Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất

Tải xuống 8 1.8 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất  theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tiết 39 - Bài 23: HIDRO CLORUA

AXIT CLOHIDRIC VÀ MUỐI CLORUA (tiết 1)

Người soạn : SV thực tập : Nguyễn Thu Trang 

I.                  Mục tiêu

1.     Kiến thức

HS:

-         Nêu được cấu tạo phân tử, tính chất của hidro clorua.

-         Trình bày được tính chất vật lý của axit clohidric.

-         Giải thích được các tính chất hoá học của axit clohidric.

2.     Kĩ năng

-         Viết công thức electron, công thức phân tử.

-         Dự đoán, kiểm chứng, kết luận được qua thí nghiệm hoá học.

-         Viết các PTHH chứng minh tính chất hóa học của axit HCl.

3.     Thái độ

-         Có thái độ tích cực, hứng thú học tập.

-         Vận dụng những kiến thức đã học về axit clohidric giải quyết một số vấn đề liên quan đến hóa học trong cuộc sống, sản xuất.

4.     Định hướng năng lực

-         Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-         Năng lực thực nghiệm hoá học.

-         Năng lực giải quyết vấn đề.

-         Năng lực hợp tác.

-         Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

-         Năng lực sáng tạo,

5.     Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học

Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

-         Phương pháp đàm thoại tìm tòi.

-         Phương pháp thuyết trình.

-         Phương pháp dạy học hợp tác.

-         Phương pháp trực quan.

II.               Chuẩn bị

1.     Giáo viên

-         Giáo án word, giáo án power point, phiếu học tập cho HS.

-         Video thí nghiệm.

-         Máy tính, máy chiếu.

2.     Học sinh

Xem laị kiến thức về liên kết hoá học và đọc trước bài.

III.           Tiến trình dạy học

●       Hoạt động 1: Vào bài ( 2 phút)

Mục tiêu: Đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài, tạo hứng thú cho học sinh.

GV đặt vấn đề: Thức ăn của chúng ta vốn được tạo nên từ những chất có khối lượng phân tử rất lớn như tinh bột, chất đạm hay chất béo. Ta chỉ có thể hấp thụ được những hợp chất này nhờ có axit clohidric trong dạ dày. Nồng độ axit thích hợp sẽ giúp chuyển hoá các chất trong thức ăn thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ. Không chỉ vậy, trong công nghiệp, axit clohidric dùng để điều chế nhiều hóa chất quan trọng khác. Vậy hidro clorua và dung dịch tạo thành khi hoà tan vào nước của nó (axit clohidric) có những tính chất vật lý, hóa học gì? Nó được điều chế ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nội dung này.

 

●       Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử hidro clorua ( 5 phút)

Mục tiêu: HS trình bày được cấu tạo phân tử của hidro clorua.

Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

-GV: dựa vào kiến thức đã học về liên kết hóa học, GV yêu cầu học sinh viết công thức electron, công thức cấu tạo phân tử HCl.

-HS viết cấu tạo phân tử HCl.

-GV yêu cầu HS khác nhận xét, cho biết liên kết giữa H và Cl thuộc loại liên kết gì?

-HS: liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hoá trị có cực.

-GV kết luận.

I. Hidro clorua

1. Cấu tạo phân tử

        H:Cl  hay H – Cl

 

Kết luận:  HCl là hợp chất cộng hóa trị có cực.

 

●       Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của hidroclorua ( 10 phút)

Mục tiêu: HS trình bày được tính chất của hidroclorua.

                Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận về tính chất của hidro clorua.

Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

- GV: Cho HS quan sát bình đựng khí hidro clorua và kết hợp với SGK, yêu cầu HS nhận xét hidro clorua ở trạng thái gì? Màu sắc, mùi, tính độc, nặng hay nhẹ hơn không khí?

- HS: Chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí; Là một khí độc.

- GV: Hidro clorua là một chất khí, em hãy dự đoán khí hidro clorua có tan trong nước hay không? Độ tan của nó như thế nào?

- HS: Dự đoán:

         - Tan nhiều trong nước

         - Tan ít trong nước

         - Không tan trong nước

- GV trình chiếu video thí nghiệm về tính tan của khí HCl trong nước.

- HS: quan sát video, nêu hiện tượng.

- GV: Yêu cầu HS giải thích vì sao nước lại phun vào bình thành tia? Dung dịch thu được có tính chất gì? Tên gọi dung dịch thu được?

- GV: Nhận xét và kết luận rút ra kết luận về tính tan của khí HCl trong nước và tính chất của dung dịch thu được.

 

2. Tính chất

- Chất khí, không màu, mùi xốc, độc.

- Tỉ khối: Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất (ảnh 1)

⇒ nặng hơn không khí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Khí hidro clorua tan nhiều trong nước => dung dịch axit clohidric có tính axit.

 

●       Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất vật lý của axit clohidric (5 phút)

Mục tiêu: HS biết được tính chất vật lý của axit clohidric.

Phương pháp : Phương tiện trực quan, đàm thoại.

Hoạt động cụ thể:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết trạng thái, màu sắc, mùi, nồng độ và khối lượng riêng của axit clohidric.

-HS trả lời.

-GV đặt vấn đề: ngoài ra dung dịch HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm. Yêu cầu HS giải thích hiện tượng “bốc khói”?

-HS: do axit clohidric đặc dễ bay hơi, khí HCl thoát ra kết hợp với hơi nước trong không khí tạo ra những hạt dung dịch nhỏ như sương mù ? “bốc khói”.

- GV: kết luận.

 

II. Axit clohidric

1.Tính chất vật lí

- Chất lỏng, không màu, mùi xốc.

- Ở 20oC, nồng độ đặc nhất là 37%.

D= 1,19 g/cm3.

-Dung dịch HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm.

 

 

 

●       Hoạt động 5: Tìm hiểu về tính chất hoá học của axit clohidric (20 phút)

Mục tiêu: Biết được tính chất hoá học của axit clohidric:

   - Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được tính chất hóa học của dung dịch HCl.

   - Viết các phương trình hóa học và chứng minh tính axit, tính khử của dung dịch HCl.

Phương pháp: Phương pháp trực quan, kiểm chứng và dạy học hợp tác.

Hoạt động cụ thể:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

- GV: Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9, nêu tính chất hoá học chung của axit và dự đoán tính chất hoá học của axit clohidric.

- HS trả lời.

- GV cho HS xem video kiểm chứng: thí nghiệm giữa dung dịch HCl loãng với quỳ tím, CuO, NaOH, CaCO3, Fe

- HS quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập.

- GV gọi từng đại diện nhóm nêu hiện tượng và viết PTHH cho từng thí nghiệm lên trên bảng.

- HS nêu hiện tượng và lên bảng viết PTHH.

- GV nhận xét và yêu cầu học sinh rút ra tính chất của axit clohidric.

- HS thảo luận và rút ra nhận xét về tính axit của dung dịch HCl.

- GV: Nguyên nhân gây nên tính axit trên?

- HS trả lời.

 

-GV đặt vấn đề : Trong các phản ứng trên, chúng ta đã xét về vai trò của ion  H+ còn ion Cl- thì sao? Dựa vào số oxi hoá của Cl trong HCl, yêu cầu HS dự đoán tính chất của HCl. Từ đó cho biết HCl có khả năng phản ứng được với chất nào? Lấy ví dụ.

 

- HS: Trong phân tử HCl, nguyên tố clo có số oxi hoá thấp nhất là -1 =>HCl có tính khử => có khả năng tác dụng với chất oxi hoá mạnh như MnO2, KMnO4 ,…

- GV yêu cầu HS viết PTHH và xác định vai trò của Cl- (HCl) trong phản ứng.

- HS viết PTHH, xác định số oxi hoá, từ đó xác định vai trò của Cl- (HCl) trong phản ứng.

- GV: Nhận xét và rút ra kết luận.

 

- GV nhắc lại và tổng kết tính chất hoá học của HCl theo sơ đồ.

 

(thu lại phiếu học tập)

 

II. Axit clohidric

1.Tính chất vật lí

2. Tính chất hoá học

- Làm quỳ tím chuyển đỏ.

- Tác dụng với oxit bazo.

- Tác dụng với bazo.

- Tác dụng với muối.

- Tác dụng với kim loại ( đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học).

 

⇨     Dung dịch axit clohidric là axit mạnh, có đầy đủ tính chất hoá học chung của axit.

(do ion H+ gây nên).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

⇨     HCl có tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh.

 (do Cl- →   Clo + 1e ).

 

      H+Cl-

           
       
 
 
     

 


                             

+Tính axit            Tính khử

(do ion H+)          (do ion Cl-)

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP

 

Con hãy chú ý quan sát các thí nghiệm, ghi lại hiện tượng, giải thích hiện tượng và viết PTHH vào bảng sau:

 

Thí nghiệm

Hiện tượng

Giải thích, viết PTHH

TN1 : dd HCl làm đổi màu quỳ tím

 

 

TN2 : dd HCl tác dụng với CuO

 

 

TN3 :dd HCl tác dụng với Mg(OH)2

 

 

TN4 :dd HCl tác dụng với CaCO3

 

 

TN5 :dd HCl tác dụng với đinh sắt 

 

 

 

IV.            Củng cố ( 3 phút)

-         GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học

-         BTVN:1,6,7 sgk

 

 

Xác nhận của GV hướng dẫn

 

 

 

Xem thêm
Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Hóa học 10 bài 23: hidroclorua-axit clohidric mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống