TOP 20 Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn SIÊU HAY

Tải xuống 8 38.2 K 25

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn

TOP 20 Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn.

Dàn ý Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn

1. Mở bài:

+ Giới thiệu: “Việc hôm nay chớ để ngày mai” là câu nói ai trong chúng ta cũng đã từng nghe và bắt gặp ít nhất một lần. Nội dung chính là nhắc nhở mỗi người thực hiện công việc một cách nghiêm túc, tránh trì hoãn.

+ Nêu vấn đề: “Thói quen trì hoãn” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

2. Thân bài:

- Khái niệm trì hoãn trong mọi việc là gì?

+ Trì hoãn: kéo dài, làm gián đoạn tiến độ. Trì hoãn công việc là chần chừ, chậm trễ trong giải quyết công việc dẫn đến mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu.

+ Đây là một trong những thói quen không tốt.

- Biểu hiện của thói quen trì hoãn:

+ Trì hoãn công việc có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ, từ đôi ba phút lần lữa hay từ suy nghĩ “để mai làm cũng được”. Trên thực tế, rất ít người có thể nhận ra những mình đang trì hoãn công việc. Theo đó, bạn sẽ là người có thói quen trì hoãn công việc khi có một trong những biểu hiện dưới đây:

+ Không thực hiện công việc đã đặt ra theo lộ trình ban đầu.

+ Sẵn sàng gác lại công việc bởi những thứ không liên quan như phim ảnh, game,…

+ Có khả năng, điều kiện thực hiện công việc ngay lập tức nhưng thoái thác, chậm trễ.

+ Thường xuyên chậm deadline và có nhiều công việc tích tụ.

- Nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn:

+ Do bạn chưa thực sự tập trung và hết mình với công việc: chưa có ý thức sắp xếp, phân bố thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp lề mề và coi việc chậm trễ là việc bình thường

+ Do xảy ra những việc biến động ngoài ý muốn mà chính bạn không lường trước được thì sẽ có thể làm gián đoạn buộc phải trì hoãn công việc

+ Do thói quen xấu khác (lười biếng, quyết tâm không cao, nuông chiều bản thân quá mức, dễ bị phân tâm bởi nhiều thứ khác ngoài công việc) khiến bạn cứ trì hoãn việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của việc khác, kế hoạch khác và không thể hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn

+ Do bạn thấy mình quá mệt mỏi, chán nản và không muốn thực hiện công việc theo kế hoạch.

+ Do bạn không biết bắt đầu công việc từ đâu nhưng không tìm hướng giải quyết.

+ Do bạn đã đánh giá sai về tính chất, thời gian cần thực hiện công việc.

+ Có thể do bạn quá chủ quan, quá tự tin vào khả năng bản thân và lãng phí thời gian.

+ Do bạn đó thói quen trì hoãn từ lâu nhưng không nhận ra và khắc phục.

+ Do bạn chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh.

- Tác hại của thói quen trì hoãn: Trì hoãn công việc một lần có thể không sao nhưng nhiều lần thì có thể gây ảnh hưởng rất nhiều, trước là bản thân bạn và sau là những người xung quanh.

+ Gây lãng phí thời gian:  Thử tưởng tượng xem nếu bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn thì có thể làm thêm bao nhiêu công việc bổ ích nữa. Ngược lại, nếu luôn ở trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy” thì bạn không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn bỏ lỡ vô số việc quan trọng cần thực hiện. 

+ Đánh mất nhiều cơ hội:  Đánh mất những cơ hội quý báu cũng là một trong những tác hại của thói quen trì hoãn công việc gây ra. Theo đó, trong khoảng thời gian người khác đã hoàn thành công việc và nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thì bạn mới khởi động. Và tất nhiên, khi họ về đích bạn mới đi được một phần nhỏ của hành trình.

+ Làm mất niềm tin và sự tôn trọng từ người khác: Sự sai lệch về thời gian do trì hoãn công việc cũng sẽ khiến bạn mất đi sự tôn trọng của người khác. Nói như vậy bởi không ai có thể cảm thông cho một người không tôn trọng cũng như chẳng thể tự thiết lập kỷ luật với chính bản thân mình. Trong cuộc sống, để có được niềm tin từ người khác là điều vô cùng khó. Do vậy, hãy trân trọng và đừng bao giờ để mọi người lo lắng, e ngại mỗi khi giao cho bạn bất kỳ công việc gì.

- Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn:

Để xóa tan được sự trì hoãn, các bạn có thể thực hiện theo 7 bước dưới đây:

+ Bước 1: Nhận thức bản thân đang trì hoãn.  Trước hết, bạn cần phải biết gốc rễ của vấn đề rồi mới xử lý chúng. Mỗi nguyên nhân đều sẽ cần một cách tiếp cận và giải quyết khác nhau. Vậy nên, bạn cần nhận thức được rằng mình đang trì hoãn thì mới xóa tan được nó.

+ Bước 2: Tổ chức lại công việc: Bạn nên chia nhỏ các đầu việc như nghiên cứu, tạo outline, thực hiện chi tiết từng mục,… và tập trung riêng cho các tác vụ đó. Có một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ, tuân thủ deadline và sửa chữa sai sót khi cần thiết. Nếu bạn cảm thấy công việc nhàm chán, hãy nhìn vào bức tranh tổng thể để thấy động lực làm việc.  

+ Bước 3: Đặt mục tiêu:  Thay vì mơ mộng về cái đích quá xa, bạn hãy đặt cho mình mục tiêu ngắn hạn, khả thi với từng giai đoạn. Điều này sẽ khiến công việc của bạn đỡ đáng sợ hơn đó.  

+ Bước 4: Ngăn chặn yếu tố gây xao nhãng: Bạn hãy sắp xếp không gian làm việc thật gọn gàng, ngăn nắp, tắt hết chuông điện thoại, báo thức, đến những nơi yên tĩnh,…, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.

+ Bước 5: Thưởng cho bản thân:  Khi đã cố gắng làm việc, bạn đừng tiếc lời khen hay món quà cho bản thân mình. Bất kể mục tiêu bạn đạt được là lớn hay nhỏ, hãy để bản thân thư giãn một chút. Chẳng hạn sau mỗi tiến triển tốt trong công việc, bạn hãy tự mua món đồ mình thích. Khi bạn quan tâm đến mình, mọi thứ sẽ tốt đẹp và bạn sẽ có động lực để cố gắng hơn nữa.

+ Bước 6: Bạn cần rèn luyện những thói quen để tránh được sự trì hoãn: Thói quen quản lý thời gian / Thói quen tuân thủ kế hoạch / Ghi chú & gạch bỏ / Sử dụng quãng nghỉ ngắn / Giới hạn thời gian cho mỗi công việc

+ Bước 7: Đừng sợ thất bại: Bước cuối cùng, bạn hãy luôn nhìn vào những điều tích cực, đừng sợ thất bại. Việc học hỏi, đứng lên sau những vấp ngã cũng là một thành công. Thậm chí, nó giúp bạn nhận ra bản thân hợp với cái gì. Không có gì mình quyết tâm mà không mang lại lợi ích nào cả. Vì vậy, bạn đừng dung túng cho thói quen trì hoãn, hãy gạt nó đi và hành động ngay thôi!

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề:  Trì hoãn là một thói quen xấu và cần được bạn nhận thức/xóa bỏ để phát triển, cải thiện hay thay đổi bản thân. Đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản con đường của hành trình đến với thành công của bạn

- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về thói quen trì hoãn trong mọi việc, biết loại bỏ những biểu hiện tiêu cực nói trên để quản lí tốt thời gian và hình ảnh bản thân; cố gắng phấn đấu vươn lên để tự khẳng định những giá trị đích thực, bền vững… và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 1

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những hành trình, để thực hiện những mục tiêu, dự định con người cần lên kế hoạch và thực hiện tốt những công việc. Thời gian để hiện thực hóa mục tiêu của mỗi người lại không giống nhau, có người thực hiện một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian xác định, cũng có người phải mất khoảng thời gian rất dài mới có thể thực hiện được. Có sự khác nhau này không chỉ do định hướng, cách thức thực hiện của con người mà còn bị chi phối bởi thói quen trì hoãn công việc. Vì thế, trì hoãn công việc là một thói quen mà nhất định ai trong chúng ta cũng cần thiết phải từ bỏ.

“Công việc” là những mục tiêu, dự định trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. “Trì hoãn” là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc.

Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó có nhiều điều bất thường có thể xảy ra ngoài ý muốn của con người. Những thay đổi đó có thể làm gián đoạn buộc con người phải trì hoãn công việc đang thực hiện để giải quyết những vấn đề trước mắt. Chẳng hạn, công việc hàng ngày của người học sinh là học tập, nhưng vì những lý do bất ngờ như thời tiết, sức khỏe, phương tiện đi lại, người học có thể phải trì hoãn công việc học để giải quyết những vấn đề phát sinh trước mắt ấy.

Song, đây chỉ là việc trì hoãn tạm thời, còn thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, đứng trước một công việc cần phải giải quyết nhưng mãi ngần ngừ không chịu thực hiện và trì hoãn cho đến ngày hôm sau, ngày sau nữa hoặc một khoảng thời gian không xác định nào đó.

Có thể thấy, trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, thậm chí thói quen trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.

Thói quen trì hoãn công việc còn có thể làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Nếu duy trì thói quen xấu này, con người không chỉ khó khăn trong việc thực hiện những mục tiêu, bỏ lỡ cơ hội để phát triển, thăng tiến mà còn đánh mất đi uy tín, làm giảm đi giá trị của bản thân trong mắt đối tác cũng như mọi người xung quanh. Và như thế, trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kỹ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.

Tựu chung lại, trì hoãn công việc là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như chúng ta muốn phát triển và hoàn thiện bản thân. Đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công của chính mình.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 2

Việc hình thành thói quen dù xấu hay tốt, giống như việc bạn dệt từng sợi tơ mỗi ngày và dần dần theo thời gian, thu về một sợi dây cáp. Điều đáng buồn là thói quen tốt thì rất dễ từ bỏ, còn thói quen xấu thì cần phải có quyết tâm đủ lớn mới có thể loại bỏ, mới có thể cắt đứt sợi cáp chắc chắn kia. Trong nhiều thói quen xấu của con người, trì hoãn là thói quen gây hại và "khó trị". Nhưng không phải vì thế mà bạn đầu hàng trước nó.

Trì hoãn là thái độ, hành vi của con người trước sự việc nào đó: Không muốn thực hiện ngay, không muốn thay đổi mà có xu hướng tạm gác lại để sau làm hoặc tìm cách kéo dài thời gian thực hiện. Bạn lặp lại nhiều lần việc không lập tức làm ngay việc cần làm, cứ "để sau", "để mai", "chút nữa"... dần dần trì hoãn sẽ trở thành phản ứng vô thức của bạn.

Không khó để bắt gặp thói quen trì hoãn trong cuộc sống. Mỗi khi được giao việc, bạn không lập tức làm ngay mà để đến hạn chót mới làm; mỗi khi có cuộc hẹn, bạn không bao giờ đến đúng giờ mà cứ phải muộn lại ít phút... chính là bạn đang sở hữu thói quen trì hoãn.

Thói quen này được hình thành rất dễ, bởi con người thường có xu hướng dễ dãi, thỏa hiệp với chính mình, cho mình cái quyền tự chủ về mọi việc: Thời gian còn nhiều mà, để sau đi; mình cần ưu tiên việc này trước; mình cần phải nghỉ ngơi trước đã... Đó là những lí do để bạn trì hoãn, cũng là cơ hội để thói quen trì hoãn hình thành và dần chi phối bạn.

Trì hoãn là thói quen xấu, lợi bất cập hại. Nếu bạn không từ bỏ thói quen này, thì nó sẽ gây cho bạn không ít phiền toái. Thói quen trì hoãn tạo nên tác phong làm việc không khoa học, không chuyên nghiệp khiến hiệu quả công việc không cao, thậm chí thất bại. Khi thường xuyên làm việc trong trạng thái chạy hạn chót, bạn không còn có nhiều thời gian cho việc làm, nên không thể làm nó với điều kiện tốt nhất, sự trau chuốt, tỉ mỉ, chỉn chu nhất, nên kết quả khó có thể tốt được. Một bản báo cáo được viết trong một vài ngày sẽ trau chuốt, đầy đủ, hoàn chỉnh hơn viết trong một giờ đồng hồ là chuyện dễ hiểu. Vì vậy, người có thói quen trì hoãn khó có được thành công lớn lao. Chưa kể đến tình huống công việc bị dồn vào hạn chót sẽ khiến quỹ thời gian hạn hẹp, bạn phải thức đêm, phải căng não để hoàn thành – chẳng phải bạn đang tự tạo stress cho mình đó sao?

Nếu quen trì hoãn, bạn rất khó để có được thiện cảm của những người xung quanh, thậm chí khiến người khác nghi ngờ năng lực, thiếu tin tưởng để đề bạt những nhiệm vụ, vị trí quan trọng, khó có cơ hội thăng tiến. Vậy là bạn tự đánh mất cơ hội phát triển bản thân rồi đó. Cơ hội đôi khi chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định mà không đến lần thứ hai. Bạn chần chừ, trì hoãn thì cơ hội sẽ đến tay người khác. Sự trì hoãn là kẻ đánh cắp thời gian và cơ hội. Vậy nên có câu "Cơ hội giống như bình minh. Nếu bạn chờ quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ nó." (William Arthur Ward).

Trong tập thể mà bạn giữ thói quen trì hoãn thì cũng để lại hậu quả rất tệ. Mỗi người là một mắt xích của bộ máy làm việc chung, mắt xích của bạn bị kẹt thì công việc chung cũng chậm theo. Một diễn viên đến muộn thì cả ê kíp làm phim phải chờ đợi. Nên dù dưới góc độ cá nhân hay tập thể, thì bệnh trì hoãn thật đáng trách.

Bài học đắt giá về hậu quả của sự trì hoãn đã được ghi lại trong sử sách nước ta: Khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, quan lại triều đình không có hành động cứng rắn kịp thời để bóp chết ngay từ đầu ý chí xâm lăng của địch mà chủ trương cầu hòa, trì hoãn, đối phó qua loa dẫn đến bi kịch: Đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân cực khổ lầm than.

Sự trì hoãn là kẻ thù của thành công. Vì vậy, dù không dễ dàng gì, nhưng nhất định, mỗi người cần phải nhận diện và loại bỏ thói quen xấu này. Loại bỏ bằng cách nào? Hãy lập tức bắt tay vào làm việc ngay khi được giao phó; cần phải luôn động viên bản thân vượt "lười", luôn tâm niệm "Việc hôm nay chớ để ngày mai", "Trước sau gì mình cũng phải làm nó". Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu lớn thành các công việc nhỏ hơn hoặc các giai đoạn thực hiện ngắn hạn, dài hạn. Điều quan trọng là bạn cần nghiêm khắc với bản thân, đặt bản thân trong những giới hạn cần thiết; không dễ dãi thỏa hiệp với thói lười biếng; tự kiểm điểm bản thân mỗi ngày..

Con đường nhanh nhất dẫn đến thành công là thay thế thói quen xấu bằng thói quen tốt. Bản thân chỉ tiến bộ khi loại bỏ được thói quen trì hoãn và hình thành thói quen làm việc chuyên nghiệp. Vì vậy, đừng chần chừ nữa, hãy bắt tay vào việc ngay lập tức nhé, bởi lẽ "bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không" (Benjamin Franklin).

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 3

Trì hoãn là một căn bệnh trầm kha, khiến bạn luôn cảm thấy day dứt mỗi khi không hoàn thành việc gì đó. Bạn tự hỏi mình vì sao lại không giải quyết công việc một cách dứt điểm, mà cứ phải trì hoãn hết lần này đến lần khác. Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi cái vòng xoáy vô hình ấy?

Có một dự án đang cần bạn hoàn thành gấp cho kịp deadline, bạn đang dồn hết tâm trí và sự tập trung vào đó. Đột nhiên, bạn nảy ra ý định rằng, mình hôm nay chưa lướt "Newsfeed" trên Facebook để cập nhật tin tức thì phải.

Dành khoảng 20 phút lướt chán chê, bạn lại muốn quay sang Instagram, chỉ muốn coi một vài bức ảnh đẹp mà thôi. Và rồi cuối cùng, khi đã cảm thấy mỏi mệt, một bộ phim sẽ là cứu cánh cho bạn và bạn sẽ lấy nó làm lý do để trì hoãn công việc của mình sang một buổi khác. Mà theo bạn, lúc đó mới thực sự là lúc thích hợp để làm việc.

Cảm giác trên có quen thuộc không? Nếu như tôi nói rằng, một trong những lý do khiến con người ta hay có thói quen thích trì hoãn là bởi vì chính những chiếc "smartphone" bé nhỏ nhưng đầy quyền lực kia thì liệu bạn có tin? Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, lý do chủ yếu khiến con người ta muốn trì hoãn mọi thứ đó là bởi vì stress. Và hễ cứ sau mỗi lần trì hoãn đó, mức độ stress lại càng có xu hướng tăng lên.

Không phải lúc nào trì hoãn cũng là điều xấu. Có 2 loại trì hoãn khác nhau: một là trì hoãn mang tính xây dựng, và hai là trì hoãn mang tính phá hoại.

Loại thứ nhất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ hoạt động sáng tạo tri thức nào, bởi vì não bộ của bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để phát huy trí tưởng tượng. Nhưng cốt lõi vấn đề là ở chỗ, bạn vẫn phải quay trở lại làm việc như bình thường. Còn thế hệ trẻ như chúng ta bây giờ đang quay cuồng trong kiểu trì hoãn phá hoại hơn.

Thử nghĩ xem, khi bạn cảm thấy bị căng thẳng, bạn sẽ tìm đến những hoạt động giúp giải phóng mình khỏi stress. Nhưng rốt cuộc bạn lại tìm cách chạy trốn thay vì đương đầu với nó, thông qua việc tự huyễn hoặc một lý do để tìm cách trì hoãn việc đó. Kết cục là bạn lại càng cảm thấy stress nhiều hơn trước.

Bạn càng không giữ được sự bình tĩnh thì bạn lại càng cảm thấy ức chế hơn, giống như đang bị mắc kẹt trong một chiếc đu quay không có điểm dừng. Và bạn quá sợ hãi đến mức không dám nhảy ra khỏi nó, mà thay vào đó lại chọn cách trì hoãn và ngồi trên chiếc đu quay ấy. Việc chọn cách không trì hoãn đôi khi cũng gây ra stress do áp lực phải hoàn thành công việc, nhưng đó là stress có tính tích cực. Nó tạo động lực cho bạn tiếp tục công việc được giao.

Làm cách nào để thoát khỏi thói quen trì hoãn? Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.

Cảm giác thất bại, hay sợ hãi, là có thật, nhưng nếu chỉ vì lý do ấy mà bạn phải trì hoãn mọi thứ thì dần dà bạn sẽ cảm thấy có một sức nặng vô hình nào đó đè chặt lên lưng mình. Và xung quanh mọi người đều đang bận rộn với công việc riêng của họ, thế nên cách duy nhất là bạn phải tự mình trải nghiệm tất cả. Hãy cứ thử bắt tay vào làm việc.

Đó không phải là cái gì đó quá to tát, ngược lại nó giúp bạn chuẩn bị tinh thần để tận hưởng thành quả chiến thắng về sau. Và hơn cả, nó giúp bạn tránh xa khỏi viễn cảnh phải sống co cụm trong nỗi âu lo, khổ sở và dằn vặt tại sao mình không dám làm điều này điều kia.

Trì hoãn dẫn đến stress mang tính tiêu cực, còn hành động sẽ tạo ra stress mang tính tích cực. Dù có thế nào đi nữa, việc tự mình trải nghiệm và xắn tay lên làm điều gì đó cũng mang lại chút động lực để bạn tiến về phía trước.

Thử nghĩ xem, cuộc sống còn có ý nghĩa hay không, nếu bạn không dám thử thách bản thân dù chỉ một chút? Một khi bạn học được cách đối phó với sự căng thẳng, việc phân tích tình huống và dựa vào đó để đưa ra quyết định nhằm giảm thiểu tác hại của stress hoàn toàn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Nên nhớ rằng, stress mang tính tiêu cực sẽ tích tụ dần theo thời gian và gây ra vô số những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Còn stress mang tính tích cực sẽ tạo động lực giúp bạn giải quyết được công việc cũng như mang lại sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Có thể bạn đã biết, trong cơ thể con người có một loại hormone mang tên dopamine. Cứ mỗi lần bạn trì hoãn hoặc không làm một điều gì đó cần thiết để giải phóng bản thân khỏi stress, dopamine sẽ sản sinh ra hàng nghìn lần, gây kích thích hưng phấn hơn và khiến bạn cảm thấy càng ngày càng muốn trì hoãn hơn nữa. Nói cách khác, về bản chất nó không khác gì một dạng ma túy cả. Và bạn phải học được cách để cai nghiện và thoát ra khỏi nó.

Tuy vậy, cũng đừng bao giờ dằn vặt bản thân sau mỗi lần trì hoãn, dù bạn có làm điều đó chủ đích hay không. Hãy nghĩ tới tương lai, đích đến, cảm giác chinh phục được mục tiêu của mình sẽ tuyệt vời như thế nào. Hãy để chúng dẫn lối và tạo động lực cho bạn.

Và quan trọng là hãy bắt tay vào việc đi, đừng trì hoãn. Không quan tâm đến đó là việc gì, chỉ cần biết rằng nó phục vụ cuộc sống tương lai của bạn là đủ. Đừng bao giờ để stress trở thành vật cản, hãy luôn trân trọng và coi nó giống như động lực để tiếp tục tiến lên.

TOP 20 Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn SIÊU HAY (ảnh 2)

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 4

Trong cuộc sống, khi muốn hoàn thành tốt công việc cần xác định mục tiêu, lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Nếu như chúng ta có thói quen trì hoãn công việc, thì chắc chắn sẽ chỉ đối mặt với sự trì trệ kéo dài để rồi dẫn đến thất bại mà thôi. Trì hoãn là sự kéo dài, làm gián đoạn tiến độ trong công việc. Cuộc sống luôn có những biến động làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Nhưng điều đó buộc con người phải trì hoãn công việc đang làm để giải quyết vấn đề. Điều đó là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu việc trì hoãn được lặp đi lặp lại, trở thành thói quen thì đó lại là điều xấu. Đầu tiên, nó sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng trong suy nghĩ của mỗi người. Tiếp đến, việc trì hoãn sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc. Có đôi khi việc chúng ta không theo kịp tiến độ công việc khiến cho những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. bị bỏ qua. Không chỉ vậy, thói quen này đang làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Con người thường xuyên trì hoãn công việc sẽ trở nên lười biếng cũng như có được kĩ năng giải quyết, xử lí công việc. Qua đây, chúng ta có thể khẳng định rằng trì hoãn công việc là một thói quen xấu, cần phải tránh xa.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 5

Bạn có thể thường cảm thấy uể oải khi thực hiện một số dự án. Sự trì hoãn khiến một người bỏ lỡ thời hạn hoặc trì hoãn mọi thứ không theo tỷ lệ. Thiếu thái độ, thói quen trì hoãn, hành vi không cam kết và bào chữa là một số yếu tố góp phần gây ra sự trì hoãn .

Sự trì hoãn hiện diện trong cuộc sống của mọi người, vì vậy đừng cảm thấy như bạn là người duy nhất chiến đấu trong trận chiến này. Sự thật là tất cả chúng ta đều có những thứ – nhiệm vụ, công việc nhà, dự án, quyết định hoặc hành động mà chúng ta trì hoãn hoặc trì hoãn. Tất cả chúng ta đều thích sự thoải mái khi làm những gì vui vẻ và dễ dàng. Ai thực sự muốn làm những việc khó khăn, thử thách, không thoải mái, tẻ nhạt, vất vả hoặc nhàm chán? Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan của chúng ta: chúng ta trì hoãn bởi vì chúng ta tận hưởng niềm vui ngắn ngủi khi không làm những gì chúng ta không muốn làm. Chúng ta phải ở trong vùng thoải mái của mình và tránh những nỗi đau mà chúng ta không thích.

Lý do khiến một người trì hoãn có thể rất đa dạng. Nó phụ thuộc vào từng người và từng tình huống. Tuy nhiên, có một số lý do phổ biến khiến mọi người trì hoãn nhiệm vụ và hành động của họ. Một trong những điều quan trọng nhất là nỗi sợ thất bại. Khi một người trì hoãn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hoặc không quan tâm đến việc hoàn thành nó, nguyên nhân có thể là do nỗi sợ thất bại đã thâm căn cố đế. Một lý do khác là sự thiếu tập trung và quyết tâm. Cảm giác mất phương hướng và không tập trung thường có thể khiến mọi người mất ý chí thực hiện công việc của họ. Điều này dẫn đến sự trì hoãn.

Để tạo cảm giác nhiệt tình đối với công việc và cung cấp khả năng tự định hướng bạn nên tìm ra một danh sách các nhiệm vụ. Bắt đầu từ những nhiệm vụ nhỏ lúc đầu, sau đó hãy hoàn thành nhiệm vụ lớn hơn hoặc tốn nhiều thời gian hơn. Đó là một kỹ thuật đã được chứng minh và hoạt động mọi lúc. Nó dựa trên lý thuyết “Thành công xây dựng thành công”, trong đó những thành công nhỏ hơn tạo ra dòng chảy tích cực bên trong chúng ta và thúc đẩy sự tự tin để đối mặt với những thách thức của các nhiệm vụ lớn hơn. Nếu bạn đã hoàn thành một số nhiệm vụ, hãy cố gắng dành thời gian học hoặc học thứ gì đó mà bạn thích hơn. Thưởng thức các sở thích hiệu quả như nấu ăn, phác thảo, vẽ tranh hoặc làm vườn. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng trong tâm trí của bạn.

Như vậy thói quen trì hoãn là không tốt nhưng là đừng tập trung quá mức hoặc đôi khi đổ lỗi cho bản thân vì đã trì hoãn. Tất cả chúng ta đều là nạn nhân của sự trì hoãn hết lần này đến lần khác. Miễn là nó không làm hỏng toàn bộ lịch trình của bạn, hãy cho bản thân nghỉ ngơi và quay lại làm việc!

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 6

Cuộc sống là một hành trình dài mà con người sẽ luôn đặt ra nhiều mục tiêu để thực hiện. Tuy nhiên, thời gian để thực hiện mục tiêu lại khác nhau. Có người hoàn thành nhanh chóng, có người lại mất nhiều thời gian hơn do thói quen trì hoãn của bản thân. Trì hoãn công việc là hành vi cố tình kéo dài thời gian gây gián đoạn công việc mà người đó đang thực hiện. Điều đó dẫn đến công việc không được hoàn thành theo mục tiêu đã đề ra. Đối với nhiều người, hành vi này đang dần trở thành một thói quen. Và có thể khẳng định đây là thói quen xấu bởi những tác hại mà nó để lại cho con người. Thói quen trì hoãn sẽ khiến mỗi người dần trở nên lười biếng, không chịu cố gắng hoàn thành mục tiêu đã được đề ra. Điều đó sẽ khiến công việc của họ không những dậm chân tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến công việc của một tập thể. Đôi khi việc chúng ta trì hoãn còn gây ra tâm lý ỷ lại khi nhận được sự giúp từ người khác. Từ đó, con người dần trở nên thiếu kỉ luật, thiếu trách nhiệm với bản thân và mọi người. Nếu chúng ta vẫn cứ duy trì thói quen xấu này thì sẽ không thể phát triển bản thân, bỏ lỡ đi những cơ hội tốt để thăng tiến trong công việc hay mãi mãi không thể chạm đến đích của thành công. Chúng ta không thể lựa chọn cách mình sinh ra, nhưng lại có thể lựa chọn cách mình đang sống. Chính vì vậy, hãy nói không với thói quen trì hoãn trong công việc.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 7

Sự trì hoãn sẽ đem đến những tác hại trong cuộc sống. Nếu như hành vi này được lặp lại nhiều lần sẽ dần trở thành một thói quen xấu. Trì hoãn là sự kéo dài thời gian, gây ra sự gián đoạn trong công việc. Cuộc sống luôn vận động không ngừng đòi hỏi con người phải tiến về phía trước để hoàn thành mục tiêu mà bản thân đã đề ra. Chính vì vậy, thói quen trì hoãn sẽ ảnh hưởng xấu đến mỗi người. Chúng ta sẽ dần trở nên lười biếng, không chịu cố gắng học tập và làm việc để cải thiện bản thân. Cùng với đó, mục tiêu hay dự định của bản thân sẽ chỉ nằm trong tưởng tượng, chứ không thể trở thành hiện thực. Một người trì hoãn công việc sẽ làm ảnh hưởng đến cả một công ty. Đặt biệt, nếu công việc không được giải quyết ngay, dồn lại hết ngày này qua ngày khác, đến hạn chót, con người thường gấp gáp thực hiện mà dẫn đến tình trạng làm qua loa, hay làm cho xong. Thói quen này khiến con người không thể phát triển được điểm mạnh của bản thân, cứ mãi dậm chân tại chỗ. Những người sống như vậy cũng không thể nhận được sự tôn trọng, yêu thương của mọi người. Như vậy, đây là một thói quen xấu. Mỗi người cần phải tránh xa để có thể hoàn thiện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 8

Bạn đang vô cùng vội hoàn thành bài tập trong khi đồng hồ đã điểm 12 giờ đêm, bạn tự trách bản thân vì cả ngày không tập trung vào bài tập cần phải nộp ngày mai. Nhưng cũng có những giờ bạn dành để đọc lại bài cũ và “chuẩn bị” quá mức cho bài học tuần sau, nghỉ giải lao và thời gian dành cho những công việc khác thì bạn lại ngồi vào bạn học. Nghe có vẻ quen? Nếu vậy, bạn không đơn độc bởi đây là tình trạng của nhiều người với thói quen trì hoãn công việc nhiệm vụ cần phải làm trước mắt.

Trì hoãn là một cái bẫy mà nhiều người trong chúng ta rơi vào. Trên thực tế, theo nhà nghiên cứu và diễn giả Piers Steel , 95% chúng ta trì hoãn ở một mức độ nào đó. Mặc dù bạn có thể cảm thấy thoải mái khi biết rằng mình không đơn độc, nhưng bạn có thể tỉnh táo nhận ra điều đó có thể kìm hãm bạn đến mức nào. Sự trì hoãn thường bị nhầm lẫn với sự lười biếng, nhưng chúng rất khác nhau.

Trì hoãn là một quá trình tích cực – bạn chọn làm một việc khác thay vì nhiệm vụ mà bạn biết mình nên làm. Ngược lại, sự lười biếng cho thấy sự thờ ơ, không hoạt động và không sẵn sàng hành động. Trì hoãn thường liên quan đến việc bỏ qua một nhiệm vụ khó chịu, nhưng có thể quan trọng hơn, để ủng hộ một nhiệm vụ thú vị hơn hoặc dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc đầu hàng trước sự khó khăn này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, ngay cả những giai đoạn trì hoãn nhỏ cũng có thể khiến chúng ta bị giảm năng suất và khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội đạt được mục tiêu của mình. Nếu chúng ta trì hoãn trong một thời gian dài, chúng ta có thể trở nên mất động lực và vỡ mộng với công việc của mình, điều này có thể dẫn đến trầm cảm và thậm chí mất việc, trong những trường hợp nghiêm trọng.

Như với hầu hết các thói quen để có thể vượt qua sự trì hoãn bạn cần ngay lập tức đối phó và ngăn chặn thói quen không tốt này. Nếu bạn đang trì hoãn một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian ngắn vì một lý do thực sự chính đáng, thì bạn không nhất thiết phải trì hoãn. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu trì hoãn mọi thứ vô thời hạn hoặc chuyển trọng tâm vì bạn muốn tránh làm điều gì đó, thì có lẽ bạn đang rơi vào tình trạng trì hoãn không tốt một chút nào. Bạn cần hiểu lý do tại sao mình trì hoãn trước khi có thể bắt đầu giải quyết nó. Chẳng hạn, bạn có đang trốn tránh một nhiệm vụ cụ thể nào đó vì bạn thấy nó nhàm chán hoặc khó chịu không? Nếu vậy, hãy thực hiện các bước để nhanh chóng loại bỏ nó, để bạn có thể tập trung vào các khía cạnh công việc mà bạn thấy thú vị hơn. Bạn nên tự tạo ra danh sách việc cần làm được ưu tiên và tạo lịch trình hiệu quả. Những công cụ này giúp bạn sắp xếp các nhiệm vụ của mình theo mức độ ưu tiên và thời hạn. Trì hoãn là một thói quen – một kiểu hành vi đã ăn sâu vào tiềm thức. Điều này có nghĩa là bạn có thể không thể phá vỡ nó chỉ sau một đêm. Thói quen chỉ dừng lại là thói quen khi bạn tránh thực hành chúng, vì vậy hãy thử càng nhiều chiến lược dưới đây càng tốt để tạo cho mình cơ hội thành công cao nhất có thể. Tập trung vào làm, không trốn tránh. Như đã nói viết ra các nhiệm vụ mà bạn cần hoàn thành và chỉ định thời gian để thực hiện chúng. Điều này sẽ giúp bạn chủ động giải quyết công việc của mình. Nếu bạn hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn đúng hạn, hãy tự thưởng cho mình một món quà, chẳng hạn như một lát bánh ngọt hoặc một ly cà phê từ quán cà phê yêu thích của bạn. Và hãy chắc chắn rằng bạn nhận thấy cảm giác tuyệt vời như thế nào khi hoàn thành mọi việc!

Như vậy, Sự trì hoãn có thể hạn chế tiềm năng của bạn và làm suy yếu sự nghiệp của bạn. Nó cũng có thể làm mất tinh thần làm việc nhóm, làm giảm tinh thần, thậm chí dẫn đến trầm cảm và mất việc. Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các bước chủ động để ngăn chặn nó.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 9

Bạn đang có rất nhiều công việc cần hoàn thành, nhưng thay vì tập trung thực hiện bạn lại “chiều” theo thói quen trì hoãn, để bản thân loay hoay với những việc nhỏ nhặt khác như nhắn tin, lướt mạng xã hội, xem Youtube, ngồi lọc email... Bạn biết bạn nên làm việc, nhưng bạn không cảm thấy thực sự muốn làm, không có động lực hoặc đang không biết bắt đầu từ đâu. Ngoài những trường hợp bạn cần thời gian để đưa ra quyết định tốt hơn, thì trì hoãn vẫn là một thói quen độc hại, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc và cuộc sống của bạn. Trì hoãn là một vòng lặp đi lặp lại, ăn mòn, ngăn cản chúng ta đạt được những thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống. Dù bạn cứ chần chừ, trốn tránh công việc mãi, thì rốt cuộc bạn vẫn phải đối mặt với nó, và đi kèm theo đó còn là một loạt hệ quả không mong muốn. Thói trì hoãn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc và kết quả công việc của bạn. Bạn có thể không hoàn thành KPI tháng, nộp muộn báo cáo, làm việc sơ sài… Và nhất là bạn cứ lặp đi lặp lại lỗi lầm, cứ xin lỗi nhưng rồi lại thất hứa, bởi trì hoãn khi đã ăn vào người thì khó mà dứt được ngay. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn của sếp và đồng nghiệp dành cho bạn, khiến bạn không được tin tưởng, hay thậm chí là mất việc. Một số bạn cứ chần chừ do lo không biết làm, nhưng việc trì hoãn chẳng củng cố tinh thần cho bạn đâu, mà còn làm nó thấp hơn. Thói quen này sẽ từ từ ăn mòn sự tự tin của bạn, khiến bạn liên tục nghi ngờ bản thân vì không hoàn thành được công việc.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 10

Mỗi người có những ước mơ, khát vọng và hoài bão khác nhau. Để thực hiện được ước mơ đó đòi hỏi con người phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều người sống với thói quen trì hoãn công việc của bản thân và của tập thể, điều này mang đến nhiều tác hại to lớn đối với con người. Công việc là những mục tiêu, dự định, hành động đặt ra trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. Còn trì hoãn là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc. Thói quen này khiến cho công việc không được hoàn thành đúng tiến độ, kết quả công việc không cao và dễ dẫn đến thất bại. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Việc trì hoãn còn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Trì hoãn là thói quen không tốt làm chúng ta cần nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, thời gian trôi đi thì không lấy lại được, hãy sống hết mình, làm việc thật chăm chỉ, hoàn thành công việc thật tốt để thu về nhiều thành quả cho bản thân cũng như cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn - Mẫu 11

Một trong những lối sống có tác hại lớn đối với đời sống con người ấy chính là trì hoãn. Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng. Đây rõ ràng là 1 thái độ dáng phải phê phán. Một lần trì hoãn công việc rồi có người giúp đỡ sẽ làm nảy sinh sự trông chờ vào sự giúp đỡ ở những lần tiếp theo. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Kết quả công việc chắc chắn sẽ không cao nếu như con người chỉ còn 1 ít thời gian để hoàn thành nó. Thêm vào đó, trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Có những cơ hội chỉ đến một lần mà ta không biết nắm giữ thì quả là lãng phí. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lí, khoa học. Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống