Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 28: CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH (T2) MỚI NHẤT – CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 28: CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH (T2)
I-MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài HS.
1:Về kiến thức : Biết được các khoản chi tiêu và sự khác nhau về mức chi tiêu
của các hộ gia đình ở Việt nam cac biện pháp cân đối, thu chi trong gia đình.
2:Về kỹ năng : Làm được một số công việc giúp đở gia đình và có ý thức tiết
kiệm trong chi tiêu.
3:Về thái độ : Giáo dục HS biết tiết kiệm trong chi tiêu.
II-CHUẨN BỊ :
1:GV: PhiÕu häc tËp,B¶ng phô
III-TIẾN TRÌNH :
1/ Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm diện HS.
2/ Kiểm tra bài cũ : (5’)
1/ Bài tập 1 trang 133 SGK
-Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa, tinh thần của các
thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
2/ Bài tập 2 trang 133 SGK
-Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần
-Chi cho nhu cầu vật chất
3/ Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | NỘI DUNG BÀI HỌC |
* GV hướng dẫn giúp HS xác định những khoản phải mua, những khoản tự cấp |
IV-Cân đối thu chi trong gia đình |
* Giải thích cụm từ hoặc chi trả + Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình * GV cho HS xem ví dụ trong SGK trang 130. HS cho ví dụ * GV cho thêm ví dụ Gia đình em có 6 người, ông, bà, bố, mẹ, chị gái và em mỗi tháng có mức thu nhập bằng tiền là : 1.000.000 đ -Chi cho các nhu cầu +Tiền ăn uống 600.000 đ +Tiền học 150.000 đ +Tiền đi lại 100.000 đ +Chi khác 150.000 đ Tổng chi 1.000.000 đ + Để tiết kiệm 0 đ + Nêu ích lợi của thu chi cân đối và tác hại của thu chi không cân đối * Mỗi gia đình và cá nhân phải luôn có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhằm dành cho những nhu cầu đột xuất tích lũy để mua sắm. * GV hướng dẫn HS nhận xét về cơ cấu chi tiêu và mức chi tiêu của gia đình. Ví dụ trang 130, 131 SGK. |
Là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành một phần tích lũy cho gia đình. 1/ Chi tiêu hợp lý -Ở thành thị : - ë n«ng th«n. |
HS thảo luận nhóm trả lời + Chi tiêu như vậy đã hợp lý chưa + Như thế nào là chi tiêu hợp lý ? + Gia đình em chi tiêu như thế nào ? + Em làm gì để tiết kiệm ? * Nêu một số gương HS tiết kiệm để giúp đở xã hội + Giải thích câu “tiết kiệm là quốc sách” + Nêu ví dụ về những nhu cầu về bản thân và nhận xét nhu cầu nào rất cần, chưa cần, không cần. * GV giải thích cho HS hiểu cách lựa chọn chi tiêu tiết kiệm * GV hướng dẫn HS quan sát hình 4-3 trang 132 SGK. HS quan sát hình 4-3 trả lời + Mua hàng khi nào ? + Mua hàng nào + Mua hàng ở đâu ? + Em quyết định mua hàng khi nào ? * GV có thể nêu các loại tích lũy cho HS làm quen -Muốn có kiến thức phải học tập |
2/ Biện pháp cân đối thu chi a-Chi tiêu theo KH Là xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng thu nhập b-Tích lũy (tiết kiệm) Mỗi cá nhân gia đình đều phải có KN tích lũy |
-Muốn có vốn sống phải “ học ăn, học nói, học gói, học mở” -Tích lũy phải theo cách “ kiến tha lâu cũng đầy tổ” -Hàng ngày có ý thức tiết kiệm ta sẻ có một khoản tiền chi cho các nhu cầu cần thiết |
-Có tích lũy nhờ tiết kiệm chi tiêu hàng ngày -Tích lũy giúp chúng ta có một khoản tiền để chi cho những việc đột xuất, mua sắm hoặc để phát triển kinh tế gia đình |
4/ Củng cố: ( 5’)
1/ Chi tiêu của một gia đình ở thành phố và nông thôn như thế nào ?
Khác nhau cả về tổng mức và cơ cấu
2/ Hãy kể những biện pháp cân đối thu chi
- Chi tiêu theo KH
- Tích lũy
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà : ( 2’)
-Về nhà học thuộc bài
-Chuẩn bị
-Bài thực hành
-Xác định thu nhập của gia đình
-Xác định mức chi tiêu của gia đình.