Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

TOP 30 bài Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi nắm còn 2024 SIÊU HAY

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 bài văn mẫu Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi nắm còn, chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi nắm còn

Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi ném còn.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động.

Nếu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ

2. Thân bài:

– Giới thiệu vắn tắt các mục đích, bối cảnh, thời gian và không gian diễn ra hoạt động và sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc

– Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ.

Điều khoản/ nội dung 1

Điều khoản/ nội dung 2

Điều khoản/ nội dung 3

3. Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.

Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có).

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi nắm còn - mẫu 1

Ném còn là trò chơi dân gian phổ biến của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Vào mỗi dịp lễ hội, Tết, ở địa phương có đông người Tày, Nùng sinh sống thì đều tổ chức trò chơi này với mong ước về một mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Ngay từ trước lễ hội ném còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 - 8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu. Họ còn may thêm các tua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này còn biểu trưng cho những tia nắng, tia mưa cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Cây còn được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m -30 m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng).

Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi lên trời quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt, quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh, một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no.

Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi nắm còn - mẫu 2

Không ai rõ trò chơi ném còn có từ khi nào và cũng chẳng ai hay ném còn đã trở thành trò chơi dân gian hấp dẫn nhất của dân tộc Thái như thế nào. Chỉ biết rằng ném còn thường được tổ chức vào những ngày tết, ngày hội trong không khí náo nhiệt, vui tươi.

Ném còn là trò chơi dân gian có từ lâu đời của dân tộc Thái. Phụ nữ Thái thường làm quả còn bằng những mảnh vải vụn cắt thành hình ô vuông, có cạnh khoảng 18cm, gấp chéo 4 góc vào nhau, bên trong nhồi bằng hạt bông hay hạt thóc biểu thị của sự cầu mong nảy nở sinh sôi. Dây còn cũng được khâu bằng vải, dài độ nửa sải tay, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả còn. Tua còn được cắt bằng vải vụn, đủ màu sắc, sau đó đính vào 4 góc quả còn và đính so le điểm trên dây còn, tạo thành biểu tượng như hình con rồng bay. Tiếng Thái gọi là "con cuống", mang niềm tin gửi gắm nơi con rồng đem lại sự phồn thịnh, hạnh phúc. Thường quả còn chỉ có khoảng 4-8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu.

Trò chơi ném còn thường được tổ chức tại một bãi đất bằng phẳng và được chơi theo 2 cách. Cách thứ nhất: Thanh niên nam nữ chưa vợ, chưa chồng thì chơi theo tục tỏ tình, giao duyên. Tục này thường diễn ra vào dịp xên bản, xên mường, ngày xuân. Trai gái ăn mặc chỉnh tề với trang phục truyền thống, các cô gái chọn một bãi đất bằng phẳng để rủ các chàng trai ra chơi còn. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên, thoạt đầu còn tung sang nhau đại trà, sau dần dần đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau, hình thức này sau cùng là chơi từng đôi một, thông qua hội tung còn nhiều đôi trở thành chồng, thành vợ của nhau.

Cách thứ hai gọi là “tọt con vong” nghĩa là tung còn vòng. Ở giữa sân bãi, người ta chôn một cây tre cao khoảng 10m, đầu trên cao có gắn một cái vòng tròn đường kính khoảng 50 - 70cm theo phương thẳng đứng. Sau đó gắn vải đỏ, xanh... phần trên khâu chắc vào mép vòng, ở dưới thả buông để khi ai đó tung trúng vào trong vòng còn dễ phát hiện ra. Trò chơi này giành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

Về hình thức chơi: có thể bên nam, bên nữ, hoặc tùy chọn; nếu ai tung lọt tâm vòng thì người đó thắng, giải thưởng có thể là đôi chén rượu (tùy theo quy ước mỗi cuộc thi). Cũng có thể chia đội và Ban tổ chức sẽ quy định cách đứng chơi và mục tiêu là phải tung quả còn chui qua vòng. Tổ trọng tài theo dõi chấm điểm. Tung còn đòi hỏi sức khỏe và sự khéo léo, hai đội chơi sẽ đứng đối diện nhau qua cây còn. Quả còn sẽ được tung lên cao nhằm hướng vòng còn trên đỉnh cột, quả còn vút qua ngọn cột tre, những dây tua ngũ sắc cũng lướt xòe ra với màu sắc rực rỡ trông rất đẹp mắt.

Bà Lò Thị Bánh ở bản Tông Khao, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên chia sẻ: Quả còn tung lên mang ý nghĩa tượng trưng cho những buồn đau và mọi việc xấu sẽ được rũ sạch, thay vào đó là sự ấm no, hạnh phúc. Nếu ném trúng vòng tròn cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.

Ném còn nay không chỉ gắn riêng với dân tộc Thái mà nó đã trở thành trò chơi dân gian của cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên. Nhiều dân tộc như Thái, Mường, Tày... có luật chơi ném còn giống nhau. Với người Thái, trò chơi ném còn đưa tới thông điệp mong muốn âm – dương hòa hợp, cầu mong con cái trong nhà đông đúc. Do đó, những người Thái hiếm muộn thường rất hào hứng thi ném còn để cầu tự. Quả còn ném thường hướng về đầu nguồn sông, hay suối chính là hướng về các bản làng người Thái.

Với người Tày, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Trước khi khép hội, thầy mo sẽ rạch quả còn thiêng (đã được ban phép) lấy hạt bên trong, tung lên để mọi người cùng hứng lấy vận may. Người Tày quan niệm hạt giống này sẽ mang lại mùa màng bội thu và may mắn, vì nó đã được truyền hơi ấm của những bàn tay nam nữ. Còn đối với người Mường, hội ném còn là dịp để nam thanh nữ tú gặp nhau, là bà mối để se duyên. Bên nào thua sẽ phải để lại một vật làm tin, thường người thua sẽ là các chàng trai. Sau lễ hội, chàng trai sẽ quay lại nhà cô gái để xin lại vật đã gửi lại làm tin, là cái cớ để hai người gặp gỡ, tìm hiểu tiếp.

Trò chơi ném còn vừa mang tính văn hóa lại vừa mang tính thể thao, rèn luyện sự tinh tế, khéo léo khi tung, khi bắt. Vừa kết hợp các động tác toàn thân, vừa sảng khoái tinh thần, vừa được giao lưu, tỏ tình, đoàn kết, vui vẻ. Do đó, đây là trò chơi không những thu hút nam nữ thanh niên mà nhiều người lớn tuổi cũng rất thích, bởi bên cạnh việc làm cho người trong cuộc hào hứng thì việc người đứng ngoài hò reo cổ vũ cũng khiến không khí cuộc chơi rất sôi nổi, hấp dẫn hơn.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống