Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                         Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS được củng cố kiến thức trong phần ĐVKXS về: Tính đa dạng
của ĐVKXS. Sự thích nghi của ĐVKXS với môi trường. Ý nghĩa thực tiễn của
ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống con người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: GD ý thức yêu thích bộ môn.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng1,2
- Ôn lại kiến thức phần ĐVKXS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
(kết hợp trong quá trình ôn tập)
3. Bài mới:
Hoạt động1: Tính đa dạng của ĐVKXS
Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức trong phần ĐVKXS về: Tính đa dạng của
ĐVKXS.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
B1: GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các
đại diện đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 SGK
tr.99→ làm bài tập.
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống.
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- HS dựa vào kiến thức đã học và các hình
vẽ tự điền vào bảng 1:
- Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật .
- Ghi tên các đại diện.
1. Tính đa dạng của ĐVKXS.
* Kết luận: Động vật không xương
sống đa dạng về cấu tạo, lối sống
nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng
của mỗi ngành thích nghi với điều
kiện sống.
+ Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành
?

 

B2:GV gọi đại diện lên hoàn thành bảng.
- 1HS viết kết quả lớp nhận xét bổ sung.
B3:GV chốt lại đáp án đúng.
-Từ bảng 1 GV yêu cầu HS :
+ Bỏ sung đặc điểm cấu tạo trong
đặc trưng của từng lớp động vật?
- HS vận dụng kiến thức bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo.

Hoạt động 2: Sự thích nghi của ĐVKXS
Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức trong phần ĐVKXS về: Sự thích nghi của
ĐVKXS với môi trường.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- Học sinh thảo luận theo nhóm và hoàn
thành bảng 2 “ Sự thích nghi của động vật
với môi trường sống”
- Đại diện vài nhóm trình bày .
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc( ngành) 1
loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3,4,5,6
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng
kiến thức đã học hoàn thành bảng 2
- Một vài HS lên hoàn thành theo
hàng ngang từng đại diện, lớp nhận
xét bổ sung.
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại
diện khác nhau
T T Tên ĐV Môi trường
sống
Sự thích nghi
Kiểu dinh
dưỡng
Kiểu di chuyển Kiểu hô hấp
1 Trùng roi
xanh
Nước ao,
hồ
Tự dưỡng, dị
dưỡng
Bơi bằng roi Khuếch tán qua
màng cơ thể
2 Thuỷ tức ở nước
ngọt
Dị dưỡng Bám cố định Khuếch tán qua
da
3 Sán dây kí sinh ở
ruột người
Nhờ chất hữu
cơ có sẳn
Di chuyển Hô hấp yếm khí
4 Giun đũa kí sinh ở
ruột người
Nhờ chất hữu
cơ có sẳn
ít di chuyển Hô hấp yếm khí

 

5 Giun đất Sống trong
đất
ăn chất mùn Đào đất để
chui
Khuếch tán qua
da
6 ốc sên Trên cây Ăn lá, chồi , củ Bò bằng cơ
chân
Thở bằng phổi
7 Mực Nước biển ăn thịt đv nhỏ Bơi bằng xúc
tu và xoang áo
Thở bằng mang
8 Tôm Nước ăn thịt động vật
khác
Di chuyển
bằng chân bơi,
chân bò và
đuôi
Thở bằng mang
9 Bọ hung ở đất ăn phân Bò và bay ống khí

Đáp án bảng 2 : Sự thích nghi của động vật với môi trường sống (ví dụ)
Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS
Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức trong phần ĐVKXS về: Ý nghĩa thực tiễn
của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống con người.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- Học sinh làm bài tập bảng 3 “ Tầm quan trọng
của động vạt không xương sống”
- Một vài em trình bày, học sinh khác bổ sung
và rút kết luận.
- ĐVKXS có giá trị rất lớn đối
với đời sống con ngưòi và trong
tự nhiên tuy nhiên có một số có
hại cho động vật và con ngưòi .

 

Tầm quan trọng Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được nhân nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cho cơ thể động vật
- Làm hại thực vật
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua..
- Ong mật.
- Sán lá gan, giun đũa.
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc


4. Củng cố:
- Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Hãy lựa chọn các cụm từ ở cột B sao cho tưng ứng với câu ở cột A.

Cột A
1.Cơ thể chỉ là 1 TB nhưng thực hiện đủ chức năng
sống của cơ thể .
2. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay
hình dù với 2 lớp tế bào .
3. Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4. Cơ thể mềm thường không phân đốtvà có vỏ đá
vôi.
5. Cơ thể có vỏ đá vôi ngoài bằng kitin, có phần phụ
phân đốt
Cột B
a. Ngành chân khớp
b. Các ngành giun
c. Ngành ruột khoang
d. Ngành thân mềm
e. Ngành động vật nguyên
sinh

5.Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu
:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn
đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
Em hãy kể một số đại diện các nghành đã học ở địa phương có giá trị đối với con
người ?
6. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống.
- Tiết sau kiểm tra HKI tập trung toàn trường.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………....................................................................................................................

Tuần:……….
Ngày soạn: ............................
Ngày dạy:...................................số:
                                                                      Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đánh giá kết quả học tập của HS ở học kỳ I
- HS thấy được kết quả học tập thông qua bài kiểm tra để điều chỉnh việc học ở học
kỳ II
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng suy nghĩ tư duy độc lập, tự đánh giá.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức nghiêm túc không quay cóp, gian lận trong trong kiểm
tra, thi cử.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
5. Dự kiến phương pháp:
Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đề kiểm tra
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
: Kiểm diện HS
2. Phát đề
A.Thiết kế ma trận đề kiểm tra Sinh học 7

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận
dụng
cao
1. Động vật
nguyên sinh
- Đặc điểm chung
của ngành ĐVNS.
- Trình bày vai
trò của ngành
ĐVNS.
Vận dụng giải
thích một số hiện
tượng thực tế.

 

Số câu : 1.5
câu
Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu
2. Ngành
Thân mềm,
ruột khoang
- Nêu được đặc
điểm chung của
ngành thân mềm.
- Trình bày vai
trò của ngành
thân mềm.
- Tại sao xếp
mực bơi nhanh
cùng với ốc sên
bò chậm chạp?
- Sự khác nhau
giữa san hô và
thủy tức trong
sinh sản vô tính
mọc chồi ?
Số câu : 01 câu Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu
3. Ngành chân
khớp
- Nêu 3 đặc điểm
giúp nhận dạng
châu chấu nói
riêng và sâu bọ
nói chung ?
- Trình bày đặc
điểm cấu tạo
ngoài của nhện ?
- Trình bày đặc
điểm cấu tạo
ngoài và cách di
chuyển của châu
chấu ?
Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu
Tổng số câu :
3 câu
Tổng số điểm
:
10
điểm(100%)
1 câu (3.0đ)
(30%)
1 câu (4.0đ)
(40%)
1 câu ( 3.0đ)
(30%)


B. Đề kiểm tra: phải qua lột xác nhiều lần?
MÃ ĐỀ
Câu 1(3đ):Nêu được đặc điểm chung của ngành thân mềm. Nhiều ao đào thả cá,
trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
Câu 2(4đ): Trình bày vai trò của ngành ĐVNS. Sự khác nhau giữa san hô và thủy
tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?
Câu 3(3đ): Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cách di chuyển của châu chấu?
Trong số các đặc điểm của chân khớp thì đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân
bố rộng rãi của chúng?
C. Đáp án và biểu điểm :

Câu Nội dung Điểm
1(3đ) - Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hoá phân hoá và cơ quan di chuyển thường đơn giản
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển
tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
* Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại vì: Ấu
trùng thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang
theo ấu trùng trai vào ao.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1.0đ
2(4đ) - ĐVNS có vai trò lớn:
* Có lợi: + Trong tự nhiên: Là thức ăn của nhiều ĐV lớn hơn.
Kiến tạo nên vỏ trái đất.
+ Đối với con người: Là vật chỉ thị về độ sạch của môi
trường nước.
* Có hại: Gây bệnh cho động vật và cho người.
- Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính
mọc chồi:
+ San hô: Cơ thể con được hình thành không tách rời mà dính
với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô .
1.0đ
1.0đ
1.0đ
1.0đ

 

+ Thủy tức: Cơ thể con tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
3(3đ) * Cơ thể có 3 phần:
- Đầu: 1đôi râu, mắt kép, miệng
- Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
- Bụng có các đôi lỗ thở
* Di chuyển: Bò, nhảy, bay
* Đặc điểm của chân khớp ảnh hưởng tới sự phân bố rộng rãi của
chúng:
- Có bộ xương ngoài bằng kitin giúp bảo vệ con vật, chống bay
hơi nước và giúp thích nghi với đời sống trên cạn
- Chân phân đốt với các khớp động làm khả năng di chuyển linh
hoạt hơn
- Có não phát triển cùng với sự phát triển của các giác quan.
Miệng với các phần phụ thích nghi với nhiều loại thức ăn khác
nhau.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ

* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
 

Xem thêm
Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh Học 7 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống