Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 ÔN TẬP HKI (TIẾP THEO) MỚI NHẤT – CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
ÔN TẬP HKI (TIẾP THEO)
I-Mục tiêu
-Thông qua tiết ôn tập HS.
1, kiến thức :
-Nắm vững những kiến thức kỹ năng về các loại vải thường dùng trong may
mặc, lựa chọn trang phục, sử dụng và bảo quản trang phục.
2, kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng, phân tích, so sánh
3, thái độ :
-Giáo dục HS có tính thẩm mỹ.
II-Chuẩn bị
+ GV: Hệ thống câu hỏi.
+ HS: bản đồ tư duy, SGK.
III-Tổ chức các hoạt động dạy học
1/ Ổn định tổ chức (1’):
2/ Kiểm ta bài cũ : 3/ Giảng bài mới : |
Lồng vào bài mới. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | NỘI DUNG BÀI HỌC |
HĐ1:Tìm hiểu các loại vải thường dùng trong may mặc (10’) Cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 1 câu + Nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha như thế nào ? ( Nhóm 1 ) HĐ2:Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục (10’) + Thế nào là trang phục ? ( nhóm 1) + Chức năng trang phục ( nhóm 1) |
I-Các loại vải thường dùng trong may mặc. * Nguồn gốc, tính chất của các loại vải. -Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoáhọc, vải sợi pha. II-Lựa chọn trang phục. 1/ Trang phục và chức năng của trang phục. -Khái niệm -Các loại trang phục. -Chức năng |
+ Người gầy lựa chọn trang phục như thế nào ? ( nhóm 2 ) + Người béo lùn lựa chọn trang phục như thế nào ? ( nhóm 2 ) HĐ3:Tìm hiểu sử dụng và bảo quản trang phục (10’) + Sử dụng trang phục phù hợp như thế nào ? ( nhóm 2 ) + Cách phối hợp trang phục như thế nào ( nhóm 3 ) + Quy trình giặt như thế nào ?( nhóm 3) + Kể những dụng cụ là ? nhóm 3 + Quy trình là như thế nào ? (nhóm 3) + Cần cất giữ như thế nào ? ( nhóm 4) Bảo vệ cơ thể tranh tác nhân bên ngoài và làm đẹp con người. HĐ4:Tìm hiểu cách trang trí nhà ở (10’) + Nhà ở có vai trò gì với ĐS con người? Liên hệ GĐ em? (nhóm 5) + Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, em cần làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? (nhóm 5) |
2/ Lựa chọn trang phục -Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể. -Chọn vải kiểu may, phù hợp với lứa tuổi. -Sự đồng bộ của trang phục. III-Sử dụng và bảo quản trang phục 1/ Sử dụng trang phục -Cách sử dụng trang phục -Cách phối hợp trang phục 2/ Bảo quản trang phục -Giặt phơi -Là ( ủi ) -Cất giữ. IV. Trang trí nhà ở |
4/ Củng cố (2’)
Nêu chức năng của trang phục như thế nào ?
* GV nhận xét tiết ôn tập
-Tuyên dương những tổ hoạt động tích cực
-Phê bình những tổ chưa tích cực thảo luận
5/ Hướng dẫn học ở nhà :
-Về nhà học ôn lại.
-Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
-Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
-Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật, bằng cây cảnh và hoa.
-Cắm hoa trang trí, tiết sau ôn tập tiếp theo.
KIỂM TRA HKI
I. Mục tiêu
Cấp độ Tên chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu |
Vận dụng | Cộng |
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|||
May mặc trong gia đình |
Nêu được nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên. |
Hiểu được khái niệm về trang phục. |
||
Số câu: 2 Câu Số điểm: 4đ Tỉ lệ 40% |
Số câu: 1 câu Số điểm: 3đ |
Số câu: 1 câu Số điểm: 1đ |
Số câu: 2 câu 4 điểm = 40% |
|
Trang trí nhà ở |
1. Biết được sự cân đối về kích thước các cành hoa cắm. |
Hiểu được qui trình thực hiện cắm hoa. |
Vận dụng trang trí hoa trong nhà ở của gia đình. |
2. Nêu được ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở, các loại hoa dùng để trang trí. |
||||
Số câu: 4 Câu Số điểm: 6đ Tỉ lệ 60% |
Số câu: 2 câu Số điểm: 4đ |
Số câu: 1 câu Số điểm: 1đ |
Số câu: 1 câu Số điểm: 1đ |
Số câu: 4 câu 6 điểm = 60% |
Tổng số câu:6 Tổng số điểm:10 Tỉ lệ 100% |
Số câu: 3 Số điểm: 7 70% |
Số câu: 2 Số điểm: 2 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 1 10% |
Số câu: 6 Số điểm: 10 100% |
I. Trắc nghiệm khách quan (3 đ)
Câu 1: Hãy chọn câu trả lời đúng
Trong cắm hoa trang trí, cành chính thứ hai có độ dài là:
A. Bằng 1/2 cành chính thứ nhất B. Bằng 1/3 cành chính thứ nhất
C. Bằng 1/4 cành chính thứ nhất Câu 2: Chọn các từ sau điền vào chỗ trống: |
D. Bằng cành chính thứ nhất. |
chất liệu vải, hình thức, đồ may mặc, áo quần.
“Trang phục bao gồm các loại……..và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, tất,
khăn quàng,vv... Có nhiều loại trang phục, mỗi loại được may bằng ………và kiểu
may khác nhau với các công dụng khác nhau”.
Câu 3: Điền vào ô trống thứ tự các bước từ 1 đến 4 theo qui trình thực hiện cắm
hoa:
Cắt, tỉa các cành phụ có độ dài ngắn khác nhau, cắm xen để che khuất miệng
bình.
Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm sao cho phù hợp, tạo sự hài hòa.
Cắt, tỉa và cắm các cành chính.
Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí.
II Tự luận (7 điểm)
Câu 1: ( 3 đ)
Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc, tính chất như thế nào?
Câu 2: ( 3 đ)
Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở là gì?
Có thể dùng các loại hoa nào để trang trí?
Câu 3: (1đ)
Trong nhà em, các loại hoa được trang trí ở những vị trí nào?
Trắc nghiệm (3đ)
- Mỗi câu đúng 1 điểm.
Câu 1: A
Câu 2: áo quần/ chất liệu vải
Câu 3: Thứ tự 3 / 1 / 2 / 4.
I. Tự luận (7đ)
Câu 1: (3 điểm)
- Nguồn gốc: dệt bằng dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên có nguồn gốc thực vật
(bông, đay, lanh…) và có nguồn gốc động vật (tơ tằm, len từ lông cừu…) (1,5đ)
- Tính chất: có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu, độ bền
kém. Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan. (1,5đ)
Câu 2: (3 điểm)
Ý nghĩa các loại hoa và cây cảnh: (1,5đ)
- Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và làm cho căn phòng
đẹp, mát mẻ hơn. (0,5đ)
- Cây cảnh góp phần làm không khí trong sạch. (0,5đ)
- Đem lại niềm vui, thư giãn cho con người. Nghề trồng hoa, cây cảnh còn đem
lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. (0,5đ)
Các loại hoa dùng trong trang trí: (1,5đ)
- Hoa tươi: đa dạng phong phú ( có thể kể tên …). (0,5đ)
- Hoa khô: Hoa tươi, lá được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy khô và nhuộm
màu…(0,5đ)
- Hoa giả: đa dạng, phong phú ( nhiều chất liệu: giấy, nhựa, vải, lụa…). Có độ
bền cao, nhiều màu sắc và có thể làm sạch khi bị bụi bẩn. (0,5đ)
Câu 3: (1 điểm)
Học sinh tự liên hệ với nhà mình: ví dụ
- Trang trí hoa ở nóc tủ, kệ… ( cắm dạng thẳng, nghiêng).
- Ở bàn ăn, bàn phòng khách… ( cắm dạng tỏa tròn).
- GV: nhận xét giờ kiểm tra của HS, nêu gương HS tích cực làm bài và phê bình
HS có ý thức kém.
Đọc trước bài chuẩn bị HKII.
………………….******************……………………