Tài liệu tóm tắt Người ở bến sông Châu môn Ngữ văn lớp 10 bộ Cánh diều với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Người ở bến sông Châu hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Người ở bến sông Châu
Bài giảng: Người ở bến sông Châu - Cánh diều
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 1
Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ, lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Khi gặp nhau, chú San nhận hết lỗi về mình và mong muốn cả hai người sẽ làm lại nhưng dì Mây không đồng ý. Sáng hôm sau, tin dì Mây về loang đi khắp xóm Trại, mọi người đến nhà an ủi, động viên, dì cũng chỉ ngượng ngùng tiếp khách. Khách vãn, dì và Mai ra bến sông Châu. Những kí ức trước đây chưa bao giờ phai nhòa trong dì và tâm trạng cứ thế trầm lặng theo. Vào đêm mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, dì Mây là người đã đỡ đẻ cho cô ấy. Dì Mây đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba chết. Tiếng ru của dì cứ văng vẳng trong đêm trên bến sông Châu.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 2
Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.
- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
* Giải thưởng:
- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Đêm Thánh Vô Cùng
- Lửa cháy trong rừng hoang
- Người về bến sông Châu,
- Nỗi đau dòng họ
2. Tác phẩm
Thể loại: Truyện ngắn
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào tháng 6/1997 xuất bản tại NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Bố cục tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
- Phần 1: Từ đầu đến “di lên vách bếp”: Chú San đi lấy vợ , dì Mây trở về xóm Trại
- Phần 2: Tiếp đến “Sóng nước lao xao”: Cuộc sống giản dị của dì Mây ở xóm Trại
- Phần 3: Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”: Dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn
- Đoạn 4: Còn lại: Phẩm chất cao đẹp của dì Mây
Giá trị nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
- Ca ngợi phẩm chất vị tha và tính cách mãnh mẽ của nhân vật dì Mây.
- Cảm thông trước hoàn cảnh và số phận của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh, họ đã hi sinh hạnh phúc của cá nhân góp phần làm nên chiến thắng lớn cho dân tộc
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Các tình huống được xây dựng hồi hộp, hấp dẫn lôi cuốn người đọc