Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố lại những kiến thức đã học trong ngành ĐVCXS
- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng
thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, diễn đạt.
Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Xem lại các bài tập đã làm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm chung của lớp thú?
- So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn?
3. Bài mới:
A. Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
? Qua mỗi lớp động vật chúng ta biết được những kiến thức cơ bản nào.
(Đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống của chúng. Cấu tạo của các cơ
quan phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận.
So sánh được các hệ cơ quan qua mỗi lớp động vật. Từ đó thấy được sự tiến hóa
của chúng.
Thấy được sự đa dạng của mỗi lớp động vật. Biết phân loại các lớp động vật.
Vai trò của các lớp động vật)
B. Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề
học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức trọng tâm |
- GV lần lượt gọi các Hs lên bảng làm các bài tập trong sách giáo khoa. ? Hãy kể tên các lớp thuộc ngành ĐVCXS từ thấp đến cao trong bậc thang tiến hóa. Bài 2: (trang 22 vở BT) Bài 2: (trang 32 vở BT) Bài 2: (trang 27 vở BT) Bài 1: (trang 29 vở BT) |
- Đáp án đúng: 1,2,3,5 - Khi cơ hoành giãn (Hình A), thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài.(thở ra) Khi cơ hoành co (hình B), thể tích lồng ngực tăng, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi (hít vào) - Mình có lông vũ bao phủ Chi trước biến đổi thành cánh Có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp. Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. - Bộ lông dày xốp, lông mao bao phủ: Che chở, giữ nhiệt Chi trước ngắn: Đào hang Chi sau dài khỏe: Bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi . Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén: Thăm dò thức ăn và môi trường. Tai có vành tai: Cử động, định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù. Mắt có mí cử động,có lông mi: Màng mắt không bị khô, bảo vệ măt khi lẫn trốn. |
Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các ĐVCXS đẻ trứng. |
4.Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Nhận xét lại từng hoạt động của bài học.
5.Vận dụng, mở rộng tìm tòi.
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn
đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
6. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành các BT ở vở BT
- Tìm hiểu về đời sống và tập tính của chim và thú
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
…………
Tuần:………. Ngày………
tháng………năm………
Ngày soạn: Ký duyệt của TCM:
Ngày dạy:
Tiết số:
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh qua các chương I,II
- Thông qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về
kiến thức và kĩ năng vận dụng.
- Đồng thời giáo viên rút ra được những nội dung cần điều chỉnh trong phương
pháp dạy và học của mình
- HS thấy được kết quả học tập thông qua bài kiểm tra để điều chỉnh việc học ở học
kỳ II
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng suy nghĩ tư duy độc lập, tự đánh giá.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc không quay cóp, gian lận trong trong kiểm
tra, thi cử. Trình bày rõ ràng, đẹp, đúng yêu cầu đề ra.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Phát đề
A. Thiết kế Ma trận
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
Lớp lưỡng cư | - Đặc điểm chung của lớp cá ? |
- Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm? Đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các động vật có xương sống đã học? |
|
Số câu: | Số câu:1 Câu 2.0 điểm |
Số câu:1 Câu 3.0 điểm |
|
Lớp bò sát | - Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư ? |
Hệ tuần hoàn và hô hấp ở thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn như thế nào? Giải thích tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay ? |
|
Số câu:1 Câu 2.0 điểm |
Số câu:1 Câu 3.0 điểm |
||
Lớp chim | - Vai trò của lớp chim |
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ |
câu thích nghi với đời sống bay? |
|||
Số câu:1 Câu 2.0 điểm |
Số câu:1 Câu 3.0 điểm |
||
Lớp thú | - Vai trò của lớp thú. |
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù? |
|
Số câu:1 Câu 2.0 điểm |
Số câu:1 Câu 2.0 điểm |
||
Tổng số câu: Tổng số điểm: |
Số câu: 2 câu 40 điểm |
Số câu:1 câu 3 điểm |
Số câu:1 câu 3 điểm |
B. Đề kiểm tra
MÃ ĐỀ
Câu 1 (2.0đ): Nêu đặc điểm chung của lớp cá?
Câu 2 (3.0đ):Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời
sống bay?
Câu 3 (2.0đ): Nêu vai trò của lớp thú.
Câu 4 (3.0đ):Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và
bắt mồi về ban đêm? Nêu những đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ
thể hiện sự hoàn thiện so với các động vật có xương sống đã học?
C. Biểu điểm và đáp án
MÃ ĐỀ:
Câu | Nội dung | Điểm |
1(2đ) | Cá là những động vật có xương sống thích nghi đời sống hoàn toàn dưới nước. Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang. Cá có 1 vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẩm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài. - Là động vật biến nhiệt |
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ |
2(3đ) | - Thân hình thoi: Giảm sức cản không khí khi bay - Chi trước biến thành cánh: Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh - Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng: Giúp cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng - Mỏ sừng, hàm không có răng : Làm đầu chim nhẹ - Lông tơ: Giữ nhiệt và làm thân chim chim nhẹ - Cổ dài, đầu linh hoạt nhằm phát huy tác dụng của các giác quan. |
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ |
3(2đ) | - Cung cấp thực phẩm, sức kéo. - Dược liệu, nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại. |
1.0đ 1.0đ |
4(3đ) | - Bởi vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, da khô cơ thể mất nước ếch sẽ chết do đó ếch sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước. - Ếch bắt mồi về ban đêm do ban đêm thường có nhiều mồi và cũng do hô hấp bằng da nên cần môi trường ẩm ướt về đêm. - Hệ tuần hoàn: tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn kín. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi - Hệ hô hấp: phổi có nhiều phế nang được bao bọc bởi hệ mao mạch giúp sự trao đổi khí dễ dàng. Cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hấp. |
0.75đ 0.75đ 0.75đ 0.75đ |
3. Hướng dẫn học bài ở nhà: Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
…………