Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất

Tải xuống 13 2.7 K 9

 

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

NHÓM HỌC GIỎI

TÊN BÀI HỌC: CHỦ ĐỀ OZONE VÀ SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

(HÓA HỌC LỚP 10)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-       Học sinh trình bày được

·        Ozone là dạng thù hình của oxygen, điều kiện tạo thành ozone, ozone trong tự nhiên và ứng dụng của ozone; ozone có tính oxi hoá mạnh hơn oxygen.

·        Vai trò của ozone đối với sự sống trên Trái đất.

·        Hiện trạng tầng ozone , nguyên nhân gây ra sự suy giảm tầng ozone

-       Học sinh nêu được lợi ích và ảnh hưởng của máy sục ozone khử độc, giải thích.

-       Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích được một số vai trò của ozone trong đời sống thực tiễn.  

-       Học sinh vận dụng kiến thức liên quan đến liên kết hóa học, giải thích được tính oxi hóa của ozone mạnh hơn oxygen.

     2. Kĩ năng

-       Xử lý, khai thác, tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề.

-       Vận dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập.

-       Viết phương trình, chứng minh tính chất hóa học của ozone mạnh hơn oxygen.

-       Kĩ năng đánh giá sản phẩm máy sục ozone.

     3. Thái độ

-       HS có ý thức vận dụng kiến thức liên môn trong việc bảo vệ môi trường, tham gia bảo vệ tầng ozone.

-       HS say mê nghiên cứu ứng dụng của ozone trong đời sống thực tiễn.

      4. Năng lực hướng tới

-       Năng lực hóa học.

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác.

-       Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo .

-       Năng lực tự chủ và tự học.

-       Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

 

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

-    Phương pháp dạy học Webquest.

-       Phương pháp đàm thoại.

-       Phương pháp thuyết trình.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

-       Hướng dẫn HS xây dựng WebQuest, trình bày powerpoint.

-       Các câu hỏi dự kiến ( ở hoạt động 2 ) , phiếu ghi bài ( ở hoạt động 3 ).

-       Tóm tắt kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của ozone.(ở hoạt động 4).

       2. Học sinh:

-       Tìm kiếm tài liệu, các trang web về những nội dung đã được giao để xây dựng trang web với chủ đề : “ Ozone và sự sóng trên Trái đất ”.

-       Bảng phân công nhiệm vụ, bảng đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm bạn

-       Bài báo cáo trên powerpoint theo nhóm.

v Một số link hướng dẫn xây dựng Webquest:

-       https://sites.google.com/site/tuong999977/ngoai-khoa-tin-hoc/tao-trang-web-voi-google-sites/tao-trang-web-voi-google-site

-       https://websitechuyennghiep.vn/cach-tao-website-mien-phi-voi-google-sites.html

-       https://tdfoss.vn/tin-tuc/thong-tin-cong-nghe/huong-dan-thiet-ke-website-bang-google-sites-mien-phi-157.html

v Một số link tài liệu tham khảo:

-       https://litteritcostsyou.org/tang-ozon-la-gi/

-       http://www.hoahocngaynay.com/vi/phat-trien-ben-vung/hoa-hoc-va-moi-truong/120-ozon.html

-       http://khoahoc.tv/doisong/moi-truong/tham-hoa/16482_khi-ozone-gay-o-nhiem-khi-o-mat-dat.aspx 

-       http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Ozone-vua-hai-phoi-vua-lam-suy-yeu-mien-dich/20746366/188/

-       http://maykhudocozone.net/p/nguyen-ly-hoat-dong-cua-may-khu-doc-ozone.htm#.Xo8Hex83vIU

-       https://hsvn.com.vn/thong-tin-san-pham/may-suc-ozone-co-tot-khong.html 

-       https://hsvn.com.vn/cong-nghe-ozone/ozone-mang-den-nhieu-loi-ich-cho-viec-khu-trung.html 

-        https://aqualife.vn/ozone-la-gi-ung-dung-va-nhung-van-de-suc-khoe-tu-ozone/ 

-       http://foodsafety.gov.vn/vn/tin-tuc/tin-an-toan-thuc-pham/may-suc-ozone-khu-doc-dung-hay-sai-co-loi-hay-co-hai

v Link webquest: https://sites.google.com/site/hoahocvathuctien/home/ozon-va-su-dong-tren-Trai-dat

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu vấn đề (3 phút)

- Mục đích: Giới thiệu bài học, nhiệm vụ nhóm 3 và 4, kích thích sự tò mò, ham muốn tìm tòi của học sinh.

- Phương pháp & KTDH : Phương pháp thuyết trình.

- Tổ chức :

        GV nêu vấn đề: Ozone là một chất có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái đất và ứng dụng rất nhiều trong thực tế: trong công nghiệp người ta dùng ozone để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn, trong y học ozone được sử dụng để chữa sâu răng và đặc biệt nó là một tấm màn chắn ở lớp khí quyển đặc biệt nó ngăn cản các tia cực tím từ bức xạ mặt trời tới Trái đất. Ngày nay, người dân ăn phải các loại thực phẩm bẩn, chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản,...rất độc hại cho sức khỏe. Vì vậy, máy sục ozone khử độc đã ra đời và là mặt hàng rất được nhiều người ưa chuộng với mục đích bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, suy giảm tầng ozone cũng là vấn đề về môi trường được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Vậy tầng ozone có vai trò như thế nào đối với sự sống trên Trái đất, hiện trạng, nguyên nhân của việc suy giảm tầng ozone và cách khắc phục là gì ? Những ứng dụng của ozone là dựa vào tính chất nào? Máy sục ozone có cách thức hoạt động như thế nào ? Nó đem lại những lợi ích gì và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người không ?

         GV giới thiệu nhiệm vụ: Nhằm tuyên truyền về vai trò của tầng ozone và sự suy giảm tầng ozone ,quảng bá cho sản phẩm máy sục ozone khử độc , nâng cao ý thức cho người dân bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Với vai trò là nhà kiểm định chất lượng,nhà khoa học hai nhóm 3 và 4 sẽ báo cáo tại buổi tọa đàm “ OZONE VÀ SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT ”, các em hãy lắng nghe.

- Nhóm 3: Đóng vai nhà khoa học. Tìm hiểu ozone, tầng ozone . Với nội dung chính như sau:

+       Cấu tạo tầng ozone.

+       Sự hình thành tầng ozone trong tự nhiên.

+       Tác dụng của tầng ozone trên cao, ở mặt đất ozone có lợi hay có hại ?

+       Hiện trạng và hậu quả suy giảm tầng ozone, giải pháp.

- Nhóm 4: Đóng vai nhà sản xuất máy sục ozone khử độc. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động, công dụng của máy sục ozone. Với nội dung chính như sau:

+       Nguyên lý hoạt động của máy sục ozone khử độc.

+       Công dụng của máy sục ozone.

+       Ảnh hưởng của ozone đến sức khỏe con người.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự suy giảm tầng ozone, máy sục ozone khử độc lợi ích và ảnh hưởng ( 25 phút )

- Mục đích: Các nhóm báo cáo sản phẩm, trả lời một số câu hỏi dự kiến nhằm làm rõ nội dung thuyết trình

- Phương pháp & KTDH : Đàm thoại phát hiện, phương pháp đóng vai.

- Tổ chức :

Hoạt động GV

Họat động của HS

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo, thời gian cho mỗi nhóm 10 phút

- Phát vấn câu hỏi có liên quan đến chủ đề.

- Mỗi nhóm có 5-7 phút trình bày bài báo cáo (bằng powerpoint) những nội dung đã tìm hiểu và trả lời các câu hỏi nhóm khác.

- Trong quá trình nhóm bạn báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe và đưa ra các câu hỏi, đánh giá theo phiếu đánh giá.

Một số câu hỏi dự kiến:

Câu 1: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo của oxygen và ozone? Dựa vào liên kết hóa học giải thích vì sao ozone có tính oxi hóa mạnh hơn oxygen ?

Câu 2: Tại sao ozone (M= 48) nặng hơn oxygen (M = 32) nhưng trong khí quyển ozone lại nằm trên oxygen ?

Câu 3: Tại sao khí ozone lại có khả  năng sát trùng và khử độc ? Tại sao sau cơn mưa không khí lại trở nên trong lành hơn ?

Câu 4: Liệu máy sục khí ozone có thể loại bỏ hoàn toàn được chất độc trong sản phẩm cần làm sạch không ? Vậy có nên sử dụng máy sục ozone khử độc không ?

Câu trả lời:

Câu 1:

- So sánh thành phần cấu tạo của oxygen và ozone:

+) Giống nhau: Đều được cấu tạo nên từ nguyên tử oxi.

+) Khác nhau: Oxygen được tạo bởi 2 nguyên tử oxi , ozone được tạo bởi 3 nguyên tử oxi.

- Phân tử oxygen có 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực (O = O) . Phân tử ozone có ba nguyên tử oxi liên kết với nhau, trong đó nguyên tử trung tâm tạo nên một liên kết cho - nhận với một trong hai nguyên tử oxi và hai liên kết cộng hóa trị với nguyên tử oxi còn lại   

Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (ảnh 1)

 Ozone có tính oxi hóa mạnh hơn oxygen vì trong liên kết của O3 có 1 liên kết đơn không bền (liên kết cho nhận) dễ gãy phân hủy thành nguyên tử oxi và phân tử oxi trong khi đó O2 chỉ có liên kết đôi khá bền .

Câu 2:

Trong khí quyển có 1 cân bằng giữa O3 và O2 như sau:   Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (ảnh 2)
O3 nặng hơn O2 nên có xu hướng xuống dưới, phía dưới là vùng của bức xạ tử ngoại gần (2400-3600 angstron) nên phân hủy O3 thành O2, cân bằng dịch chuyển sang phải, do đó ở phía dưới tồn tại chủ yếu là O2. O2 nhẹ hơn có xu hướng bay lên cao,tuy nhiên lên cao O2 hấp thu bức xạ tử ngoại có bước sóng (1600-2400 angstron) lại thành O3 như sau: O2       hv        2O, O +  O2              O3 do đó phía trên tồn tại chủ yếu là O3
cân bằng O3                 O2 + O giữ cho nồng độ O trên tầng cao của khí quyển có nồng độ hầu như không đổi.

Câu 3:

- Ozone có khả năng sát trùng, khử độc vì ozone có tính oxi hóa mạnh. Do ozone là một chất kém bền dễ phân hủy tạo thành oxygen phân tử và oxi nguyên tử. Vì oxi nguyên tử có 6e lớp ngoài cùng và có độ âm điện khá lớn ( kém mỗi flo) nên rất dễ nhận thêm 2e để trở thành cấu hình bền vững. Chính vì vậy oxygen nguyên tử có tính oxi hóa mạnh và làm cho ozone có khả năng sát trùng, khử độc.

- Sau cơn mưa, ta cảm thấy không khí trong lành hơn vì: Một là nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch. Hai là trong cơn giông đã xảy ra phản ứng hoá học do tác dụng của tia lửa điện, oxi biến thành ozon. Trong không khí chứa một lượng rất nhỏ ozone ( dưới 1 phần triệu theo thể tích) do tính khử độc nên có tác dụng làm cho không khí trong lành hơn.

Câu 4:

- Máy sục ozone không khử được hoàn toàn chất độc có trong sản phẩm cần làm sạch mà máy chỉ diệt khuẩn được bề mặt, còn nếu thực phẩm có dùng hóa chất thì máy cũng không thể loại bỏ được. Hơn nữa trong quá trình hoạt động, máy sinh ra khí nitrogen dioxide (NO2). Nếu thường xuyên hít phải khí này sẽ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp. Theo WHO, nồng độ an toàn của ozone là < 0,06 ppm trong 8 giờ. Khi xuất hiện mùi hôi tanh thì đã vượt qua ngưỡng an toàn. Như vậy có thể máy sử dụng đang tạo quá nhiều O3. Người sử dụng cần tắt và tránh xa thiết bị này.

- Chúng ta nên sử dụng máy sục ozone khử độc bởi hiện nay con người lạm dụng hóa chất trên thực phẩm với mục đích tăng lợi ích kinh tế. Mặc dù, máy sục ozone khử độc chỉ có thể làm sạch được bề mặt nhưng chắc chắn sẽ tốt hơn nếu như chúng ta không làm gì mà sử dụng luôn. Tuy nhiên nếu sử dụng máy sục ozone thì chúng ta nên sử dụng máy có kiểm định chất lượng, nếu mua các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc không những không làm sạch được thực phẩm mà ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như các gia đình có nhu cầu mua máy sục ozone khử độc cần lưu ý như sau:

·        Sử dụng sau khi sản phẩm đã được rửa sạch

·        Sử dụng các loại chậu bằng inox, thủy tinh, nhựa dùng cho thực phẩm…

·        Khu vực sử dụng cần thông thoáng, tránh trường hợp nâng cao nồng độ đột ngột

·        Dùng găng tay khi sục rửa thực phẩm.

Hoạt động 3: Tổng hợp kiến thức tính chất, ứng dụng của ozone và ozone trong tự nhiên (13 phút)

- Mục đích: Tổng hợp thông tin, tổ chức cho học sinh hoàn thành phiếu ghi bài.

- Phương pháp & KTDH : Phương pháp thuyết trình.

- Tổ chức:

Hoạt động GV

Họat động của HS

- Tổ chức cho HS hoàn thành phiếu ghi bài (5 phút) .

- GV cho các nhóm xung phong trả lời các nội dung phiếu ghi bài. - GV giáo dục ý thức bảo vệ tầng ozone, cách bảo vệ chính bản thân qua một đoạn phim Ozone (3,5 phút).

- HS hoàn thành phiếu ghi bài

*Link phim :

https://www.youtube.com/watch?v=YMkhbAsyXM8&t=112s

* Link làm phiếu ghi bài online:

https://docs.google.com/document/d/1Oxu_j1ypdGMXZslswHUrGq9iy9Me4Mmw_ZkydGlHXVs/edit?usp=sharing

 

Phiếu ghi bài

OZONE VÀ SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Tính chất ozone

a. Tính chất vật lý

- Ozone là một dạng .................... của oxygen

- Khí ozone màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, ozone hóa lỏng ở -1120C, tan trong nước nhiều hơn oxygen.

b. Tính chất hóa học

O3 có tính.................... , và .................... hơn O2. Ozone oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ.

Ở nhiệt độ thường: O2 + Ag →

                                  O3 + Ag →

2. Ozone trong tự nhiên

- Ozone tập trung nhiều ở lớp khí quyển trên cao cách mặt đất 20-30km.

- Trên tầng cao, O3 được tạo thành do sự phóng điện (tia chớp, sét) hoặc do tia tử ngoại chuyển hóa các phân tử oxi thành ozone:

............. ......................................................................... ....................................................

3. Ứng dụng ozone

- Có tác dụng làm cho không khí trong lành với một lượng rất nhỏ (dưới 1 phần triệu theo thể tích). Với lượng lớn sẽ gây hại cho con người.

- Dùng tẩy trắng tinh bột, dầu ăn,…

- Khử trùng nước ăn, khử mùi, bảo quản hoa quả

- Dùng chữa sâu răng trong y khoa.

*Note: Đối với con người, nồng độ ozone an toàn không vượt quá ngưỡng ........ ppm trong 8 giờ; 90% vi khuẩn bị chết với nồng độ không vượt quá ngưỡng ………ppm.

4. Thảo luận

Sau khi xem xong đoạn phim tài liệu,  em sẽ làm gì bảo vệ bản thân và mọi người để ngăn chặn tác hại của tia cực tím – hệ quả của suy giảm tầng ozone ?

....................................................................................... ....................................................

........................................................................................ ..................................................

Hoạt động 4: Nhận xét, củng cố, dặn dò (5 phút)

- Mục đích: Nhận xét giờ học, củng cố  và đánh giá kiến thức cho học sinh thông qua trò chơi trên Quizizz.

- Phương pháp & KTDH : Tổ chức chơi trò chơi

- Tổ chức:

+       GV tóm tắt nôi dung bài học.

+       GV thu phiếu tự đánh giá cá nhân, phiếu đánh giá thuyết trình nhóm.

+       GV nhận xét đánh giá sơ bộ về tình hình lớp học: nhận xét về cách báo cáo, rút kinh nghiệm cho HS.

Bài tập đánh giá (sử dụng Quizizz)

Link: https://quizizz.com/admin/quiz/5e9efa4f9071d8001bad7842/bai-tp-anh-gia?fbclid=IwAR0TwT4S7tSfLZAJjuAxTsyerVvOK5zlt65RF0NqMz_vvEj0GpEPhO-rTEc

Câu 1: Ở nhiệt độ thường

A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.

B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.

C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.

D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.

Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Khử trùng nước sinh hoạt.

B. Chữa sâu răng.

C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Câu 3: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?

A. Ozon trơ về mặt hóa học.

B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.

C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.

D. Ozon không tác dụng được với nước.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khí oxi không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Khí ozon màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.

C. Ozon là một dạng thù hình của oxi, có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

D. Ozon và oxi đều được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.

Câu 5: Đơn chất O2 và O3 là thù hình của nhau vì

A. có số lượng nguyên tử khác nhau.

B. đều có tính oxi hóa.

C. đều được cấu tạo nên từ nguyên tố oxi.

D. chúng đều là chất khí.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM THUYẾT TRÌNH

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm thuyết trình: ............................................................................................................................................

2. Nhóm chấm điểm: ..........................................................................................................................................

3. Đề tài thuyết trình

..........................................................................................................................................

4. Thời điểm thuyết trình:  

Tiết……….ngày……….tháng………năm…..................................................................

5. Thời gian nộp bài cho giáo  viên:   ..........................................................................................................................................

6. Tổng thời gian thuyết trình cho phép:   ..........................................................................................................................................

II. PHẦN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM

 

 

Tiêu chí

 

Mô tả tiêu chí

Đim

1

2

TB

3

K

4

T

5

XS

TC

 

 

 

 

Nội dung thuyết trình

1. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng (giới thiệu, các  nội dung chính, kết luận vấn đề)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

/40

2. Bảo đảm đầy đủ những kiến thức cơ bản về vấn đề cần trình bày

 

 

 

 

 

3. Thông tin đưa ra chính xác, khoa học

 

 

 

 

 

4. Trình bày trọng tâm, làm nổi bật vấn đề, không lan man

 

 

 

 

 

5. Mở rộng thêm thông tin, dẫn chứng ngoài SGK

 

 

 

 

 

6. Biết chọn lọc nội dung làm điểm nhấn trong bài thuyết trình

 

 

 

 

 

7. Cập nhật các vấn đề mới mẻ, thời sự liên quan đến vấn đề

 

 

 

 

 

8. Trả lời tốt những câu h ỏi thảo luận thêm (do giáo viên hoặc các học sinh khác đặt ra)

 

 

 

 

 

 

 

Hình thức thuyết trình

9. Có sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ bài trình chiếu

(powerpoint, prezi hoặc tranh ảnh, sơ đồ…)

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

/20

10. Các công c ụ hỗ trợ có hình th ức tốt (hình ảnh sắc nét,

kích thước không quánh ỏ, cỡ chữ trình chi ếu hợp lý, d ễ nhìn, phông n ền làm n ổi bật chữ viết…)

 

 

 

 

 

11. Sử dụng công cụ hỗ trợ phù  h ợp nội dung thuyết trình

(hình ảnh phù hợp nội dung, các sơ đồ bảng biểu thiết kế hợp lý…)

 

 

 

 

 

12. Có sự sáng tạo, ấn tượng trong việc sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

Phong cách thuyết trình

13. Phong thái tự tin (đứng thẳng, nét mặt vui tươi), có sử dụng ngôn ngữ cơ thể (tay chỉ, giao lưu bằng ánh mắt với người nghe…)

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

/20

14. Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, ề à hoặc có những từ ngữ thừa (à, ờ, thì, mà, là…)

 

 

 

 

 

15. Tốc độ nói vừa phải, nhấn giọng ở những điểm quan trọng

 

 

 

 

 

16. Giọng nói truyền cảm, lên xống giọng hợp lý

 

 

 

 

 

Thời gian thuyết trình

17. Nộp bài thuy ết trình cho giáo viên trước thời điểm thuyết trình ít nhất 01 ngày

 

 

 

 

 

 

…..

/10

18. Thời gian thuyết trình vừa đủ, không vi phạm thời gian tối thiểu hoặc tối đa cho phép

 

 

 

 

 

Hợp tác nhóm

19. Có sự phân chia công việc hợp lý giữa các thành viên trong nhóm

 

 

 

 

 

…..

/10

20. Cósự hỗ trợ, kết hợp giữa các thành viên khi lên thuyết trình

 

 

 

 

 

 

                                                                             Tổng cộng:          /100 điểm

Ghi chú: Mô tả mức độ đánh giá:

-Mức độ XS( xuất sắc) : Đạt từ 90% đến 100% yêu cầu của mỗi tiêu chí.

-Mức độ T( tốt ) : Đạt từ 80% đến dưới 90% yêu cầu của mỗi tiêu chí.

-Mức độ K ( khá ) : Đạt từ 65 % đến dưới 80% yêu cầu của mỗi tiêu chí.

-Mức độ TB ( trung bình ) : Đạt từ 50% đến dưới 65 % yêu cầu của mỗi tiêu chí.

-Mức độ CĐ ( chưa đạt ) : Đạt dưới 50% yêu cầu của mỗi tiêu chí.

 

BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM CHO CÁC CÁ NHÂN TRONG NHÓM

Họ và tên: …………………………………………………………

Nhóm: …………………………………………………………...

Nội dung đánh giá

Điểm

HS tự cho điểm

1) Tham gia các buổi họp nhóm

15

 

·        Đầy đủ

15

 

·        Thường xuyên

10

 

·        1 vài buổi

5

 

·        Không buổi nào

0

 

2) Tham gia đóng góp ý kiến

15

 

·        Tích cực

15

 

·        Thường xuyên

10

 

·        Thỉnh thoảng

5

 

·        Không bao giờ

0

 

3) Hoàn thành phần công việc của nhóm giao đúng thời hạn

20

 

·        Luôn luôn

20

 

·        Thường xuyên

15

 

·        Thỉnh thoảng

10

 

·        Không bao giờ

0

 

4) Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng

20

 

·        Luôn luôn

20

 

·        Thường xuyên

15

 

·        Thỉnh thoảng

10

 

·        Không bao giờ

0

 

5) Có ý tưởng mới, hay, sáng tạo đóng góp cho nhóm

15

 

·        Luôn luôn

15

 

·        Thường xuyên

10

 

·        Thỉnh thoảng

5

 

·        Không bao giờ

0

 

6) Hợp tác tốt với các thành viên  khác trong nhóm

15

 

·        Tốt

15

 

·        Bình thường

10

 

·        Không được tốt

5

 

 

                                                              ………………………………..Tổng điểm: 100

Tiêu chuẩn đánh giá

-         Từ 80-100 điểm: Loại tốt

-         Từ 60-79 điểm: Loại khá

-         Từ 40-59 điểm: Loại trung bình

-         Dưới 49 điểm: Loại yếu

Đánh giá của nhóm trưởng:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đánh giá của giáo viên:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                                                Nhóm trưởng kí và ghi rõ họ tên

 

Xem thêm
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Hóa 10 bài Ozone theo phương pháp Webquest mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống