Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 3: Làm quen với biểu thức, tính giá trị biểu thức có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Toán 3. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Làm quen với biểu thức, tính giá trị biểu thức có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Toán 3 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 5 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 13 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Làm quen với biểu thức, tính giá trị biểu thức có đáp án – Toán lớp 3:
Làm quen với biểu thức, tính giá trị biểu thức
Câu 1: Đúng hay Sai?
12 + 72 : 6 = 14
12 + 72 : 6
= 12 + 12
= 24
Đáp án cần chọn là: Sai.
Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Lấy 23 cộng với một phần ba của 159
Gía trị em tìm được là:
Khi lấy 23 cộng với một phần ba của 159 thì em được biểu thức là:
23 + 159 : 3
= 23 + 53
= 76
Giá trị của biểu thức là: 76.
Số cần điền vào chỗ trống là 76.
Câu 3: Điền dấu phép tính thích hợp vào ô trống để biểu thức sau có giá trị bằng 30.
5 × 5 5 = 30
Ta có:5 × 5 = 25 mà 25 + 5 = 30
Cần tạo thành biểu thức sau: 5 × 5 + 5 = 30
Dấu cần điền vào ô trống là dấu +.
Câu 4: Gấp một số lên 6 lần rồi cộng với 4 thì được số nhỏ nhất có ba chữ số. Số đó là:
A. 100
B. 16
C. 17
D. 94
Số nhỏ nhất có ba chữ số là 100
Gọi số cần tìm là x. Ta có:
x × 6 + 4 = 100
x × 6 = 100 − 4
x × 6 = 96
x = 96 : 6
x = 16
Câu 5: Điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống:
670 - 170 + 23 670 - (170 +23)
Dấu cần điền vào chỗ trống là >.
Câu 6: Khi lấy tổng của 45 và 73 rồi bớt đi 15 thì ta viết được biểu thức sau:
A. 45 + 73 – 15
B. 73 – 45 + 15
C. 45 – 15 + 73
D. 73 – 15 + 45
Từ đề bài đã cho, ta viết được biểu thức là: 45 + 73 − 15.
Đáp án cần chọn là A.
Câu 7: Giá trị của biểu thức 300 - 200 - 100 là:
A. 300
B. 200
C. 0
D. 100
300 – 200 − 100
= 100 − 100
= 0
Câu 8: Giá trị của biểu thức là hiệu của số chẵn lớn nhất có hai chữ số và số chẵn lớn nhất có một chữ số. Số đó là:
A. 90
B. 106
C. 89
D. 91
Số chẵn lớn nhất có hai chữ số là 98.
Số chẵn lớn nhất có một chữ số là 8.
Hiệu của hai số đó là:
98 – 8 = 90
Đáp số: 90
Giá trị của biểu thức bằng 90.
Đáp án cần chọn là A.
Câu 9: Không tính giá trị của biểu thức, em hãy điền dấu >, < hoặc = vào ô trống:
25 × 5 × 6 25 × 6 × 5
Phép nhân có các thừa số giống nhau thì bằng nhau nên:
25 × 5 × 6 = 25 × 6 × 5
Dấu cần điền vào chỗ trống là dấu =.
Câu 10: Một cửa hàng có 400 cái bánh, họ xếp vào các hộp, mỗi hộp 4 cái bánh. Sau đó họ xếp vào các thùng, mỗi thùng có 5 hộp bánh. Số thùng bánh cửa hàng có được sau khi xếp xong 400 cái bánh đó là:
A. 100 hộp bánh
B. 25 hộp bánh
C. 20 thùng
D. 2 thùng
Cửa hàng xếp được số hộp bánh là:
400 : 4 = 100 ( hộp)
Cửa hàng xếp được số thùng bánh là:
100 : 5 = 20 (thùng)
Đáp số: 20 thùng.
Đáp án cần chọn là C.
Câu 11: Điền số thích hợp vào chỗ trống: Tính nhanh giá trị của biểu thức sau:
354 + 355 + 356 – 156 – 155 − 154 =
354 + 355 + 356 – 156 – 155 − 154
= 354 – 154 + 355 – 155 + 356 − 156
= 200 + 200 + 200
= 600
Số cần điền vào chỗ trống là 600.
Câu 12: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Tính nhanh, biết:
99 × 8 × 7 × (6 – 5 − 1) =
99 × 8 × 7 × (6 – 5 − 1)
= 99 × 8 × 7 × 0
= 0
Số cần điền vào chỗ trống là 0.
Câu 13: Ghép kết quả với phép tính thích hợp.
25 × 4 : 1 = 100 : 1 = 100
9 : 9 × 1 = 1 × 1 = 1
0 × 17 : 1 = 0 : 1 = 0
Từ đó em ghép được các ô như đáp án bên trên.
Bài giảng Toán lớp 3 Làm quen với biểu thức