những câu tục ngữ, thành ngữ sau
- Dây cà …a ….ây muống
- Lá …ụng về cội
- Tua …ua thì mặc tua …ua
Mạ …à …uộng ngấu không thua bạn điền
Câu 6: Trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau, câu nào viết sai chính tả?
a) Mắt đõ như mắt cá chày
b) Mất cả chì lẫn chài
c) Mèo nhỏ bắt chuột to
d) Lên bỗng xuống trầm
Câu 7: Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu miêu tả cây hoa có dạng câu kể Ai thế nào?
a) Cánh hoa hồng mềm mại, mịn màng xếp thành từng lớp.
b) Những bông hoa hướng dương giống như những mặt trời bé con đang hướng mình về mặt trời trên cao kia.
c) Mẹ em chăm chút,nâng niu mỗi bông hoa.
d) Hoa nhài tỏa hương dịu nhẹ.
Câu 9: Nhiệm vụ trong mỗi phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn tả cây cối là gì?
1. Mở bài |
a. Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây |
2. Thân bài |
b. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây |
3. Kết bài |
c. Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây |
Câu 10: Hãy lập dàn ý miêu tả một loài cây mà em yêu thích
a/ Giới thiệu
b/ Tả bao quát:
- Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu (hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển).
c/ Cảm nhận về cây được tả.
Đáp án
Câu 1:
“Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước”
Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm, nghe theo tình cảm yêu nước để trở về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đáp án đúng: C.
Câu 2:
Bác Hồ là người đã đặt tên mới cho ông Trần Đại Nghĩa
Đáp án đúng: A. Bác Hồ
Câu 3:
Vẻ đẹp của sông La được miêu tả qua những chi tiết;
1 – b: Nước trong veo - như mắt ai
2 – c: Hai bên bờ hàng tre - xanh mướt như đôi hàng mi
3 – a: Sóng nước được nắng chiếu - long lanh như vẩy cá
4 – d: Trên bờ, tiếng chim - hót rộn ràng
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d
Câu 4:
Ý nghĩa bài thơ Bè xuôi sông La:
- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La
- Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.
Câu 5:
- Dây cà ra dây muống
- Lá rụng về cội
- Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền
Câu 6:
Trong các câu thành ngữ, tục ngữ đã cho những câu viết sai chính tả đó là:
- Mắt đõ như mắt cá chày
- Lên bỗng xuống trầm
Sửa lại lỗi sai: Mắt đõ như mắt cá chày -> Mắt đỏ như mắt cá chày; Lên bỗng xuống trầm -> Lên bổng xuống trầm
Câu 7:
Tổ em gồm có 10 bạn. Bạn Long là tổ trưởng. Long là người rất chăm học lại gương mẫu tham gia các hoạt động. Minh Ngọc hiền lành, ít nói. Lê Dũng nghịch ngợm nhưng rất hài hước. Minh Thủy xinh xắn, đáng yêu. Em rất yêu quý các bạn trong tổ mình.
Câu 8:
Các câu miêu tả cây hoa có dạng câu kể Ai thế nào? đó là:
- Cánh hoa hồng mềm mại, mịn màng xếp thành từng lớp.
- Những bông hoa hướng dương giống như những mặt trời bé con đang hướng mình về mặt trời trên cao kia.
- Hoa nhài tỏa hương dịu nhẹ.
Câu 9:
1 – c: Mở bài – Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây
2 – b: Thân bài – Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
3 – c: Kết bài – Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây
Đáp án đúng: 1 – c, 2 – b, 3 – c
Câu 10:
a. Mở bài: Giới thiệu
Trước sân trường em, cây bàng toả bóng rợp mát trong sân là hình ảnh ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng em.
b. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Hình dáng: tán rộng đừng sừng sững giữa sân trường
+ Chiều cao: chừng 5, 6 mét
- Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu (hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển)
+ Thân cây: sần sùi, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể
+ Gốc bàng: lớn
+ Rễ cây: Trồi lên, bò lan xung quanh
+ Sự thay đổi của lá và quả gắn liền với sự chuyển giao các mùa trong năm
c. Kết bài: Cảm nhận về cây được tả
Cây bàng gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của con người
Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25