Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực thực nghiệm, Năng
lực nghiên cứu khoa học
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân
ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển
năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi: - Đặc điểm chung của giới thực vật là gì?
- Phân biệt cây có hoa và không có hoa, cây 1 năm và cây lâu năm?
Cho Hs quan sát kính lúp, kính hiển vi? Muốn có hinh ảnh phóng to hơn vật thật ta
phải dùng kính lúp hay kính hiển vi. Vậy kính lúp và kính hiển vi là gì? Cấu tạo
như thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm nhóm khác bổ sung chọn ý kiến
đúng.
- HS nêu 1 vài ví dụ khác.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chính xác hóa và dẫn dắt vào bài học: Như các em đã biết, bằng mắt thường
ta có thể nhìn thấy rất nhiều vật, nhưng có những vật vô cùng nhỏ bé mà mắt
thường ta không thể nhìn thất được như là các loài vi khuẩn, tế bào. Vậy bài học
hôm nay sẽ cung cấp cho ta cách để nhìn thấy những vật bé nhỏ đó.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Kính lúp và cách sử dụng:
a) Mục tiêu: Hs nêu được các bộ phận cấu tạo của kính lúp. Biết cách sử dụng
kính lúp,
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Kính lúp: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK tr.17, và trả lời câu hỏi: - Kính lúp có cấu tạo như thế nào? - GV cho HS xác định từng bộ phận kính lúp. |
1. Kính lúp và cách sử dụng: - Kính lúp gồm 2 phần: + Tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa. + Tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi, có khung bằng kim loại hoặc bằng nhựa. |
- GV nhận xét, cho HS ghi bài. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin -> nêu cách sử dụng kính lúp? (Nếu trường có điều kiện có đủ kính lúp, GV hướng dẫn HS sử dụng kính lúp quan sát mẫu vật) - GV kiểm tra tư thế của HS khi sử dụng kính. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin -> trả lời đạt: Kính lúp gồm 2 phần: + Tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa. + Tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi có khung bằng kim loại hay bằng nhựa. - HS thực hiện - HS trả lời: Tay trái cầm kính, để mặt kính sát mẫu vật… - HS quan sát cây rêu tường bằng kính lúp. - HS sửa tư thế cho đúng. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm nhóm khác bổ sung chọn ý kiến đúng. - HS nêu 1 vài ví dụ khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. |
- Cách sử dụng: Tay trái cầm kính, để mặt kính sát mẫu vật cần quan sát, mắt nhìn vào kính và di chuyển kính lúp đến khi nhìn rõ vật nhất. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về
a) Mục tiêu: Hs nêu được các bộ phận cấu tạo của kính lúp. Biết cách sử dụng
kính hiển vi.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong
vở ghi
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục SGK tr.18. - Nêu cấu tạo kính hiển vi? - Gọi tên, nêu chức năng của từng bộ phận kính hiển vi. - GV hỏi: Bộ phận nào của kính là quan trọng nhất? Vì sao? - GV gọi HS lên xác định lại từng bộ phận của kính trên kính thật. GV yêu cầu HS trình bày các bước sử dụng kính. - GV nhận xét, cho HS ghi bài. (Nếu có điều kiện, GV hướng dẫn HS cách quan sát mẫu vật bằng kính hiển vi). * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS HS nghiên cứu mục SGK tr.18, nêu cấu tạo kính hiển vi: Gồm 3 phần chính: + Chân kính + Thân kính + Bàn kính - HS trả lời đạt: Thấu kính là quan trọng nhất vì có ống kính để phóng to được các vật. - HS thực hiện. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm nhóm khác bổ sung chọn ý kiến đúng. - HS nêu 1 vài ví dụ khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định: |
2. Kính hiển vi và cách sử dụng - Kính hiển vi gồm 3 phần: + Chân kính + Thân kính + Bàn kính - Cách sử dụng: + Bước 1: Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. + Bước 2: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. + Bước 3:Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ mẫu vật. |
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật bao nhiêu lần ?
A. 3 - 20 lầnB. 25 - 50 lần C. 100 - 200 lần D. 2 - 3 lần
Câu 2. Kính hiển vi điện tử có khả năng phóng to ảnh của vật từ
A. 5 000 - 8 000 lần. B. 40 - 3 000 lần.
C. 10 000 - 40 000 lần. D. 100 - 500 lần.
Câu 3. Em hãy sắp xếp các thao tác sau theo trình tự từ sớm đến muộn trong kĩ
thuật quan sát vật mẫu bằng kính hiển vị:
1. Mắt nhìn vào thị kính, tay từ từ vặn ốc to ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi
nhìn thấy vật cần quan sát.
2. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
3. Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
4. Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay vặn ốc to theo chiều kim
đồng hồ cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
5. Đặt tiêu bản lên bàn kính sau cho vật mẫu nằm ở đúng vị trí trung tâm, sau đó
dùng kẹp giữ tiêu bản.
A. 2 - 5 - 4 - 1 – 3 B. 2 - 4 - 5 - 1 - 3
C. 2 - 1 - 4 - 5 – 3 D. 2 - 4 - 1 - 5 - 3
Câu 4. Trong cấu tạo của kính hiển vi, bộ phận nào nằm ở trên cùng ?
A. Vật kính B. Gương phản chiếu ánh sáng
C. Bàn kính D. Thị kính
Câu 5. Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ?
A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Chân kính
Câu 6. Kính hiển vi bao gồm 3 bộ phận chính, đó là
A. chân kính, ống kính và bàn kính.
B. thị kính, gương phản chiếu ánh sáng và vật kính.
C. thị kính, đĩa quay và vật kính.
D. chân kính, thị kính và bàn kính.
Câu 7. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong cấu tạo của
kính hiển vi, ... là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu.
A. Vật kính B. Chân kính C. Bàn kính D. Thị kính
Câu 8. Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm
chắc thân kính
B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính
C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 9. Kính lúp có đặc điểm nào sau đây ?
A. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai mặt lồi.
B. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai lõm.
C. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có hai mặt lõm.
D. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có một mặt lồi, một mặt lõm.
Câu 10. Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây ?
A. Virut B. Cánh hoa C. Quả dâu tây D. Lá bàng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực
tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu
hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
- Chỉ trên kính các bộ phận của kính hiển vi, và nêu chức năng của chúng?
- Vận dụng quan sát trong thực tế
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học kỹ phần kính hiển vi để chuẩn bị bài sau làm thí nghiệm.
- Đọc mục Em có biết?
- Chuẩn bị bài mới.
- Dặn lớp mang 1 vài củ hành tây và quả cà chua chín để làm thí nghiệm.
………………………………………………………………………………………
……………………………