Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án

Tải xuống 20 2.2 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án, tài liệu bao gồm 20 trang, tuyển chọn 5 đề thi Văn lớp 10 Học kì 1 của các trường THPT trên cả nước. Tài liệu giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi Học kì 1 môn Văn lớp 10 sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Đề 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề


I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
"Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng
tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Đoạn trích trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Nội dung của đoạn trích là gì? Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề đoạn trích. (1.0
điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo”
đọc sách cũng dần phôi pha”? (0,5 điểm)
Câu 4. Theo anh/chị, đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách). (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.

Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Đề 2

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Môn: Ngữ văn – Lớp: 10
Năm học: 2016-2017 Thời gian: 90 phút


I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
                                               MƯỜI CÁI TRỨNG
"Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây"
(Ca dao Bình Trị Thiên)
Câu 1: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:
"Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung"
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 1.
Câu 3: Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc,
còn chồi nảy cây?
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng):
"Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây"
II. Phần Làm văn: (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ "Tỏ lòng" (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão

 

SỞ GD & ĐT NỘI                                 ĐÁP ÁN TRA HỌC I

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC                                 Môn: Ng văn Lớp: 10

Năm học: 2016-2017

 

 

Phần

Câu

Yêu cầu cần đạt

Điểm

I.

 

- Liệt kê/lặp từ/ lặp cấu trúc ngữ pháp (cú pháp)/tăng cấp (tăng tiến)/ẩn

 

Đọc

Hiểu

1

dụ…

(HS thể kể một trong các biện pháp tu từ trên)

0.25

(3đ)

 

- Tác dụng của liệt kê, lặp từ, lặp câu trúc, tăng cấp: Liệt nhấn

0.75

 

 

mạnh nỗi khổ của người lao động xưa.

- Biện pháp ẩn dụ: Trứng ung những mất mát liên miên xảy ra đối

 

 

2

người lao động.

=> Hình ảnh tượng trưng về nỗi khổ của người lao động xưa.

 

 

 

 

 

 

(HS thể chọn một biện pháp nghệ thuật, chỉ ra biện pháp nghệ

 

 

 

thuật đó và nêu đúng tác dụng).

 

 

 

- Câu ca dao lời tự động viên mình của người lao động xưa.

1.0

 

 

- lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn lạc quan, tin tưởng cuộc sống

 

 

3

còn nhiều khó khăn.

 

 

 

(HS thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo

 

 

 

một trong hai nội dung trên)

 

 

4

- Nội dung: HS thể nói về một trong các thông điệp sau:

1.0

 

 

+ Tinh thần lạc quan trong cuộc sống;

+ Biết chấp nhận khó khăn để tìm cách vượt qua…

 

 

 

- Hình thức:

 

 

 

+ Khoảng 6 8 dòng (có thể hơn hoặc kém 1 dòng),

 

 

 

+ Đúng chính tả, ngữ pháp.

 

 

 

(HS thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo

 

 

 

thể hiện suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về một thông điệp gợi

ra từ câu ca dao)

 

II.

HS thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được

 

Phầ

các yêu cầu sau:

n

 

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: đủ các phần mở bài, thân bài,

 

Tập

1

kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn

0,25

làm

 

đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 


văn

(3đ)

2

Xác định được vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng

Phạm Ngũ Lão.

0,25

 

 

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận

 

 

3

sâu sắc vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lẽ

dẫn chứng. cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới

 

 

mẻ về vấn đề nghị luận.

 

 

- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão; giới thiệu tác phẩm: Tỏ lòng (Thuật

 

 

MB

hoài).

0.5

 

 

- Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ Tỏ lòng.

 

 

TB

- lược về nhà Trần

 

 

 

+ Trong các triều đại phong kiến nhà Trần triều đại để lại nhiều dấu ấn

 

 

 

lịch sử đáng ghi nhớ nhất.

+ Thời đại ấy hun đúc nên những con người vĩ đại trở lại, con người

0.5

 

 

lại làm vẻ vang cho thời đại sản sinh ra mình.

 

 

 

- Nội dung:

 

 

 

+ Vẻ đẹp con người:

. Hình tượng con người kì (Hai câu đầu).

3.0

 

 

. Vẻ đẹp tưởng nhân cách (Hai câu sau).

 

 

 

+ Vẻ đẹp thời đại (HS thể trình bày lồng vào vẻ đẹp con người)

. Chân dung thời đại được phản ánh qua hình tượng con người trung tâm.

. Hình ảnh con người trầm suy nghĩ về ý chí tưởng, hoài bão của

 

 

1.0

 

 

mình sự khúc xạ tuyệt đẹp của chân dung thời đại.

 

 

 

- Nghệ thuật:

 

 

 

+ Thể thơ thât thất ngôn tuyệt Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích

 

 

 

cao.

0.5

 

 

+ Từ ngữ hình ảnh to lớn để miêu tả tầm vóc của con người thời đại nhà

 

 

 

Trần.

 

 

KB

- Nhận xét đánh giá: Con người thời đại nhà Trần (Thời đại Đông A)

thật gần gũi, đẹp đẽ.

0.5

 

4.

Sáng tạo: cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ

về vấn đề nghị luận.

0,25

 

5

Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

trong tiếng Việt.

0,25

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10, 00 điểm

 

 

Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Đề 3

SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

Text Box: ĐỀ I

I.    ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):


ĐỀ KIỂM TRA HỌC I NH: 2016 - 2017

Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10 (90 phút) (Không kể thời gian phát đề)


Đọc văn bản sau trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

(Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)

1.  Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

2.    Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm)

3.  Nêu ý nghĩa của văn bản. (1,0 điểm)

4.   Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN:

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu văn hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt”.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần trong bài thơ

Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.


 

SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ I

 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC I NH: 2016 - 2017

Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10 THỜI GIAN: 90 phút

 

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

 

I

1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật

0,5

2

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: nhân hóa (hạt lúa...

thì ngày đêm mong... thật sự sung sướng)

0,5

 

 

3

Ý nghĩa của văn bản: từ sự lựa chọn cách sống của hai hạt lúa, câu chuyện đề cập đến quan niệm sống của con người: nếu bạn chọn cách sống ích kỉ, bạn sẽ bị lãng quên; ngược lại, nếu bạn chọn cách sống biết cho đi, biết hi sinh, bạn sẽ nhận lại quả ngọt

của cuộc đời.

 

 

1,0

4

Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân giải thuyết phục

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

1

Viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu văn “hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu

hạt”.

 

 

2,0

a

Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết

luận được vấn đề theo phương thức nghị luận.

0,25

 

b

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trong cuộc sống, không nên chỉ thu mình trong vỏ bọc bình yên phải biết vươn ra, chấp

nhận thử thách, chông gai để đóng góp cho cuộc đời.

 

0,25

 

 

 

 

 

 

c

Triển khai vấn đề nghị luận bằng việc vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức hành động…

-   Sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ đó liên tưởng đến sự dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động mục đích cao cả, tốt đẹp của con người.

-   Phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân.

-   Bài học nhận thức hành động: sống phải biết vươn lên chấp

nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình đóng góp cho đời.

1,0

d

Sáng tạo: HS cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,

0,25


 

 

mới mẻ của bản thân, văn viết trong sáng, diễn đạt mạch lạc

 

e

Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt

câu.

0,25

 

2

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm

Ngũ Lão.

 

5,0

 

 

a

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở đầu bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề thành các luận điểm, kết bài kết luận được vấn đề.

 

 

0,5

b

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của con người , thời

đại nhàTrần trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lẽ dẫn chứng.

-  Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão bài thơ “Tỏ lòng”

-  Nêu và phân tích luận đề: vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ:

*Vẻ đẹp của người trai thời Trần:

+ Hình ảnh người tráng sĩ vệ quốc thuở bình Nguyên cầm ngang ngọn giáo bền bỉ bảo vệ non sông với thế hiên ngang, uy dũng, mang tầm vóc vũ trụ.

+ Hình ảnh người anh hùng với quan niệm về chí làm trai, tự ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân với đất nước trong hoàn cảnh giặc xâm lăng (công danh nam tử còn vương nợ)

+ Nỗi thẹn cao cả, khiêm nhường cho thấy cái tâm của một nhân cách lớn, hoài bão lớn: mong có được tài cao chí lớn để đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

*Vẻ đẹp của thời đại nhà Trần:

+ Bằng thủ pháp so sánh phóng đại và sử dụng hình ảnh ước lệ, Phạm Ngũ Lão đã kh ắc họa vẻ đẹp và sức mạnh của đội quân mang hào khí Đông A Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

→ sức mạnh thể chất vô địch, phi thường; sức mạnh tinh thần với khí thế “xung thiên”, quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm

lược.

3,0


 

 

- Đánh giá chung về vẻ đẹp của con người vẻ đẹp thời

đại nhà Trần , đặc sắc nghệ thuật...

 

 

d

Sáng tạo: cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc,

mới mẻ về vấn đề nghị luận, văn phong khoa học, giàu cảm xúc

0,5

 

e

Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt

câu (trừ 0,25 điểm nếu mắc 1 2 lỗi; trên 3 lỗi trừ 0,5 điểm)

0,5

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 ĐIỂM


 

 

 

Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Đề 4

S GD & ĐT THÁI NGUYÊN               Đ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017

TRƯỜNG THPT TRẠI CAU                   Môn: Ngữ văn ; Lớp: 10 (Chương trình bản)

Thời gian làm bài: 90 phút, không k thời gian giao đề

ĐỀ SỐ: 2

Họ tên:…………………………                                        Lớp:……………..

Câu 1 (4,0 điểm)

Cho đoạn thơ sau thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

a.   (1đ) Hãy xác định tên bài thơ, tên tác giả trong đoạn thơ trên?

b.   (1đ) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật

trong câu thơ sau: Tam quân hổ khí thôn ngưu.

c.   (2đ) Từ hai câu thơ sau:

Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

Viết một đoạn văn ngắn (10 đến 15 câu) suy nghĩ của em về tưởng sống của thanh niên trong hội hiện nay.

Câu 2 (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày (Bảo kính cảnh giới số 43) của

Nguyễn Trãi.

 

 

 

                           -Hết                             


HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC I NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Ngữ văn 10 (Chương trình chuẩn)

 

Câu

Ý

ĐÁP ÁN

Điểm

1.

 

Cho đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết hầu

a.    (1đ) Hãy xác đ ịnh tên bài thơ, tên tác giả trong đoạn thơ trên?

b.   (1đ) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong câu thơ sau: Tam quân hổ khí thôn ngưu.

c.  (2đ) Từ hai câu thơ sau:

Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

Viết một đoạn văn ngắn (10 đến 15 câu) suy nghĩ của em về tưởng sống của thanh niên trong hội hiện nay.

4.0 đ

a.

-  Tên bài thơ: Tỏ lòng (Thuật hoài)

-  Tên tác giả: Phạm Ngũ Lão

0,5đ

0,5 đ

b.

-  NT: so sánh, phóng đại: ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.

-  Tác dụng: + Cụ thể hoá sức mạnh vật chất

+ Khái quát hoá sức mạnh tinh thần

-> Hình ảnh quân đội nhà Trần hiện lên sôi sục khí thế quyết chiến quyết thắng, đó sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta.

(HS diễn đạt thêm)

0,25đ

 

0,75

c.

HS viết thành đoạn văn phải đảm bảo nội dung sau:

- Chí làm trai trong hai câu thơ:

Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

+ Sống trách nhiệm, hy sinh nghĩa lớn.

+ Khát vọng đem tài trí để tận trung báo quốc, đó lẽ sống lớn của một con người đầy tài năng hoài bão.

 

1,0

 

 

 

 

 

1,0đ


 

 

- tưởng sống của thanh niên trong hội hiện nay:

+ Vai trò của tầng lớp thanh niên tưởng trong đời sống nhân, hội?

+ Lẽ sống, niềm tin những đóng góp của thanh niên hiện nay?

+ Những vọng của gia đình hội.

 

2.

 

Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới số 43) của

Nguyễn Trãi.

6.0đ

 

Yêu cầu chung

1. Yêu cầu về kĩ năng:

-  Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm thơ

-  B cục 3 phần rõ ràng

-  Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Trên sở kiến thức về nhà văn, về tác phẩm, thí sinh thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý sau:

 

1.

Giới thiệu vấn đ cần nghị luận:

-   Nguyễn Trãi nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều sáng tác giá

trị.

-   Bài Cảnh ngày hè là bài thơ tiêu biểu trong tập Quốc âm thi tập, bài thơ là bức tranh thiên nhiên sinh động ngày hè và nổi bật lên là vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ: yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tấm lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng

0,5đ

2.

* Bức tranh thiên nhiên ngày hè:

-   Với tình yêu thiên nhiên nồng nàn, cùng với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tác giả đã đón nhận thiên nhiên bằng các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác…

+ Các hình ảnh: hoa hòe, thạch lựu, hoa sen.

+ Âm thanh: tiếng ve.

+ Mùi hương: của hoa sen.

-  Ngh thuật:

+ Các động từ: đùn đùn, phun + tính t tiễn.

+ Hình ảnh gần gũi, dân với cuộc sống.

 

1,0đ

 

 

 

 

 

 

1,0đ


 

 

-> Nhận xét: Bức tranh chân thực mang nét đặc trưng của mùa

thôn quê, kết hợp hài hòa đường nét màu sắc. Bức tranh thiên nhiên

0,5 đ

sinh động, tràn đầy sức sống (nguồn sống ấy được tạo ra từ sự thôi

thúc t bên trong, đang căng, tràn đầy trong lòng thiên nhiên vạn

 

vật, khiến chúng phải “giương lên”, “phun” ra hết lớp này đến lớp

 

khác.

 

* Bức tranh cuộc sống sinh hoạt tấm lòng với dân, với nước.

 

- ớng về cuộc sống lao động, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân:

0,25đ

+ Hình ảnh: chợ làng ngư phủ –> cuộc sống tâp nập, đông vui, ồn

0,5 đ

ào, no đủ.

 

+ Âm thanh: lao xao –> Từ xa vọng lại, lắng nghe âm thanh của cuộc

0,5 đ

sống, quan tâm tới cuộc sống của nhân dân.

 

-> Bức tranh miêu tả cuối ngày nhưng không gợi cảm giác ảm đạm.

0,25đ

Bởi ngày sắp tàn nhưng cuộc sống không ngừng lại, thiên nhiên vẫn

vận động với cuộc sống dồi dào, mãnh liệt, bức tranh thiên nhiên vẫn

 

rộn những âm thanh tươi vui.

 

- Mong ước khát vọng cho nhân dân khắp mọi nơi đều cuộc sống

0,25đ

ấm no, hạnh phúc:

+ Ước muốn chiếc đàn của vua Thuấn đ gẩy lên khúc nam phong

 

0,5đ

ca ngợi cuộc sống no đủ của nhân dân. Tấm lòng ưu ái với nước.

 

+ Câu cuối: câu lục ngôn ngắt nhịp 3/3 âm hưởng đều đặn đã thể hiện

0,25đ

khát vọng mạnh mẽ của Nguyễn Trãi

 

3.

Bài thơ cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi - người anh hùng

0,5đ

 

dân tộc: yêu thiên nhiên luôn nặng lòng với dân với nước.

 

 

...........................Hết..........................


 

 

 

Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Đề 5

S GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ……….

TRƯỜNG THPT ……….

 

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)


Đ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC I MÔN: NG VĂN 10

Năm học: 2018 – 2019

Thời gian làm bài: 90 phút


Đọc đoạn văn bản sau trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:

"Lão gọi là cậu Vàng như một hi ếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không việc làm, lão lại bắt rận cho hay đem ra ao tắm. Lão cho ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó ăn cùng. Những buổi tối khi lão uống rượu, thì ngồi dưới chân lão. Lão c nhắm vài miếng lại gắp cho một miếng như người ta gắp thức ăn cho trẻ."

Câu 1: Đoạn văn bản trên trích trong tác phẩm nào ? Của nhà văn nào?

Câu 2: trong đoạn trích người hay con vật?

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích .

Câu 4: Đoạn trích đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Mấy lần?

Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 6: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của ông lão đối với  nhân vật " nó" trong

đoạn văn bản. (khoảng 3 câu).

Phần II: Làm văn (7 điểm)

V đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Cảnh ngày hè.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

(Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II Văn học thế kỉ X thế kỉ XVII, Sdd)


ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NG VĂN 10

Phần I - Đọc -hiểu

Câu 1: Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

+ Cho 0,5 điểm nếu HS nêu đ hai ý trên

+ Cho 0,25 điểm nếu HS chỉ nêu được 1/2 ý.

+ Cho 0 điểm nếu HS không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 2: Nhân vật "nó" trong đoạn văn bản con chó. (con vật)

+ Cho 0,5 điểm nếu HS trả lời đúng ý trên

+ Cho 0 điểm nếu HS không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 3: Phương thức biểu đạt của đoạn văn bản là tự sự

+ Cho 0,5 điểm nếu HS nêu đúng đáp án.

+ Cho 0 điểm nếu HS không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh, 3 lần

+ Cho 0,5 điểm nếu HS nêu đúng hai ý trên

+ Cho 0,25 đim nếu HS chỉ nêu được 1/2 ý.

+ Cho 0 điểm nếu HS không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 5: Tác dụng: Làm nổi bật tình cảm yêu thương, quý mến của lão Hạc đối với

con chó.

+ Cho 0,5 điểm nếu HS trả lời đúng ý trên

+ Cho 0 điểm nếu HS không trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 6: HS th nhiều cảm nhận khác nhau song cơ bản phải nêu được những nét

sau:

Đó tình cảm của người cha dành cho đứa con đi xa của lão Hạc. Lão coi cậu Vàng chính là đứa con của mình và đối xử với nó không khác gì một con người, một người bạn để hàn huyên tâm sự.

+ Cho 0,5 điểm nếu HS nêu đúng ý trên

+ Cho 0,25 điểm nếu HS chỉ nêu được 2/3 ý.

+ Cho 0 điểm nếu HS không trả lời.


Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

*  Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*  Yêu cầu cụ thể:

a)   Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm)

-  Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấ n đề và thể hiện được ấn ợng, cảm xúc, nhận thức của nhân.

-   Điểm 0,25: Trình bày đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận nhưng các phần chưa thể

hiện được đầy đủ yêu cầu trên, phần thân bài chỉ một đoạn văn.

-   Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài là một đoạn văn.

b)  Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

-   Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài

thơ Cảnh ngày hè.

-  Điểm 0,25: Xác định chưa vấn đề cần nghị lu ận, chỉ nêu chung chung.

-  Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c)   Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình t hợp lí, sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao c lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có các thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lẽ dẫn chứng . (5,0 điểm)

* Điểm 5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể trình bày theo định hướng sau:

-  Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi bài thơ Cảnh ngày hè.

-  Nêu cảm nhận chung về bài thơ. Sau đó triển khai làm các ý chính về vẻ đẹp tâm hồn

Nguyễn Trãi:


+ Yêu thiên nhiên: Bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, có sự đồng cảm với thiên nhiên mạnh mẽ nhưng tinh tế, sâu sắc.

+ Yêu đời, yêu cuộc sống: Thiên nhiên qua cảm xúc của thi trở nên sống động, đáng yêu đầy sức sống. Cảnh vật thanh bình, yên vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm tâm hồn nhà thơ. Âm thanh “lao xao chợ cá” dội về từ phía làng chài hay chính tác gi đang rộn niềm vui trước cảnh “dân giàu đủ”.

+ Tấm lòng ưu ái với dân, với nước: Yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông thiết tha với con người, với dân, với nước. Câu kết bài thơ thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính ở con người, ở người dân. Ông mong dân được ấm no, hạnh phúc, nhưng đó phải  hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi: “khắp đòi phương”.

Học sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.

+ Điểm 4,5 đến 4,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh…) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

+ Điểm 4,0 đến 4,25: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên.

+ Điểm 3,0 đến 3,75: Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu trên.

+ Điểm 2,0 đến 2,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

+ Điểm 1,0 đến 1,75: Đáp ứng được 1/4 các yêu cầ u trên.

+ Điểm 0,5 đến 0,75: Đáp ứng được 1/5 các yêu cầu trên.

+ Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong số các yêu cầu trên.

+ Điểm 0: Không đáp ứng được bất yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d)  Sáng tạo (0,5 điểm)

-   Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); viết văn giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


-  Điểm 0,25: một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ

riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức pháp luật.

-   Điểm 0: Không cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không quan điểm thái độ

riêng hoặc quan điểm, thái đ trái với chuẩn mực đạo đức pháp luật.

e)  Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

-  Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

-  Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Xem thêm
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 1)
Trang 1
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 2)
Trang 2
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 3)
Trang 3
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 4)
Trang 4
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 5)
Trang 5
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 6)
Trang 6
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 7)
Trang 7
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 8)
Trang 8
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 9)
Trang 9
Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 20 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống