Giáo án Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? mới nhất - CV5555

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Bài 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU?
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận : Phần lớn
nước do rễ hút vào cây đã được lá cây thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước hoặc cấu
tạo lỗ khí phù hợp chức năng thoát hơi nước.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
- Hiểu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
- Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
G
iúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
-
Muốn chứng minh được cây có hô hấp, ta phải làm những thí nghiệm nào?
- Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
3. Bài mới : PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU?

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho
học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực
quan sát, năng lực giao tiếp.
Chúng ta biết cây cần dùng nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động khác
nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học
cây chỉ giữ lại một phần nhỏ. Còn phần lớn nước đã đi đâu?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a)Mục tiêu:
cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận : Phần lớn nước do rễ
hút vào cây đã được lá cây thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước hoặc cấu tạo lỗ khí phù
hợp chức năng thoát hơi nước.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động
cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết
vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu SGK tr. 80, trả lời
câu hỏi:
1.
Một số HS đã dự đoán điều gì?
2. Để chứng minh cho dự đoán đó, họ đã
làm gì?
- HS nghiên cứu SGK tr.
80, trả lời câu hỏi đạt:
1. Phần lớn nước do rễ
hút vào đã được lá thải ra
ngoài.
1: Thí nghiệm
xác định phần
lớn nước vào
cây đi đâu?
Phần lớn nước
do rễ hút vào cây

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa
chọn thí nghiệm.
- GV ghi vào góc bảng sự lựa chọn của các
nhóm -> yêu cầu đại diện nhóm trình bày
thí nghiệm và giải thích lí do lựa chọn của
nhóm.
GV gợi ý:
cho HS nhắc lại dự đoán ban
đầu ? Sau đó xem lại thí nghiệm của nhóm
Dũng và Tú đã chứng minh được điều nào
của dự đoán, còn nội dung nào chưa chứng
minh được? Thí nghiệm của nhóm Tuấn,
Hải chứng minh được nội dung nào? Giải
thích?
- GV chốt lại đáp án sau khi lớp đã thảo
luận:
+ Trong thí nghiệm các bạn đều phải sử
dụng 1 cây tươi có rễ, thân mà đã ngắt bỏ
lá để làm đối chứng với cây có đủ rễ, thân,
lá. Làm như vậy sẽ chứng minh được vai
trò của lá trong thí nghiệm.
+ Kết quả thí nghiệm của nhóm bạn Tuấn
và Hải: Mức nước ở lọ A (cây có lá) đã bị
giảm, chứng tỏ rễ của cây có lá đã hút một
lượng nước, cán cân lệch về phía đĩa có lọ
B (cây không lá), chứng tỏ chính lượng
nước do rễ hút lên đã được thoát ra ngoài
và qua lá. Mức nước ở lọ B (cây không có
lá) gần như giữ nguyên, chứng tỏ cây
không có lá không hút nước và cũng không
có hiện tượng thoát hơi nước qua lá, kết
2. Làm thí nghiệm chứng
minh dự đoán.
- HS thảo luận nhóm để
lựa chọn thí nghiệm
- Các nhóm trình bày kết
quả thảo luận.
+ TN của Dũng và Tú:
Chứng minh cây có sự
thoát hơi nước qua lá: Vì
ở cây bị ngắt hết lá thì
thành túi vẫn trong suốt
chứng tỏ cây hạn chế
thoát hơi nước khi ngắt
hết lá; chưa chứng minh
rõ rễ cây hút một lượng
lớn nước.
+ TN của Tuấn và Hải:
Nhằm chứng minh rễ cây
đã hút nước liên tục và
hút nhiều nước, và lượng
nước hút lên được thoát
ra ngoài qua lá.
HS trả lời: Nhóm
Tuấn, Hải chứng minh
được toàn bộ nội dung dự
đoán.
- HS lắng nghe và ghi
nhận.
đã được thải ra
ngoài bằng sự
thoát hơi nước
qua lá.

 

quả là lượng nước ở lọ B vẫn giữ nguyên.
Do vậy, đĩa cân có lọ B nặng hơn đĩa cân
có lọ A.
+ Kết quả thí nghiệm của nhóm Dũng và
Tú: Mới chỉ chứng minh được ở cây có lá
đã có hiện tượng thoát hơi nước, cây không
lá không có hiện tượng đó. Nhưng thí
nghiệm chưa chứng minh được lượng nước
thoát ra là do rễ hút lên, bởi vì trong hiện
tượng hô hấp cây cũng thải ra hơi nước
- GV cho HS nghiên cứu hình 24.3
- HS quan sát hình, chú ý
chiều mũi tên đỏ để biết
con đường mà nước thoát
ra ngoài qua lá.
- GV gọi HS đọc SGK tr.81, trả lời câu
hỏi: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý
nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của
cây?
- HS đọc SGK tr.81, trả
lời:
2: Ý nghĩa của
sự thoát hơi
nước qua lá
-
Tạo ra sức hút

 

- GV tổng kết lại ý kiến -> yêu cầu HS rút
ra kết luận.
+ Tạo sức hút -> vận
chuyển nước và muối
khoáng từ rễ -> lá.
+ Làm dịu mát cho lá
- HS rút ra kết luận
làm nước và MK
hòa tan vận
chuyển được từ
rễ lên lá.
- Làm lá dịu mát
để cây khỏi bị
ánh nắng và
nhiết độ cao đốt
nóng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời
câu hỏi SGK tr.82
- GV gợi ý:
Khi nào lá cây thoát hơi nước
nhiều? Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện
tượng gì?
- GV giúp HS hoàn thiện đáp án:
+ Người ta phải tưới nhiều nước cho cây
trong những ngày nắng nóng, khô hanh
hoặc có gió mạnh vì trong những ngày đó
cây bị mất nhiều nước. Khi cây bị thiếu
nước, lá không quang hợp được, các hoạt
động sống khác cũng bị ngừng, cây khô
héo, có thể bị chết.
+ Điều đó chứng tỏ sự thoát hơi nước qua
lá phụ thuộc vào những diều kiện bên
ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của
không khí.
- GV nhận xét -> yêu cầu HS rút ra kết
luận.
- HS nghiên cứu SGK trả
lời câu hỏi SGK tr.82
- HS lắng nghe.
- HS rút ra kết luận.
3: Những điều
kiện bên ngoài
nào ảnh hưởng
đến sự thoát hơi
nước qua lá
Các điều kiện
bên ngoài như:
ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm, không
khí, ảnh hưởng
đến sự thoát hơi
nước của lá.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

 

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp
tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1.
Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thải ra ngoài môi trường nhờ hiện tượng
A. ra hoa, tạo quả. B. thoát hơi nước qua lá.
C. hô hấp ở rễ. D. quang hợp ở lá.
Câu 2. Lượng nước thoát ra từ tất cả thực vật trên Trái Đất trung bình mỗi năm là
A. 55 000 tỉ tấn. B. 45 000 tỉ tấn. C. 75 000 tỉ tấn. D. 95 000 tỉ tấn.
Câu 3. Thoát hơi nước ở lá có vai trò nào dưới đây ?
A. Điều hoà không khí
B. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời
C. Giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 4. Quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án đưa ra B. Thời tiết nắng nóng
C. Không khí khô hanh D. Có gió thổi mạnh
Câu 5. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, để tránh cho cây không bị mất nước, người ta
thường làm gì ?
A. Nhúng ngập cây vào nước B. Tỉa bớt lá
C. Cắt ngắn rễ D. Tưới đẫm nước cho cây
Câu 6. Quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở bộ phận nào của cây ?
A. Quả B. Rễ C. Lá D. Thân
Câu 7. Ở thực vật, thoát hơi nước thường diễn ra chủ yếu ở
A. mặt dưới của lá. B. mặt trên của lá.
C. lông hút ở rễ. D. miền chóp rễ.
Câu 8. Ở cây nào dưới đây, thoát hơi nước chỉ diễn ra ở mặt trên của lá ?
A. Thược dược B. Ngô C. Lúa D. Nong tằm
Câu 9. Phần lớn nước thất thoát ra ngoài môi trường qua bộ phận nào của lá ?

 

A. Mép lá B. Gân lá C. Lỗ khí D. Lớp cutin
Câu 10. Cây nào dưới đây thường chỉ thoát hơi nước vào ban đêm ?
A. Mồng tơi B. Xương rồng C. Đậu xanh D. Cải ngồng
Đáp án
1. B 2. A 3. D 4. A 5. B
6. C 7. A 8. D 9. C 10. B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh
tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
Vì sao sự thoát hơi nước có vai trò quan trọng với cây ?
Tại sao khi đánh cây đi trồng cần chọn ngày râm mát hoặc tỉa bớt lá phải chọn ngày râm
mát và phải tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?

4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Đọc phần Em có biết ?
- Chuẩn bị củ dong ta, củ hành, đoạn xương rồng, tranh ảnh lá biến dạng khác.
- Kẻ bảng SGK tr. 85 vào tập.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống