Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bộ 6 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, tài liệu bao gồm 16 trang, tuyển chọn 6 đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 của các trường THPT trên cả nước. Tài liệu giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi Học kì 2 môn Văn lớp 10 sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
Môn: NGỮ VĂN 10
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ nhưng ngày ước ao."
(Dẫn theo Mã Giang Lân – Tục ngữ, ca dao Việt Nam, NXB Văn học, 2003, tr.158)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Câu 3 (1,0 điểm). Theo anh/chị, điều được nói đến trong câu “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy” là gì?
Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị nhận thấy bản thân cần phải làm gì để giữ tròn đạo hiếu?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
Câu 2 (5,0 điểm) Hãy hóa thân thành nhân vật Tấm (trong truyện cổ tích Tấm Cám) để kể lại câu chuyện cuộc đời nhân vật này từ khi bị mẹ con Cám giết đến khi được vua truyển cho quân hầu đưa kiệu rước về cung.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐÔNG MỸ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn – Lớp 10
Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm):
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
" Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình ?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.
[Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Sách giáo khoa Ngữ văn 10, Tập 2, Trang 113]
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
2. Xác định nội dung chính của đoạn trích.
3. Xác định ý nghĩa cụm từ mặt phi thường.
4. Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh nhân vật trữ tình trong văn bản (trả lời từ 7 đến 10 dòng).
Phần 2: Làm văn (6.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm Chinh phụ ngâm:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Mã đề: 106
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng".
[Trích Chinh phụ ngâm - nguyên tác Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm, Sách
giáo khoa Ngữ văn 10, Tập 2, Trang 87]
SỞ GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: NGỮ VĂN 10
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phu huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng,…của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.
Con đã tham dự tới mấy cuộc thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đ ến lúc cha mẹ lùi về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.
(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Xác định phương thức biểu
đạt chinh được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, vì sao những vị phụ huynh đang ngồi chờ con trước cổng trường thi lại có những tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng? (0,5 điểm)
Câu 3. Khái quát nội dung của đoạn trích trên? (1,0 điểm)
Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói: “Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người.”
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghi của em về câu nói: của người cha:“Cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Em hãy cảm nhận đoạn thơ sau:
“Gà eo óc gáy sương năm trống, Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên. Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Hương gượng đốt hồn đà mê mải. Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.”
(Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, Ngữ văn 10, Tập hai, Trang 87, NXB Giáo dục, 2006)
TRƯỜNG THPT .............
MÔN : Ngữ văn – Chương trình chuẩn
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)
“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền ( nay là l àng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740 - 1778, quê Bắc Ninh.”
(Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92)
- Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Nêu nội dung chính của văn bản.
Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
(Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)
Câu 4 (2,0 điểm):
...Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại.
“ Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.”
(Trích Trao duyên, theo Sách Ngữ văn 10, tập hai - NXB Giáo dục)
V. Hướng dẫn chấm (Gồm có 02 trang)
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo
không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất.
PHẦN ĐỌC HIỂU |
|||
Câu |
Ý |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
|
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long …. quê Bắc Ninh .” |
1,0 |
Ý 1 |
Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh |
0,5 |
|
Ý 2 |
Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế và quê quán nhà thơ Nguyễn Du. |
0,5 |
|
Câu 2 |
|
Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng: “ Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn”. |
1,0 |
Ý 1 |
- Câu sai về ngữ pháp (Hoặc: Lỗi trong câu là lỗi ngữ pháp) |
0,5 |
|
Ý 2 |
Có thể chọn một trong các phương án sau: - Bỏ cụm từ: “đã làm cho” à Có được quyển sách hay, Nam càng say mê đọc sách hơn. Hoặc bỏ cụm từ “Có được” à Quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn. |
0,5 |
|
Câu 3 |
|
Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câ u thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. |
1,0 |
Ý 1 |
-Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên / “Mối sầu”...tựa “miền biển xa” |
0,5 |
|
Ý 2 |
-Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/ tựa ...biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả. |
0,5 |
|
Câu 4 |
|
Nêu khái niệm phép điệp? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép |
2.0 |
|
điệp trong đoạn thơ sau: |
|
|
|
...Buồn trông cửa bể chiều hôm, |
|
|
|
... |
|
|
|
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...” |
|
|
|
Học sinh nêu khái niệm phép điệp: Là phép tu từ điệp lại một yếu tố |
1,0 |
|
|
âm, vần, từ, cụm từ, câu nhằm nhấn mạnh ý, tăng sức gơị hình gợi |
|
|
|
cảm cho diễn đạt. Học sinh chỉ ra phép điệp trong đoạn thơ điệp từ “ buồn trông”. Tác dụng nhấn mạnh tâm trạng buồn, cô đơn của Thúy Kiều khi ở lầu |
0.5 0.5 |
|
|
xanh. |
|
PHẦN LÀM VĂN |
|||
|
|
Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích Trao |
5,0 |
duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ |
|
||
anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại. |
|
||
|
a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu… b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận * Thân bài: - Phân tích đoạn thơ: + Hai câu thơ mở đầu: “Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” . Cách sử dụng từ : Cậy, chịu . Hành động : Lạy, thưa -> Hoàn cảnh đặc biệt khác thường + Lí lẽ trao duyên của Kiều . Mối duyên Kim – Kiều dở dang do hoàn cảnh . Kiều vừa có ý mong muốn, vừa ép buộc em thay mình nối duyên cùng Kim Trọng + Lí lẽ thuyết phục Vân của Kiều: . Vân còn trẻ . Vì tình chị em ruột thịt . Được vậy thì Kiều có chết cùng mãn nguyện -> Phẩm chất của Kiều: khôn ngoan, sắc sảo, thông minh, thủy chung, luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình + Nghệ thuật : Cách sử dụng từ ngữ, cách miêu tả nội tâm nhân vật + Liên hệ với chữ hiếu của thời nay * Kết bài: Khái quát vấn đề đã nghị luận, liên hệ bản thân |
0,5 |
|
0.75 |
|||
0.75 |
|||
0.75 |
|||
0.75 |
|||
1,0 |
|||
0,5 |
|||
|
|
* Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao lập luận thuyết phục. |
|
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận.
-HẾT- |
ĐỀ CHÍNH THỨC
2019MÔN: Ngữ văn- lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua
những thử thách.
(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách nào? (0,5 điểm)
2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích? ( 0,5 điểm)
3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao? (1,0 điểm)
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện qua đoạn trích sau:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có.
( Trích Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Họ và tên học sinh:………………………………………… Số báo danh: ………………….
Chữ kí của 1 CBCT: …………………………………………………………………………
(Hướng dẫn gồm 02 trang)
Câu |
Gợi ý nội dung |
Điểm |
Câu I |
1. Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản |
0,5 0,5 |
|
- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà – đứa bé. - Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ. |
|
|
2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích |
|
|
- Lặp cấu trúc (điệp ngữ). - Đối lập (tương phản). Lưu ý: học sinh chỉ cần chỉ ra hai BPTT, mà không cần nêu cụ thể vẫn cho điểm tuyệt đối. (Trong trường hợp học sinh chỉ ra được một trong hai BPTT trên và BPTT ẩn dụ, giáo viên chấm linh động vẫn cho điểm tuyệt đối) |
0,5 0,5 |
|
3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao? |
|
|
- Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm. - Học sinh giải thích ngắn gọn: nơi dựa được hiểu là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất; từ đó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác; dễ làm cho chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, tinh thần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống. Lưu ý: Trong trường hợp học sinh trả lời ý 1 là đúng thì có giải thích ý 2 đúng cũng không cho điểm. Nếu ý 1 học sinh trả lời là sai, thì ý 2 chỉ cần giải thích: nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất và sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác, thì vẫn cho điểm tuyệt đối. |
0,5 0,5 |
|
|
GỢl Ý
- Bài Bình Ngô đại cáo mở đầu với cảm hứng về chính nghĩa. Nguyễn Trãi nêu lập trường chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
- Lập trường chính nghĩa của Nguyễn Trãi có hai nội dung chính: nguyên lí nhân nghĩa, một nguyên lí có tính chất chung của các dân tộc, của nhiều thời đại và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt đã dược chứng minh bằng thực chất lịch sử.
Cho nên, thân bài có thể được triển khai theo hai yêu cầu nội dung.
A. NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA
1. Nguyên lí nhân nghĩa là một nguyên lí có tính chất phổ biến được thừa nhận:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
2. Nguyên lí nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nêu ở đây là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo: Khổng Tứ nói tới chữ “nhân”, Mạnh Tử nói tới chữ “nghĩa”.
Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí; “nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo”, là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân. Là một trí thức Nho giáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi cũng bao hàm lẽ đó. Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái hạt nhân cơ bản, tích cực:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Trong câu mở đầu, Nguyễn Trãi đã xác định mục đích, nội dung của việc làm nhân nghĩa: chủ
yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo.
3. Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để dưa vào tiền đề: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược. Chống xâm lược để an dân, tức thực hiện nhân nghĩa, có như vậy mới bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá cùa địch, mới phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc xâm lược là phi nghĩa: “Nước mày nhân việc nhà Hồ trái đạo, mượn cái tiếng thương dân đánh kẻ có tội, thật ra là việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta... Nhân nghĩa mà như thế ư?” (Thư gửi Phương Chinh).
- Dân ta chiến đấu chống xâm lược là thực hiện nhân nghĩa, phù h ợp với nguyên lí chính nghĩa.
B CHÂN LÍ KHÁCH QUAN VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA ĐẠI VIỆT.
Sau khi nêu nguyên lí chính nghĩa, tác giả nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của đất nước Đại Việt.
1. Nếu nhân nghĩa là tiền đề tiên nghiệm thì chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử:
Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.
- Nguyễn Trãi đã đưa ra nh ững yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có:
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.
Những thực tế khách quan mà tác giả đưa ra là chân lí không thể phủ nhận. Nêu chân lí khách quan, đồng thời Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc. Người đời sau vẫn thường xem đoạn văn trên tiêu biểu và kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi. Trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan. Đến nay, học thuyết đó rất gần gũi và vẫn còn giá trị thời sự.
2. Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt để tăng thêm sức thuyết phục, Nguyễn Trãi đã dùng biện pháp so sánh: so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức, chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lí, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống Nguyên).
3. Nêu nguyên lí nhân nghĩa, chân lí khách quan, Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa: Lưu Cung bị thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt. Tác giả lấy chứng cứ còn ghi để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)
Môn: Ngữ Văn lớp 10
Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:
Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.
Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?
Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm
biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
Họ và tên thí sinh :………………………………………………………. Lớp :………
(Đề thi gồm 01 trang )
Môn: Ngữ văn lớp 10
Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:
Phần I. Đọc hiểu
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Câu 1: Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn. |
1.0 |
2 |
- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” |
1.0 |
|
cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời. |
|
|
- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng |
|
|
chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích |
1.0 |
|
cho đời. |
|
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết làm một bài văn nghị luận có bố cục ba phần.
- Luận điểm, luận cứ, luận chứng sáng rõ.
- Không mắc lỗi về diễn đạt chính tả; từ ngữ, ngữ pháp chuẩn xác; hành văn trong sáng, mạch lạc
- Biết vận dụng nhiều thao thác nghị luận trong phân tích, cảm thụ tác phẩm.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo thể hiện được cảm nghĩ sâu sắc riêng của cá nhân.
2.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Nêu yêu cầu nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều
- Kiều là người chu đáo, vị tha, biết nghĩ cho người khác nhiều hơn là cho mình:
+ Nghĩ và thương cho Kim Tr ọng nên nhờ em “thay lời nước non”. Hành động này khẳng
định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.
+ Đặt mình vào địa vị Thúy Vân để cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của em. Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.
- Thủy chung son sắt trong tình yêu: Trao duyên cho em nhưng chẳng thể trao tình.
+ Khi trao kỉ vật, Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em.
+ Không sao quên được mối tình đầu, nàng muốn được trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử sau khi chết, muốn được sống mãi với tình yêu của mình.
- Giàu đức hi sinh: Kiều chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh:
+ Kiều hi sinh tình yêu của mình để trọn đạo làm con.
+ Kiều hi sinh tình yêu của mình vì hạnh phúc của người yêu: Sau khi trao duyên cho em, Kiều trở lại với thực tại đau đớn xót xa. Kiều nhận tất cả mọi lỗi về mình (thiếp đã phụ chàng) để mang mặc cảm đắc tội với chàng Kim.
- Đánh giá chung:
+ Nguyễn Du đồng cảm và ca ngợi lòng vị tha, đức hi sinh của Thúy Kiều. Đoạn thơ làm hiện ra một nàng Kiều đa cảm, giàu lòng yêu thương, một nàng Kiều khổ đau mà cao quý, luôn biết nghĩ, biết lo và thương cho người khác nhiều hơn cho mình. Thúy Kiều tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương, âm thầm chịu đựng, hi sinh bao đời.
+ Nghệ thuật đặc sắc: Nguyễn Du đã thể hiện năng lực thấu hiểu con người và đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật thông qua lời đối thoại, độc thoại.
Điểm 7: + Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạch, trong sáng.
+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ
Điểm 5-6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
Điểm 4-5: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. Điểm 2-3: Đáp ứng được vài ý trên, diễn đạt lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ Điểm: 0-1: Bài làm quá sơ sài
(Hướng dẫn chấm gồm 02trang)