GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512

Tải xuống 12 6.2 K 137

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 ÔN TẬP HKI (TIẾP THEO)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu và nắm chắc được nội dung kiến thức chương I, chương
II
2. Kĩ năng: Biết cách trình bày kiến thức và vận dụng kiến thức vào trong
bài kiểm tra học kỳ I
Biết vận dụng những kĩ năng đã được học vào trong thực tế.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hăng say, tự chủ động về kiến thức
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, hệ thống câu hỏi ôn tập
2. Học sinh: Vở ghi, SGK
C. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp: ……………………………………………………………
2
. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA
GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hệ thống
lại toàn bộ kiến thức
của học kỳ I
GV: Em hãy cho biết
trong chương I, chúng ta
cần nắm chắc được
những nội dung nào?
I. Kiến thức cần nhớ
Chương I: May mặc trong gia đình
- Các loại vải thường dùng trong may mặc
- Lựa chọn trang phục
- Sử dụng và bảo quản trang phục
Chương II: Trang trí nhà ở
- Vai trò của nhà ở đối với cuộc sống con người

 

HS: Suy nghĩ trong 5'
Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, bổ xung
và kết luận
GV: Ghi câu hỏi ôn tập
lên bảng và chia lớp
thành 6 nhóm
Mỗi nhóm thảo luận một
câu hỏi
Sau khi các nhóm thảo
luận trong 15 phút. Đại
diện các nhóm trình bày
trước lớp nội dung của
từng nhóm
Các nhóm khác nhận
xét, bổ xung
GV: Nhận xét, tổng hợp
và kết luận
- Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
- Trang trí nhà ở
+ Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật
+ Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Em hãy trình bày quy trình giặt - phơi?
- Lấy các đồ vật còn sót lại trong túi áo, túi quần ra.
- Tách riêng quần áo sáng màu và quần áo màu.
- Ngâm quần áo 10 -15 phút trong nước lã trước khi vò
xà phòng.
- Vò kĩ bằng xà phòng những chỗ bẩn (cổ áo, cổ tay,
gấu áo quần) rồi ngâm 15-30 phút.
- Giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch.
- Vắt kĩ và phơi.
Câu 2: Trang phục là gì? Cách phân chia loại trang
phục?
- Trang phục: Bao gồm các loại áo quần và một số vật
dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất, khăn
quàng…trong đó áo quần là vật dụng quan trọng nhất.
- Có 4 loại trang phục:
+ Theo thời tiết: Trang phục mùa lạnh, trang phục mùa
nóng.
+ Theo công dụng: Trang phục lễ hội, đồng phục,
trang phục thể thao…
+ Theo lứa tuổi: Trang phục trẻ em, trang phục người
đứng tuổi.
+ Theo giới tính: Trang phục nam, trang phục nữ.
Câu 3: Bảo quản trang phục gồm những công việc
chính nào? Sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa
như thế nào trong cuộc sống của con người?

 

* Bảo quản trang phục gồm những công việc chính:
+ Giặt phơi
+ Là ủi
+ Cất giữ
* Sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng
trong cuộc sống của con người vì:
+ Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động công
việc và hoàn cảnh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối
với công việc và thiện cảm của mọi người đối với
mình.
+ Biết mặc thay đổi, phối hợp áo, quần hợp lý về màu
sắc, hoa văn sẽ làm phong phú thêm trang phục hiện
có.
+ Bảo quản trang phục đúng kỹ thuật sẽ giữ được vẻ
đẹp, độ bền của trang phục tiết kiệm chi tiêu cho may
mặc.
Câu 4: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời
sống con người?
+ Nhà ở là nơi trú ngụ của con người.
+ Nhà ở bảo vệ con người tránh những ảnh hưởng xấu
của thiên nhiên và xã hội.
+ Là nơi thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần của
mọi thành viên trong gia đình.
Câu 5: Thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Vì sao
phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
* Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là nhà ở có môi trường sống
luôn luôn sạch sẽ, điều đó khẳng định có sự chăm sóc
và gìn giữ bởi bàn tay của con người.
* Phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp vì:

 

+ Vì nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ bảo đảm sức khỏe cho
mọi thành viên trong gia đình.
+ Tiết kiệm thời gian khi tìm vật dụng.
+ Làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Câu 6: Phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn
nắp?
- Mỗi người cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp: giữ vệ
sinh cá nhân, không khạc nhổ, không vức rác bừa bãi,
các vật dụng để đúng nơi quy định…
- Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở: quét dọn,
lau chùi, đổ rác đúng nơi quy định…
- Nên dọn dẹp nhà ở thường xuyên để ít mất thời gian
và đạt hiệu quả tốt hơn.
Câu 7: Hãy nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong
trang trí nhà ở.
- Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên
nhiên.
- Làm cho nhà ở đẹp, mát mẻ hơn.
- Góp phần làm sạch không khí.
- Đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau
những giờ lao động, học tập mệt mỏi.
C©u 8: Tranh ảnh có công dụng trong trang trí
nhà ở gì? Nêu cách chọn tranh ảnh.
* Tranh ảnh có công dụng:
+ Dùng để trang trí tường nhà.
+ Tạo thêm sự vui mắt, duyên dáng cho căn phòng.
+ Tạo cho căn phòng thoải mái, dễ chịu.
* Cách chọn tranh ảnh:
+ Nội dung tranh ảnh: tùy vào ý thích của chủ nhân và
điều kiện kinh tế của gia đình.

 

+ Màu sắc tranh ảnh: phù hợp với màu tường, màu đồ
đạc.
+ Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường.
C©u 9: Gương có công dụng gì trong trang trí nhà
ở? Nêu cách treo gương.
* Gương có công dụng:
+ Dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp cho căn phòng.
+ Tạo cảm giác căn phòng rộng rãi và sáng sủa hơn.
* Các cách treo gương:
+ Treo gương rộng phía trên tràng kỉ, ghế dài tạo cảm
giác chiều sâu cho căn phòng.
+ Treo gương trên một phần tường hoặc toàn bộ tường
sẽ tạo cảm giác rộng hơn đối với phòng nhỏ hẹp.
+ Treo gương trên tủ, kệ hoặc ngay sát cửa ra vào
sẽ làm tăng thêm vẻ thân mật, ấm cúng và tiện sử
dụng.
C©u 10: Trình bày quy trình cắm hoa trang trí?
* Qui trình cắm hoa gồm 2 bước:
- Chuẩn bị:
+ Bình cắm hoa: Có thể dùng bình thấp, bình cao, giá
lẵng...
+ Dụng cụ: Dao, kéo, mút xốp...
+ Hoa: Hoa tươi, mua ở chợ hoặc ở nhà.
- Quy trình thực hiện:
- Lựa chọn hoa, lá, dạng bình cắm sao cho phù hợp
giữa hoa với bình; giữa bình với vị trí cần trang trí.
- Cắt và cắm các cành chính trước (chú ý cắt hoa
trước)

 

- Cắt các cành phụ có độ dài ngắn khác nhau, cắm xen
giữa các cành chính che khuất miệng bình và điểm
thêm hoa lá.
- Đặt bình hoa vào vị trí trang trí.
Câu 11. Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong
trang trí nhà ở ?
* Ý nghĩa của cây cảnh và hoa:
+ Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa làm tăng vẻ
đẹp của nhà ở.
+ Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên
nhiên hơn.
+ Cây cảnh góp phần làm sạch không khí.
+ Trồng, chăm sóc cây cảnh và cắm hoa trang trí đem
lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những giờ lao
động học tập mệt mỏi.
C©u 12: Các loại hoa nào dùng trong trang trí nhà
ở? Kể tên một số loại hoa mà em biết.
- Các loại hoa dùng trong trang trí nhà ở là:
+ Hoa tươi: rất đa dạng và phong phú về chủng loại,
màu sắc, kích thước, mùi hương...
+ Hoa khô: được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy khô,
nhuộm màu sau đó cắm vào bình, lẵng... để trang trí.
+ Hoa giả: rất đa dạng và phong phú, thường được
làm bằng các loại nguyên liệu như giấy mỏng, vải, lụa,
nilon, nhựa... Hoa giả tương đối bền, có nhiều màu
sắc, đa dạng và có thể làm sạch khi bị bẩn nên được sử
dụng nhiều.
Các loại hoa như: hoa cúc, hoa mai, hoa hồng...
Câu 13 (Em hãy chọn những từ, cụm từ trong ngoặc
đơn để điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:

 

Khi kết hợp hai hoặc nhiều loại ....... khác nhau tạo
thành .............. để dệt thành vải gọi là vải......... Vải
sợi pha thường có những .......... của các loại sợi
thành phần.
(ưu điểm, sợi pha, sợi, sợi dệt)
Câu 14Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng
như thế nào đến vóc dáng người mặc?
Câu 15
a)Em hãy nêu vai trò của nhà ở đối với cuộc sống con
người?
b)Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ và ngăn
nắp?
Câu 16
a)Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà
ở?
b) Gia đình em thường trang trí nhà ở bằng hoa gì?

4.Củng cố
- HS về học bài theo hệ thống câu hỏi các nội dung đã thực hiện trong tiết ôn
tập để nắm vững kiến thức học kỳ I
- Chuẩn bị kiểm tra học I
5.Hướng dẫn về nhà
- ¤n tËp chuÈn bÞ cho kiÓm tra häc kỳ I
E. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......
Ngày soạn: 08/12/2017
Ngày giảng:
Tiết 33 KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-
Đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó rút kinh nghiệm cải tiến cách
dạy.
- Nâng cao ý thức tự học ở nhà cho
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập và thi cử. Trình bày bài cẩn thận,
khoa học.
- Biết vận dụng những kĩ năng đã được học vào trong thực tế.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đề bài kiểm tra
2. Học sinh: Kiến thức, bút, nháp
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp: …………………………………………………………………
2
. Kiểm tra bài cũ :
3.Nội dung kiểm tra
3.1 Ma trận đề

Mức độ
Chủ đề
Nhận
biết
Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TN TL TN TL TN TL
1. May
mặc trong
gia đình
- Biết
sử
dụng
trang
phục
phù
- Trình
bày
được
quy
trình
khâu
- Biết
cách
chọn
kiểu
may
phù

 

hợp
với
hoạt
động.
mũi đột
mau.
hợp
vóc
dáng
cơ thể.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1(C6)
0,5
5%
1(C3)
2,0
20%
1(C2)
0,5
5%
3
3,0
30%
2. Trang
trí nhà ở
- Nắm
được
nguyên
tắc
cắm
hoa cơ
bản.
- Biết
được
đồ vật,
hoa và
cây
cảnh
9ung
trong
trang
trí nhà
ở.
- Biết
tác hại
nhà ở
lộn
xộn,
thiếu
vệ
sinh.
- Biết
cách
phân
chia
khu
vực
sinh
hoạt
trong
nhà ở.
- Biết
cách
chọn
tranh
ảnh
trang
trí
nhà ở.
- Liên
hệ
biện
pháp
giữ gìn
nhà ở,
phòng
ở, lớp
học
sạch
sẽ,
ngăn
nắp.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2(C1,5
)
1,0
1(C4)
0,5
5%
1(C3)
0,5
5%
1(C1)
2,0
20%
1(C2)
3,0
30%
6
7,0
70
%

 

10%
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ
3
1,5
15
%
1
0,5
5
%
1
2,0
20
%
1
0,5
5
%
1
2,0
20
%
1
0,5
5
%
1
3,0
30
%
9
10
100
%

3.2 Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi ra tờ giấy kiểm
tra
Câu 1: Nguyên tắc cơ bản của cắm hoa là:
A. Phải có ba cành chính và các cành phụ;
B. Lựa chọn hoa, lá, bình cắm;
C. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về màu sắc và hình dáng;
D. Cần cắm các cành chính trước, các cành phụ sau.
Câu 2: Để tạo cảm giác béo ra, thấp xuống ta không nên chọn kiểu may nào?
A. Kiểu tay bồng; C. Kiểu áo có cầu vai, dún chun;
B. Kiểu thụng; D. Kiểu áo may sát cơ thể.
Câu 3: Ở nông thôn khu vệ sinh cần bố trí ở vị trí nào?

A. Xa nhà, cuối hướng gió;
B. Nơi sáng sủa cấp nước và thoát
nước tốt;
C. Gần nhà, cuối hướng gió;
D. Nơi kín đáo, chắc chắn, an
toàn.

Câu 4: . Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh sẽ làm cho con người:

A. Thêm mệt mỏi;
B. Làm sạch không khí;
C. Tăng sức khỏe cho con người;
D. Quét dọn nhà cửa thường
xuyên.

Câu 5: Có thể trang trí nhà ở bằng:
A. Gương; C. Hoa; B. Cây cảnh; D. Tất cả các ý
trên.
Câu 6: Khi sử dụng trang phục cần lưu ý điều gì?

A. Hợp mốt;
B. Phù hợp với hoạt động;
C. Phải đắt tiền;
D. Nhiều màu sắc sặc sỡ.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1:
(2,0 điểm)
Tranh ảnh được sử dụng để trang trí nhà ở như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm)
Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở, phòng ở, lớp học và khu vực lao động được
phân công luôn sạch sẽ, ngăn nắp?
Câu 3: (2,0 điểm)
Mũi khâu đột mau được thực hiện như thế nào?
.................
Hết.............
3.3 Đáp án – biểu điểm
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C D A A D B

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm
1
(2,0
điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
- Cách sử dụng tranh ảnh:
+ Nội dung của tranh ảnh: Tuỳ thuộc vào ý thích chủ nhân và điều
kiện kinh tế gia đình: tĩnh vật, phong cảnh, ảnh gia đình, ảnh diễn
viên…
+ Màu sắc của tranh ảnh: Cần chọn màu tranh ảnh phù hợp với
màu tường, màu đồ đạc.
+ Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường: Tranh to không
nên treo ở khoảng tường nhỏ và ngược lại; nhiều tranh nhỏ có thể
ghép trên khoảng tường rộng.
1,0
0,5
0,5

 

2
(3,0
điểm)
* Các công việc cần làm:
- Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt văn minh, sạch sẽ, ngăn nắp: Giữ
vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn gọn gàng, các đồ vật dùng xong để
đúng vị trí, không vứt rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung,
không khạc nhổ bậy.
- Các công việc cần làm hàng ngày và định kì: hàng ngày quét
dọn, lau chùi phòng ở, nhà ở, lớp học và khu vực lao động được
phân công, đổ rác đúng nơi qui định; Định kì lau bụi trên cửa kính;
quét mạng nhện phòng ở, lớp học, hành lang; rửa phòng ở, lớp
học, giặt rèm, giặt chăn màn…
- Nhắc nhở các bạn trong phòng, trong lớp thường xuyên làm các
công việc dọn dẹp sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả.
1,0
1,0
1,0
3
(2,0
điểm)
- Vạch 1 đường thẳng ở giữa mảnh vải theo chiều dài bằng bút
chì.
- Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 0,5cm, xuống kim lùi lại
0,25cm, lên kim về phía trước 0,25cm; cứ khâu như vậy cho đến
khi hết đường may.
- Lại mũi khi kết thúc đường khâu.
0,5
1,0
0,5

E. RÚT KINH NGHIỆM
Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra

Lớp
6
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
33HS

 

Xem thêm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 1)
Trang 1
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 2)
Trang 2
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 3)
Trang 3
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 4)
Trang 4
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 5)
Trang 5
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 6)
Trang 6
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 7)
Trang 7
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 8)
Trang 8
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 9)
Trang 9
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT – CV5512 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Công nghệ 6
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống