Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - ngắn nhất Soạn văn 10

Tải xuống 5 2.9 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 10: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ mới nhất, tài liệu bao gồm 5 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bài giảng: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích Chinh phụ ngâm)
Nguyên tác chữ Hán: ĐẶNG TRẦN CÔN
Bản diễn Nôm: ĐOÀN THỊ ĐIỂM (?)
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả Đặng Trần Côn - hiện không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết sống vào khoảng
thế kỉ XVIII. Quê tại làng Nhân Mục thường gọi là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay là
quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đặng Trần Côn còn có nhiều tác phẩm, nổi tiếng hơn cả là
Chinh phụ ngâm. Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn còn có mấy bài thơ vịnh tám
cảnh đẹp ở Tiêu Tương (Tiêu Tương bát cảnh), và một số bài phú như Trương Hàn tư
thuần lô (Trương Hàn nhớ rau thuần, cá vược), Trương Lương bố y (Trương Lương áo
vải), Khấu môn thanh (Tiếng gõ cửa).
Bản diễn Nôm (giới thiệu trong sách giáo khoa) tương truyền là của Đoàn Thị Điểm.
Dịch giả Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), hiệu là Hồng Hà, người làng Giai Phạm xứ Kinh
Bắc nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cha là Đoàn Doãn Nghi, anh là Đoàn
Doãn Luân, đều đậu hương cống, không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Đoàn Thị Điểm
là một phụ nữ nhan sắc, tài hoa. Sáng tác tập thơ chữ Hán Truyền kì tân phả và bản dịch
Chinh phụ ngâm bằng chữ Nôm. Đã từng làm nghề dạy học và trở thành nhà giáo phụ nữ
đầu tiên thành đạt, học trò của bà rất đông, sau này có người đỗ đến đại khoa.
2. Ngâm khúc là thể loại thơ trữ tình trường thiên thuần tuý Việt Nam viết bằng thể thơ
song thất lục bát với phương thức trữ tình dài hơi, sử dụng nhiều tiểu đối. Thể loại này
phù hợp với việc bày tỏ tâm trạng, cảm xúc hồi tưởng, nhớ nhung, suy tư, sầu muộn, ai
oán, xót thương của nhân vật trữ tình.
Thể thơ song thất lục bát là thể thơ mỗi khổ gồm hai câu 7 chữ, một câu 6 chữ, một câu 8
chữ. Bốn câu dài ngắn khác nhau kết lại thành một khổ và luân phiên kéo dài bao nhiêu
khổ cũng được trong một bài thơ. Hai câu thất ngắt nhịp cố định 3/4 (khác với câu thất
ngôn Đường luật ngắt nhịp 4/3); câu 6 và câu 8 ngắt nhịp tự do. Có thể gieo vần bằng
hoặc trắc, ở cuối câu hoặc lưng chừng câu.
Chinh phụ ngâm là tác phẩm mở đầu, cũng là tác phẩm đặc sắc nhất của thể loại ngâm
khúc, một thể loại trữ tình rất phát triển ở thế kỉ XVIII.
3. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tập trung khắc hoạ tình cảnh lẻ loi và
nỗi nhớ thương da diết của người chinh phụ đối với chinh phu trong những ngày dài biền
biệt xa cách; qua đó bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm hiểu xuất xứ
Theo Phan Huy Chú thì Đặng Trần Côn đã soạn khúc ngâm vào khoảng 1740 - 1742, và
Đoàn Thị Điểm có thể dịch vào khoảng 1743 - 1745, trong thời gian ông Nguyễn Kiều

(chồng bà) đi sứ.
Đoạn trích từ câu 193 đến câu 288: Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng
tượng cảnh chiến trường đầy hiểm nguy và chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng.
Thương thân mình lẻ loi, cô đơn, một thân “nuôi già dạy trẻ” vò võ chờ chồng... lại nhớ
thương và lo lắng cho chồng. Tâm sự đó thể hiện rõ nét ở đoạn trích này.
2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm
Gợi ý: Chinh phụ ngâm là lời thở than của người vợ có chồng ra trận. Khúc ngâm gồm có
ba phần:
Phần mở đầu: Người chinh phụ nhớ lại cảnh người chinh phu lên đường. Trong con mắt
của người vợ, hình ảnh của người chồng thật hào hùng, đẹp đẽ. Bởi theo suy nghĩ của
nàng lúc đó thì việc chàng ra trận là bổn phận thiêng liêng và hứa hẹn ngày lập công
chiến thắng cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng vì nhớ thương da diết nên trong tâm
trạng nàng, bên cạnh niềm kiêu hãnh, tự hào là nỗi sầu oán: “Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa
phòng”.
Phần trung tâm của khúc ngâm là cuộc sống “Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân
mây”. Đến đây yếu tố tình cảm trở thành động lực chi phối cái nhìn chiến tranh của chinh
phụ.
Nàng tưởng tượng ra cảnh chiến trường và cuộc sống của chinh phu ở chiến trường. Thay
vì những chiến công, ở đây chỉ thấy những cuộc hành quân, những trận đánh liên miên
với bao nhiêu khó khăn nguy hiểm. Chiến trường đồng nghĩa với “tử địa” (đất chết) đâu
đâu cũng thê lương, ảm đạm. Còn những người chinh phu thì luôn phải đối diện với cái
chết, bộ mặt lúc nào cũng mệt mỏi bi quan. Từ những gì đã phơi bày, người chinh phụ đặt
câu hỏi:
Trên trướng gấm thấu chăng hay nhẽ,
Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?
Lời chất vấn là thái độ oán trách nhằm vào chính quyền phong kiến đã gây ra chiến tranh
nhưng lại không chút bận tâm đến số phận của người ra trận.
Cuộc sống đau khổ mà chinh phụ tự bộc lộ chủ yếu tập trung ở bi kịch nội tâm cô quạnh.
Trạng thái biểu hiện của nội tâm đó thật nhiều vẻ: luyến tiếc, nhớ nhung, hi vọng, oán
trách, ngóng đợi, lo lắng,... tất cả đều nhuốm màu bi thương, kết thành khối sầu muộn
chất đầy, ngưng đọng. Ý thức được nỗi khổ đau, chinh phụ từ chỗ đồng tình với việc
chồng ra trận, đã hối hận, nhận ra sai lầm của mình:
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu,
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong.
Phần kết: Chinh phụ mơ tưởng ngày chồng chiến thắng trở về, lập nên công trạng, vợ con
được chung hưởng hiển vinh. Đây là hạn chế nhưng cũng là tâm lí phổ biến. Có giấc mơ
nào không vươn đến điều tốt đẹp có tính lí tưởng. Đáng nói là trong cuộc sum họp đó âm
hưởng tha thiết nhất đã ngân lên từ những cử chỉ âu yếm vợ chồng. Vì vậy ý nguyện sau
chót được khắc sâu: “Giữ gìn nhau vui thuở thái bình” và hoàn toàn nhất quán với cái
nhìn thay đổi về chiến tranh như đã nói trên.

Đoạn trích kể về tình cảnh người chinh phụ nhớ chồng ngày ngày ra vào trông ngóng
không yên, đêm năm canh thao thức, đốt hương, soi gương, gảy đàn đều không nguôi vơi
được nỗi nhớ. Muốn gửi tấm tình nhớ thương cho chồng mà cũng đành bất lực.
3. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ láy trong đoạn trích
Gợi ý: Tác giả đã sử dụng nhiều từ láy giàu giá trị biểu cảm, gợi hình, tượng thanh.
+ “đằng đẵng” là tính từ chỉ độ dài thời gian vô hạn, đặt trong câu thơ, gắn với không
gian “đường lên bằng trời”, con đường cũng dài vô hạn, miêu tả thật thành công nỗi nhớ
vô cùng mà người chinh phụ dành cho chồng nơi chiến trận.
+ “dằng dặc”: chỉ độ dài thời gian mà thiếu phụ sống triền miên trong sầu muộn, nhớ
thương và lo lắng.
+ “thăm thẳm”: Chỉ độ xa cách của không gian: “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”. Trời
trong quan niệm của người xưa là đấng tối cao có uy quyền tuyệt đối, có khả năng thấu
hiểu mọi sự. Nhưng vì thương nhớ chồng quá mà chinh phụ cảm nhận đến cả trời xanh
cũng “thăm thẳm” không tỏ tường được nỗi nhớ của mình.
4. Chỉ ra và phân tích những hình ảnh thơ đặc sắc
Gợi ý: Hình ảnh thơ đặc sắc, giàu tính biểu trưng, đặc biệt là hình ảnh hoa, nguyệt trong
phần cuối đoạn thơ. Những diễn biến phong phú, tinh vi của tình cảm được diễn tả trên
cái nền tâm cảnh buồn khổ, lẻ loi. Cảnh và tình đan bện, làm nổi bật những diễn biến của
tâm trạng con người.
Hoa - nguyệt là những hình ảnh ẩn dụ để nói về tâm trạng của chinh phụ. Chinh phụ thì
đang cô đơn đến tột cùng, vậy mà hoa nguyệt thì cứ sóng đôi quấn quýt. Hoa phô bày vẻ
đẹp trước nguyệt, nguyệt chan hoà ánh sáng lên hoa. Đặc biệt hai chữ hoa và nguyệt khi
thì được xếp ở đầu hai vế của câu thơ, khi thì gần sát nhau... như biểu tượng về sự gắn kết,
giao hoà “nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông”. Tình cảnh ấy càng làm chinh phụ thấm
thía sâu sắc nỗi cô đơn quạnh vắng của bản thân.
5. Nhận xét về nhịp điệu thơ
Gợi ý:
Nhịp điệu thơ linh hoạt, giàu nhạc điệu diễn tả dòng tâm trạng lúc thì buồn bã, thẫn thờ,
khi thì tha thiết mong nhớ, trào dâng ước ao,… của người chinh phụ: sự biến nhịp ở các
câu lục bát và nhịp 3 / 4 lặp lại trùng trùng trong các câu thất.
6. Đối chiếu hai câu:
Bản chữ Nôm Bản chữ Hán
Khắc chờ đằng đẵng như niên Sầu tự hải.
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Khắc như niên.
(Sầu tựa biển
Khắc như năm)
Gợi ý:

Một mặt, người diễn Nôm đã trung thành với cái hay của nguyên tác; đồng thời, trung
thành mà vẫn sáng tạo. Nhất là sự sử dụng hết sức thành công các từ tiếng Việt như "đằng
đẵng", "dằng dặc" để tô đậm cảm giác về thời gian và không gian chờ đợi, buồn thương.
Ngoài ra, người diễn Nôm đã sắp xếp lại trật tự hai câu thơ: đảo ý "sầu tự hải" xuống
dưới, chuyển ý "khắc như niên" lên trên; việc đảo đổi này đem lại một kết cấu mở, diễn tả
được cảm giác thời gian chờ đợi dài vô cùng khiến nỗi sầu trở nên vô tận.
7. Tâm trạng của chinh phụ được thể hiện như thế nào trong hai khổ thơ mở đầu đoạn
trích?
- Cảnh hiện ra như một màn kịch:
+ Nhân vật: chinh phụ
+ Thời gian: ban đêm
+ Quang cảnh xung quanh: căn phòng có rèm cửa, có ngọn đèn.
- Chinh phụ bồn chồn đứng ngồi không yên, hết ra lại vào, thấy quang cảnh ngày cũng
như đêm đâu đâu cũng chỉ có nỗi cô đơn, buồn tẻ bủa vây. Cảnh ngoài căn phòng lẻ loi,
trong phòng cũng vậy, ban ngày cũng như ban đêm, một mình một bóng. Rèm cửa và
ngọn đèn là nhân chứng cho sự lẻ loi đơn chiếc của nàng. Có lúc nàng đã nghĩ không rõ
ngọn đèn có biết tình cảnh của mình không, rồi lại nghĩ đèn và mình cùng chung cảnh
ngộ đáng thương.
- Hình ảnh trong phòng ngọn đèn cô đơn, ngoài hiên thiếu phụ một mình dạo bước cực tả
sự lẻ loi, đơn chiếc, trống trải.
8. Phân tích diễn biến tâm trạng của chinh phụ trong đoạn thơ từ: “Gà eo óc gáy” đến
“phím loan ngại trùng”.
Gợi ý:
- Đoạn từ “Gà eo óc gáy... ” đến “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”:
Nếu đoạn trên là khát khao đồng cảm thì đến đoạn này tác giả lại tập trung diễn tả sự chờ
đợi nặng nề khủng khiếp mà chinh phụ phải gánh chịu trong những ngày biền biệt xa
chinh phu. Câu 1 và 2 là cảnh đêm và ngày, tình cảnh nào cũng lẻ bóng đơn côi. Không
phải ngẫu nhiên tác giả đã xếp hai ý đêm ngày sóng đôi nhau, gợi nỗi thất vọng triền
miên trong nỗi khát khao đồng cảm. Đêm thì tiếng gà eo óc gáy suốt năm canh, ngày thì
bóng hoè lơ đãng chuyển hết bên này sang bên nọ. Thiên nhiên vạn vật phải chăng đang
vô tình trước sự cô đơn lạnh lẽo của chinh phụ. Câu 3 và 4 là cảnh chờ đợi, thời gian chờ
đợi dài như thời gian vô tận và không gian mênh mông.
- Đoạn “Hương gượng đốt... ” đến “... phím loan ngại trùng” nói về những gắng gượng
của chinh phụ để thoát khỏi tình cảnh cô đơn hiện tại nhưng không hiệu quả: Miễn cưỡng
đem hương ra đốt nhưng như càng bị dấn sâu thêm vào nỗi sầu miên man; đem đàn ra
gẩy hi vọng vơi nguôi nỗi buồn nhưng cũng không làm được: dây đàn kinh sợ mà đứt,
phím đàn ngần ngại mà chùng. Như thế, mọi gắng gượng đều vô vọng, không vượt thoát
được nỗi cô đơn đang bao trùm, vây bủa.
9. Phân tích diễn biến tâm trạng của chinh phụ trong đoạn thơ từ “Lòng này gửi gió
đông... ” đến “nào xong”

Gợi ý:
Nếu trước đó đoạn thơ tập trung diễn tả cảnh lẻ loi đơn chiếc của chinh phụ thì đoạn này
chuyển sang diễn tả nỗi lòng chinh phụ hướng về phương xa, nơi nàng hình dung có sự
hiện diện của chinh phu. Không gian thay đổi, điểm nhìn thay đổi, từ căn phòng nhỏ hẹp
chuyển sang không gian xa rộng và bát ngát không cùng:
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.
Vì nỗi nhớ lớn quá mà nàng nảy sinh một ý nghĩ nên thơ: gửi gió đông đem lòng thương
nhớ của mình đến nơi có người chồng đang chinh chiến. Nhưng đó cũng chỉ là một ước
mơ vô vọng, không thể thực hiện được. Hỏi trời, trời không thấu và trời ở xa quá: “Trời
thăm thẳm xa vời khôn thấu”. Bởi thế, quả thật là chỉ có thời gian đằng đẵng và không
gian mênh mông mới đo được nỗi nhớ của chinh phụ.
 

Xem thêm
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống