TOP 20 bài Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến

Tải xuống 3 1.8 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến

TOP 20 bài Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến).

Dàn ý Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến

1. Mở bài:

Giới thiệu vở tuồng, đoạn trích và nhân vật.

2. Thân bài:

a. Phân tích nhân vật Thị Hến:

* Hoàn cảnh của nhân vật: sau khi được tha bổng ở huyện đường, Thị Hến bị Sư Nghêu - gã thầy tu sa đọa đến tán tỉnh. Nhân dịp này, Thị cho mời cả hai tên Đề Hầu và Huyện Trìa tới nhà.

* Tính cách, phẩm chất: Thông minh, khôn khéo:

- Âm mưu: khiến Huyện Trìa, Thầy Nghêu, Đề Hầu sập bẫy.

- Hành động:

+ Hẹn gặp cùng lúc Huyện Trìa, Thầy Nghêu, Đề Hầu.

+ Khi Đề Hầu đến, Thị Hến mách nước cho thầy Nghêu chui xuống gầm phản.

+ Thị Hến hỏi Đề Hầu về tội phá giới của thầy tu.

+ Khi Huyện Trìa đến, Thị Hến hỏi Huyện Trìa về tội của thầy tu phá giới khiến thầy Nghêu sợ hãi chui ra và tố cáo Đề Hầu.

- Tâm trạng: Vui mừng khi thành công khiến ba nhân vật mắc mưu và bẽ mặt.

b. Đánh giá về nhân vật:

- Thị Hến là người phụ nữ thông minh, sắc sảo.

- Thông qua nhân vật, tác giả dân gian đã:

+ Vạch trần bộ mặt xấu xí của một bộ phận trong xã hội xưa.

+ Đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa thông qua lời nói và hành động.

3. Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của nhân vật đối với đoạn trích và toàn bộ vở tuồng.

Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến - Mẫu 1

Khi nhắc tới các vở tuồng hài nổi tiếng, chúng ta không thể bỏ qua "Nghêu, Sò, Ốc, Hến". Trong đó, trích đoạn "Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến" thuộc lớp XIX của vở tuồng đã mang đến những tiếng cười sâu cay, trào phúng về hiện thực xã hội xưa. Thông qua nhân vật Thị Hến, tác giả dân gian cũng khéo léo bày tỏ thái độ đề cao, trân trọng người phụ nữ sắc sảo, thông minh.

Ngay ở phần mở đầu đoạn trích, người đọc đã có hình dung rõ nét về hoàn cảnh nhân vật Thị Hến:

"Dốc thờ chồng suối bạc cho toàn,

Lại bị quỷ nhà chay tới phá."

Có thể thấy, Thị Hến sống trong cảnh "chăn đơn gối chiếc". Thị ở vậy một mình và dốc lòng thờ cúng chồng nơi suối bạc. Thế nhưng, cuộc sống lại chẳng hề bình yên vì có những kẻ bỉ ổi, suy đồi nhân cách tìm đến quấy rầy. Sau khi được tha bổng ở huyện đường, Thị Hến lại bị Sư Nghêu mò tới tán tỉnh. Nhân dịp này, Thị mời cả hai tên chức dịch mê gái là Đề Hầu và Huyện Trìa đến nhà. Bằng sự mưu trí của mình, Thị đã khiến ba kẻ ham sắc bẽ mặt.

Trước hết, Thị Hến vô cùng thông minh, nhanh trí khi tạo ra "cuộc hội ngộ" giữa Sư Nghêu, Đề Hầu và Huyện Trìa. Cuộc hội ngộ này chính là âm mưu của Thị - khiến ba nhân vật sập bẫy, chịu một phen nhục nhã ê chề.

Trong lúc trò chuyện cùng Sư Nghêu, nghe thấy tiếng gọi ngoài cửa, dẫu đã biết là Đề Hầu nhưng Thị Hến vẫn tỏ ra ngạc nhiên "(Ủa) Tiếng ai kêu chi lạ? Hay thầy Lại tới đây". Thậm chí, Thị còn khéo léo rủ Sư Nghêu ra chào hỏi để kẻo mắc tội với thầy Đề. Việc này càng làm Sư Nghêu thêm lo lắng mà hỏi chỗ trốn. Đây cũng chính là điều mà Thị Hến dự tính. Vì thế, dựa theo âm mưu ban đầu, Thị đã mách nước cho hắn chui xuống gầm phản "Dưới phản ngựa thầy mau xuống đó". Thực chất, Thị Hến muốn dùng cách bao che này để tiến hành những hành động tiếp theo.

Đón Đề Hầu vào nhà, Thị dùng lời nói hết sức ngon ngọt "Đành đôi ta là cái duyên hằng/ (Thế mà) Không nghe đó, sao cho nên việc, (thưa thầy)". Thị đon đả chào hỏi thầy Đề như một vị khách quý. Trong khi Đề Hầu vội vã đề cập tới chuyện ái ân, giao duyên thì Thị lại tỏ ra hết sức bình tĩnh "Ái ân việc còn thong thả,/ Rượu trà xin hãy vui chơi". Tiếp đến, Thị còn ẩn ý hỏi thăm về tội phá giới của thầy tu "Tu (mà) phá giới tội chi trọng khinh (thưa thầy?)". Thấy người đẹp thắc mắc , Đề Hầu không ngại trình bày "Trong luật lệ rất to,/ Hễ phá giới tức hành trảm quyết!". Tưởng như đây chỉ là cuộc hội thoại đơn thuần kẻ hỏi người đáp nhưng chính nó đã mở ra hiềm khích, mâu thuẫn giữa hai nhân vật Sư Nghêu và thầy Đề. Như vậy, một phần kế hoạch, mưu mô của Thị đã diễn ra chính xác, thuận lợi.

Sự thông minh, khôn khéo ở Thị Hến tiếp tục được khắc họa trong phân cảnh Huyện Trìa đến nhà. Cũng giống như Đề Hầu, Thị dùng lời lẽ nhẹ nhàng để mời chào tên quan tham lam, dối trá "Rượu trà hãy xin mời,/ Ái ân rồi có đó.". Thị vờ như chưa biết mà hỏi về tội của thầy tu phá giới. Để rồi, câu trả lời đến từ Huyện Trìa đã thành công khiến thầy Nghêu sợ hãi chui ra khỏi gầm giường. Với bản chất hèn nhát, ham sống sợ chết ăn sâu trong máu, gã thầy tu sa đọa sẵn sàng tố cáo tội trạng của Đề Hầu "...chớ thầy Đề ngồi trong thúng mơ nói mới ức chớ!", "(Chứ thầy Đề)/ Chỉ thị dâm ô chi loại!". Giờ đây, âm mưu mà Thị Hến bày ra đã thành công. Thầy Đề phải lồm cồm bò ra, ba tên hám sắc cùng xuất đầu lộ diện.

Sau khi khiến thầy tu phá giới và hai tên chức dịch đồi bại nhân cách - Huyện Trìa, Đề Hầu mắc mưu và bẽ mặt ê chề, Thị Hến vô cùng vui mừng. Thị cảm thấy hạnh phúc, sung sướng vì mưu kế đã thành "Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên!". Từ đây, không còn ai đến nhà Thị quấy rối, làm bậy nữa "Thế thầy tu hết tới ngõ nói điên/ Rày quan huyện hết đến nhà làm bậy". Sau tất cả, Thị vẫn giữ vững tiết hạnh, phẩm chất đáng quý của người phụ nữ.

Bằng việc xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động, tác giả dân gian đã khắc họa rõ nét nhân vật Thị Hến - một người thông minh, sắc sảo. Từ đó, bày tỏ thái độ đề cao, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Ngoài ra, tác giả dân gian cũng phê phán, mỉa mai hiện thực xã hội đương thời với sự suy đồi, biến chất về nhân cách, đạo đức.

Có thể nói, Thị Hến trong đoạn trích "Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến" quả là người khôn khéo, sáng suốt. Đứng trước cái dung tục, tầm thường, Thị đã dũng cảm vạch trần, khiến bọn hám sắc thêm nhục nhã, bẽ mặt.

Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến - Mẫu 2

Thị Hến là người đàn bà góa chồng nhưng thông minh và bản lĩnh. Khi cả 03 nhân vật có tiếng tăm trong làng để ý mình vì mục đích xấu, cô đã đưa 03 tên háo sắc vào bẫy của mình, khiến họ xấu hổ và ê chề lẫn nhau. Điều đó chứng tỏ, Thị Hến là người đàn bà rất coi trọng phẩm hạnh, là người phụ nữ thông minh, sắc sảo, đáng khen ngợi.

Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến - Mẫu 3

- Thị Hến: là một người phụ nữ góa chồng Phận góa bụa hôm mai côi cút. Thị Hến thể hiện sự thông minh, sắc sảo của mình khi tự thân đối mặt với sự háo sắc, đểu cáng của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu và Thầy Nghêu. Cô nàng lừa được ba tên đó vào tròng và cuối cùng để họ tự xử nhau. Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm giá, tự trọng chính mình Giữ tiết hạnh một đường cho toại.

TOP 20 bài Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến (ảnh 2)

Phân tích nhân vật Thị Hến trong vở tuồng Mắc mưu Thị Hến - Mẫu 4

Trong vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến", Thị Hến được tạo hình như một người phụ nữ thông minh, tài giỏi. Cô là người góa chồng và luôn mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, khi cô nhận ra rằng có những người đến gần với mục đích không tốt nhưng Thị Hến vì vậy mà sợ hãi ngược lại sử dụng mưu mẹo để vạch trần bộ mặt xấu xa của họ.

Tính cách của Thị Hến được tác giả thể hiện qua lối viết của mình. Cô là một người thông minh và tài giỏi, sử dụng sự khôn khéo để sắp đặt bẫy cho ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu và thầy Nghêu. Trước những đối thủ có uy tín, Thị Hến không chỉ thể hiện sự kiên cường và bản lĩnh mà còn không chút sợ hãi. Cô không chỉ là một phụ nữ xinh đẹp, mà còn có tầm nhìn xa hơn, biết bảo vệ và đánh giá cao phẩm hạnh của mình.

Nhân vật Thị Hến đóng vai trò quan trọng trong việc vạch trần bộ mặt xấu xí của một phần xã hội xưa. Tác giả dân gian đã tôn vinh và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật này. Thị Hến không chỉ là một người thông minh, mà còn là biểu tượng của sự sắc sảo và khôn ngoan. Cô đã giúp chúng ta thấy bộ mặt thật của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu và thầy Nghêu, những người có tật xấu và đầy tội ác. Từ đó, chúng ta nhận thức được sự đáng trách của tầng lớp cường hào ác bá trong thời kỳ phong kiến và ý thức được tầm quan trọng của phẩm chất và lòng tự trọng trong cuộc sống.

Thị Hến, nhân vật trong vở tuồng, được tạo dựng thông qua lời nói và hành động, tạo nên sự sống động và hấp dẫn cho câu chuyện. Cô là một biểu tượng đáng kính, một người phụ nữ thông minh và đáng ngưỡng mộ. Thị Hến không chỉ là một phụ nữ độc lập và mưu trí, mà còn có khả năng nhìn thấu bản chất con người và xử lý tình huống một cách khéo léo. Nhân vật này đã giúp chúng ta nhận ra rằng, một tâm hồn mạnh mẽ và sự thông minh có thể chiến thắng những thế lực xấu xa và ác độc.

Ngoài ra, cách xây dựng nhân vật Thị Hến cũng góp phần tạo ra sự hài hước và giải trí trong vở tuồng. Mưu đồ và lời thoại thông minh của cô đã mang đến những tình huống vui nhộn, khiến khán giả thích thú và cảm thấy vui vẻ. Thị Hến không chỉ là một người phụ nữ mạnh mẽ và thông minh, mà còn là một nhân vật giải trí đáng yêu và hấp dẫn.

Từ nhân vật Thị Hến, chúng ta có thể rút ra nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng. Thứ nhất, cô giúp chúng ta nhận thức rõ ràng về bản chất xấu xa của những người tham vọng và độc ác. Thứ hai, nhân vật Thị Hến tôn vinh phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, khẳng định rằng thông minh và đối phó được với tiểu nhân không chỉ nam nhân làm được mà còn tồn tại trong cả giới nữ. Cuối cùng, qua việc xây dựng nhân vật Thị Hến, tác giả đã thể hiện một kỹ thuật văn chương tinh tế và khéo léo, tạo ra một sức hấp dẫn và sự gần gũi với công chúng. Nhân vật Thị Hến trong vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" đại diện cho sự thông minh, sắc sảo và tư duy nhạy bén. Từ tính cách và hành động của cô, chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa và giá trị của nhân vật này trong cả đoạn trích và toàn bộ vở tuồng. Thị Hến không chỉ giúp vạch trần bộ mặt xấu xí của một tầng lớp trong xã hội, mà còn tôn vinh phẩm chất đáng quý.

Nhân vật Nghêu, Đề Hầu và Huyện Trìa đã vạch trần tầng lớp cường hào ác bá trong xã hội xưa. Còn Thị Hến, biểu tượng của sự thông minh và sắc sảo, là biểu hiện cho sự mạnh mẽ và đấu tranh chống lại những thế lực tối ác đó.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống