TOP 30 bài Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng

Tải xuống 4 2.6 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 bài văn mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng, chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng

Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê).

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu nhân vật cần phân tích.

Nêu ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật.

2. Thân bài:

Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.

Phân tích đặc điểm của nhân vật về ngoại hình, tính cách, hành động, cảm xúc, thế giới nội tâm… (có lí lẽ, bằng chứng cụ thể).

3. Kết bài:

Khẳng định lại ý kiến của người viết.

Nêu cảm nghĩ về nhân vật.

Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng - mẫu 1

An-phông-xơ Đô-đê là một cây bút truyện ngắn nổi tiếng của văn học Pháp. Truyện của ông thường giản dị nhưng rất đằm thắm, thể hiện một tấm lòng gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương đất nước. “Buổi học cuối cùng” là một tác phẩm như thế.

Truyện đưa chúng ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động đó là buổi học Pháp văn cuối cùng. Nó được diễn ra trong con mắt quan sát và cảm xúc, suy ngẫm của cậu học trò nhỏ Phrăng và được kề lại bằng chính lời kể của cậu bé.

Phrăng là một cậu học trò nghịch ngợm lại lười học. Cậu thường trốn học đi chơi ngoài đồng nội. Đối với cậu, bầu trời trong trẻo, chim sáo hót ven rừng trên đồng cỏ thường có sức cám dỗ hơn là những phân từ tiếng Pháp. Ngày hôm ấy, Phrăng đã đi học muộn. Khi đến lớp, cậu bé càng thấy ngạc nhiên hơn vì thấy thầy giáo không những chẳng giận dữ mà còn dịu dàng bảo cậu: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà lại vắng mặt con”. Còn ở phía cuối lớp, trên những dãy ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ; thầy Ha-men thì mặc một bộ lễ phục thật trang trọng.

Lời bộc bạch của thầy Ha-men vang lên: “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc -lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con”. Từ lời nói của thầy khiến cho Phrăng cảm thấy choáng váng. Cậu cảm thấy hối hận, đau đớn và tự giận mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt.

Trong buổi học cuối cùng, Phrăng không đọc thuộc những quy tắc về phân từ, nhưng thầy giáo không trách mắng. Thầy giảng giải cho Phrăng và các cậu học trò hiểu hoãn việc học là một tai hoạ lớn. Song điều làm Phrăng cảm thấy xúc động là khi thầy Ha men giang giải về tiếng Pháp. Thầy nói rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững ti ống nói nia mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoả chốn lao tù…”

Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động: thầy say sưa giảng bài, trò chăm chú lắng nghe và cặm cụi học tập. Đến khi tiếng chuông đồng hồ điểm mười hai giờ vang lên, thầy Ha-men trở nên xúc động không nói nên lời: “Các bạn, hỡi các bạn, tôi... tôi…”. Và thầy đã quay về phía bảng, cầm lấy viên phấn và viết một dòng chữ: “Nước Pháp muôn năm”. Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tô quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men, của những cậu học trò, của dân làng vùng An-dát. Đế diễn tả tình yêu ấy, An-Phông -xơ Đô-đê đã chú ý tập trung vào miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành động của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng.

Ngòi bút An-Phông-xơ Đô-đê đặc biệt tinh tế khi thế hiện tâm trạng và tình cảm của nhân vật. Cũng qua truyện ngắn này, mượn lời thầy Ha-men, nhà văn muôn nêu lên một chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”.

Với tất cả ý nghĩa như trên, “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê đã trở thành một truyện ngắn hay, được nhiều người yêu mến.

Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng - mẫu 2

Trong văn bản "Buổi học cuối cùng", nhân vật cậu bé Phrăng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.

Thật vậy, nhân vật Phrăng là một cậu bé ham chơi nay được đặt vào trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, chính vì vậy, cậu đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Đầu tiên, Phrăng là cậu bé ham chơi. Dường như, cậu bé thích nô đùa với thiên nhiên hơn là đi học. Cậu không thuộc bài, hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Ha-men trách phạt. Thứ hai, cậu bé Phrăng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp của mình khi nhận ra đây là buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lý của cậu.

Thứ nhất, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường khi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng, tâm trạng của cậu choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao. Sau đó, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi đi bắt những chú chim, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa.

Bên cạnh đó, cậu cũng thấy ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp. Khác với mọi khi, ở buổi học hôm ấy, khi thầy Ha-men giảng, cậu đã chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu và thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này.

Ta có thể thấy, Phrăng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nói tiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Chẳng những thế, cậu còn hiểu được lời thầy Ha-men rằng, tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước.

Tóm lại, Phrăng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu cũng có những tình cảm cao đẹp, đó là sự kính trọng thầy giáo, lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước.

Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng - mẫu 3

     Tác giả An-phông- xơ Đô-đê là một nhà văn nổi tiếng người Pháp. Những tác phẩm của ông là những mảnh chuyện giản dị, đơn thuần ngày thường nhưng luôn mang theo một tấm lòng yêu thương con người, đất nước. Ông luôn mang đến những tác phẩm nhân văn, ý nghĩa đến người đọc qua những nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật Phrăng trong tác phẩm "Buổi học cuối cùng" của ông là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của ông.

     Truyện nói về ngôi làng thuộc vùng An-dát của nước Pháp đầy bi thương thời chiến tranh. Câu chuyện được cậu bé Phrăng kể lại qua sự quan sát của ánh mắt, sự lắng nghe của đôi tai và đặc biệt là cảm xúc của chính mình. Câu chuyện khiến cho mọi người suy ngẫm về cách nhìn nhận vấn đề của một cậu học trò còn nhỏ tuổi. 

     Phrăng được biết đến là một cậu bé vô cùng nghịch ngợm, lười học, luôn bị cám dỗ bên ngoài mà quên đi mất nhiệm vụ học tập của mình. Cậu thường xuyên bỏ tiết học để lang thang, nhảy múa trên những bãi cỏ ngoài đồng nội. Tiếng chim sáo hót véo von trên ngọn cây, bầu trời trong xanh luôn thu hút Phrăng hơn là những bài học về phân từ tiếng Pháp trên lớp. Ngày hôm đó, cậu lại tiếp tục có ý định bỏ học nhưng bằng một cách nào đó, có một thứ gì thôi thúc cậu rằng cậu phải đến trường. Tuy vậy, cậu vẫn đi học muộn nhưng lại không bị người thầy khó tính của mình trách móc lấy một câu, ngược lại còn rất dịu dàng gọi cậu vào lớp. Từ giây phút đó cậu đã thấy có gì đấy khác xa so với mọi ngày, người thầy mặc bộ quần áo chỉnh tề, có rất nhiều dân làng ngồi cùng lớp học với cậu.

      Một lúc sau những lời nói như sét đánh ngang tai của thầy Ha- men được vang lên và thông báo rằng đây sẽ là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của dân làng nơi đây. Tất cả mọi người đều sững lại, còn một số người đã biết trước thì cúi mặt, lộ ra vẻ mặt buồn thăm thẳm. Bên cạnh nỗi buồn đó còn có nỗi uất hận và cả sự hối hận của cậu học trò tên Phrăng này. Cậu dằn vặt bản thân, đau đớn khi đã không chăm chỉ đến lớp, chăm chỉ học tập mà mải chơi trên những bãi cỏ hay trượt băng trên những con hồ lớn. Những quyển ngữ pháp hay sách sử cậu từng rất chán ngán giờ nhìn lại chúng đầy sự lưu luyến, tiếc nuối, không muốn rời xa. Cậu cũng quên rằng thầy Ha-men đã đừng khó tính, khó ưa như thế nào, quên đi những lần bị thầy phạt nặng vì không chịu học bài,…Trong buổi học đó. cậu không thuộc những quy tắc đơn giản về phân từ, lúc đó cậu chỉ ước mình chăm chỉ hơn, nhìn nhận ra điều này sớm hơn để không phải hổ thẹn như giờ. 

      Lời bộc bạch của thầy Ha-men vang lên: “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc -lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con”. Từ lời nói của thầy khiến cho Phrăng cảm thấy choáng váng. Cậu cảm thấy hối hận, đau đớn và tự giận chính mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt. Thầy Ha-men tiếp tục giảng giải về sự quan trọng của tiếng Pháp, đó không chỉ là ngôn ngữ của một quốc gia, đó còn là chìa khóa để nắm giữ sự tự do, độc lập của đất nước. Cậu bé Phrăng tuy nhỏ tuổi nhưng cậu đã nhìn nhận ra được lỗi sai của bản thân, sự hối hận muộn màng đến từ cậu bé. Cậu cũng nhìn ra được sự ác độc của bọn phát xít Đức, chúng xâm lược Pháp, biến Pháp thành thuộc địa và cũng muốn biến con người Pháp thành những công dân Đức. Từ đó nhìn thấy được lòng yêu nước nồng nàn của cậu bé, sự trưởng thành và lớn lên sau những biến cố cuộc đời. 

      Bút pháp nghệ thuật của tác giả người Pháp An-phông-xơ Đô-đê đã thể hiện được diễn biến tâm trạng nhân vật, cụ thể là cậu bé Phrăng. Và cũng qua câu chuyện, tác giả dùng nhân vật để nói lên suy nghĩ của bản thân, nói lên một chân lí đó là “Tiếng Pháp muôn năm, nước Pháp muôn năm”.

Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng - mẫu 4

Hôm ấy, chú bé Phrăng định sẽ trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Nhưng rồi lời của bác phó rèn Oát-stơ đã thôi thúc cậu đến lớp. Khi đến lớn cậu bắt gặp bầu không khí im ắng của lớp học - một điều thật kỳ lạ. Cậu cảm thấy thật xấu hổ khi đã đến muộn trong buổi học. Nhưng Phrăng cảm thấy càng kỳ lạ hơn khi thầy Ha-men không quở mắng mình. Chỉ đến khi nghe thầy giáo thông báo đó là buổi học Pháp văn cuối cùng, Phrăng mới hiểu ra. Cậu cảm thấy ngạc nhiên, buồn bã và hối hận. Chú bé thấy bài giảng của thầy dễ hiểu đến lạ lùng, cậu ân hận tại sao bấy lâu nay mình không trận trọng cơ hội được học tiếng mẹ đẻ. Xấu hổ vì bấy lâu nay không chịu học, cậu ước rằng mình có thể đọc trôi chảy tất cả những câu mà thầy giáo đã yêu cầu mình đọc. Tình yêu tiếng mẹ đẻ có lẽ khiến cậu cảm thấy đau đớn giống như thầy giáo của mình.

Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng - mẫu 5

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng!

Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng - mẫu 6

Trong truyện Buổi học cuối cùng, em rất ấn tượng với nhân vật Phrăng. Đây là nhân vật trung tâm của truyện, góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm. Phrăng là một cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và ham chơi. Vào một buổi sáng đẹp trời, Phrăng đã định trốn học để chạy nhảy trên cánh đồng cỏ Ríp-pe. Nhưng cậu bé cưỡng lại được và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Khi đến lớp học, thầy Ha-men thông báo với cậu đây là buổi học Pháp văn cuối cùng. Từ đó, ở Phrăng đã có những thay đổi. Cậu nghe tin mà rụng rời. Khuôn mặt cậu đỏ bừng vì tức giận, rồi chuyển dần sang tái nhợt vì choáng váng. Đôi mắt đen láy ngây thơ không còn hiện lên vẻ tinh nghịch mà thay vào đó là một nỗi mất mát, một nỗi sợ mơ hồ. Đôi bàn tay nhỏ bé run run lấy sách từ trong cặp để lên bàn, lật giở từng trang thật nhẹ nhàng. Ánh mắt của Phrăng dõi theo thầy Ha-men như thể sợ thầy có thể biến mất. Lúc được gọi lên đọc bài, Phrăng lúng túng và đung đưa người trên chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên vì xấu hổ. Cậu quan sát lớp học, những khuôn mặt, hành động và sự nhẫn nại của thầy Ha-men để khắc sâu hồi ức về buổi học này trước khi bị ép học tiếng Đức. Suốt cả buổi học, Phrăng chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà Phrăng mới hiểu được giá trị của tiếng Pháp - đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc.

Phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng - mẫu 7

Buổi sáng đẹp trời, Phrăng đã định trốn học để chạy nhảy trên cánh đồng cỏ Ríp-pe, nghe tiếng sáo hót ven rừng, đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Nhưng cậu bé cưỡng lại được và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Thầy Ha-men thông báo với cậu đây là buổi học Pháp văn cuối cùng. Phrăng nghe tin mà rụng rời. Khuôn mặt cậu đỏ bừng vì tức giận, rồi chuyển dần sang tái nhợt vì choáng váng. Đôi mắt đen láy ngây thơ không còn hiện lên vẻ tinh nghịch mà thay vào đó là một nỗi mất mát, một nỗi sợ mơ hồ. Đôi bàn tay nhỏ bé run run lấy sách từ trong cặp để lên bàn, lật giở từng trang thật nhẹ nhàng. Ánh mắt của Phrăng dõi theo thầy Ha-men như thể sợ thầy có thể biến mất. Lúc được gọi lên đọc bài, Phrăng lúng túng và đung đưa người trên chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên vì xấu hổ. Cậu quan sát lớp học, những khuôn mặt, hành động và sự nhẫn nại của thầy Ha-men để khắc sâu hồi ức về buổi học này trước khi bị ép học tiếng Đức. Suốt cả buổi học, Phrăng chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc.

 

 

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống