Tài liệu tóm tắt Người ở bến sông Châu môn Ngữ văn lớp 10 bộ Cánh diều với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Người ở bến sông Châu hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Người ở bến sông Châu
Bài giảng: Người ở bến sông Châu - Cánh diều
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 1
Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ, lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Khi gặp nhau, chú San nhận hết lỗi về mình và mong muốn cả hai người sẽ làm lại nhưng dì Mây không đồng ý. Sáng hôm sau, tin dì Mây về loang đi khắp xóm Trại, mọi người đến nhà an ủi, động viên, dì cũng chỉ ngượng ngùng tiếp khách. Khách vãn, dì và Mai ra bến sông Châu. Những kí ức trước đây chưa bao giờ phai nhòa trong dì và tâm trạng cứ thế trầm lặng theo. Vào đêm mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, dì Mây là người đã đỡ đẻ cho cô ấy. Dì Mây đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba chết. Tiếng ru của dì cứ văng vẳng trong đêm trên bến sông Châu.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 2
Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 3
Dì Mây là một y sĩ Trường Sơn, trước khi vào chiến trường dì đã có một mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San nhưng rồi chú đi học ở nước ngoài, dì xung phong vào chiến trường miền Nam nên mỗi người một ngả. Trước khi đi dì có một mái tóc đen dài, óng mượt tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của dì bằng câu văn "dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm". Nhưng khi bước ra từ cuộc chiến tàn khốc đầy tang thương ấy, mái tóc óng mượt của dì đã bị xơ và thưa hơn nhiều, đôi chân bị thương, bao đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, cái tuổi đẹp đẽ, lộng lẫy nhất của bao người con gái đôi mươi. Ngày dì quay trở về, cũng là ngày người yêu của dì- chú San đi lấy vợ. Dù còn yêu chú San, nhưng dì Mây rất dứt khoát cắt bỏ tình cảm khi chú San đề nghị, dì nhất quyết không đồng ý trước lời của chú San "Mây, chúng ta sẽ làm lại". Về sau, có sự xuất hiện của chú Quang, chú cũng có tình cảm với dì, nhưng có lẽ vì những khiếm khuyết trên cơ thể do chiến tranh để lại đã làm cho dì tự ti, không dám đi tìm hạnh phúc riêng của mình. Dì có một tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương, đưa lũ trẻ đi học mà không lấy tiền đò, trong đêm mưa vẫn đi khám bệnh cho mọi người. Thím Ba cũng là một nhân vật đáng thương trong tác phẩm, trong lúc vướng bom bi trong lúc đun te nên thím Ba đã qua đời, thằng Cún cũng từ ấy mà trở thành trẻ mồ côi và sau đó được dì Mây nhận nuôi yêu thương như con ruột. Và dì Mây cũng đã giúp vợ chú San vượt cạn sinh con khi bị thiếu tháng.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 4
Dì Mây về làng đúng ngày chú San - người yêu cũ đi lấy vợ, dẫn đến những tâm trạng ngổn ngang, giằng xé của dì Mây, của chú San và những người thân trong gia đình. Chính vì thế, nên dì chuyển ra sống ở lều cỏ bên bến sông Châu, phụ giúp bố chèo đò đưa khách qua ông. Trong thời gian đó, cháu của dì Mây là Mai đã nhận ra tâm trạng buồn tủi của dì nên đã thể hiện sự quan tâm tình cảm của mình đối với dì Mây. Dì trở lại làm y tá trạm xá xã. Cô Thanh vợ chú San khó sinh suýt chết đã được dì Mây cứu sống cả hai mẹ con. Thím Ba bị chết vì vướng bom mìn, dì Mây đã nhận nuôi luôn thằng Cún là con thím Ba. Một thời gian sau dì Mây gặp lại chú Quang người thương bình năm xưa, nay về chỉ huy xây cầu qua bến sông Châu, dì Mây suy nghĩ về tình cảm của chú Quang. Hằng đêm tiếng ru thằng Cún của dì vang vọng bến sông Châu.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 5
Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của một người con gái tên Mây, và được tác giả gọi thân mật là dì Mây. Dì Mây là một người con gái xinh đẹp, và là một ý sĩ Trường Sơn. Người con gái ấy là người con gái vô cùng chung thủy, dù phải chia sẻ với người yêu nhưng dì luôn mang hình bóng của chú "trang nhật ký nào em cũng viết tên anh", thế nhưng khi trở về và biết chú San lấy vợ, dì Mây nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị làm lại. Hành động ấy cho thấy dì là một người vô cùng dứt khoát. Dì Mây là một người sống nghĩa tình, yêu thương đùm bọc mọi người trong cuộc sống: mất một chân, dì vẫn chống nạng giúp ông chèo đò, vẫn tiếp tục sống phi thường sau cú sốc đầy đau thương và dì chưa bao giờ lấy tiền đò của lũ trẻ cấp ba. Đêm mưa gió, dì vẫn miệt mài đến khám bệnh cho mọi người, vào đêm mưa vợ chú San vượt cạn thiếu tháng dì đã không mảy may đến lời thím Ba nói, sẵn sàng giúp vợ chú San sinh con, vượt qua cửa tử. Đặc biệt khi thím Ba không may qua đời do bom nổ, dì Mây đã dang rộng vòng tay, chăm sóc, yêu thương thằng Cún không bị rơi vào cảnh mồ côi.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 6
Truyện 'Người ở bờ sông Châu' kể về cuộc đời đầy bi kịch của dì Mây và chú San. Tình yêu của họ bắt đầu từ trước chiến tranh, nhưng thử thách của thời gian và chiến tranh đã chia cách họ. Khi Dì Mây trở về quê hương, chú San đã kết hôn. Chú San muốn làm lại, nhưng Dì Mây không tha thứ. Bên cạnh những mối quan hệ phức tạp, Dì Mây là người giúp đỡ khi vợ chú San gặp nguy hiểm và nhận nuôi bé Cún khi thím Ba mất. Kết thúc câu chuyện là tiếng ru êm đềm trong đêm, hòa mình vào hơi thở của sông nước.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 7
Câu chuyện kể về những số phận của con người trong chiến tranh và nhân vật chính đó là dì Mây. Ngày dì Mây xách ba lô từ chiến trường trở về làng thì thấy chú San- người yêu của dì đi cưới vợ, và gặp cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Khi gặp nhau, chú San đã nhận mọi lỗi lầm về mình và mong rằng hai người có thể quay trở lại nhưng dì Mây không chịu. Sáng hôm sau, tin dì Mây mất tích loang đi khắp xóm Trại, nhiều người đến nhà hỏi thăm, động viên, khích lệ dì cũng chỉ vui vẻ tiếp khách. Sau khi khách vãn, người thưa, dì và Mai đến bến sông Châu. Những ký ức cũ không hề phai nhòa trong tâm trí mà cứ thế ùa về, bao trùm lấy hết tâm trí khiến tâm trạng cứ thế trầm xuống theo. Vào mùa mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, dì Mây đã đỡ để cho cô ấy. Dì Mây cũng đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba qua đời. Tiếng khóc của dì vẫn văng vẳng trong đêm tối trên bến sông Châu.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 8
Văn bản "Người ở bến sông Châu" của nhà văn Sương Nguyệt Minh kể về câu chuyện cay đắng của nhân vật dì Mây khi ngày trở về cũng chính là ngày người yêu đi lấy vợ. Bỏ qua hết những buồn tủi của bản thân, dì vẫn hết lòng giúp đỡ khi vợ của chú San (cô Thanh) gặp tình huống nguy kịch. Ẩn sau những trang truyện, người đọc cảm nhận được ân tình của người cầm bút - đó là những trăn trở, cảm thương cho số phận khổ đau của người phụ nữ sau chiến tranh.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 9
Người ở Bến Sông Châu là một câu chuyện đầy cảm động về Mây - người lính đã từng tham gia chiến tranh. Ngày dì Mây trở về làng cũng chính là ngày San - người yêu dì Mây đi lấy vợ. Dì Mây khóc nức nở, tủi cho thân phận mình. Khi gặp lại, chú San nhận lỗi và mong muốn cả hai sẽ làm lại nhưng dì Mây không đồng ý. Là một người lính từng tham gia chiến trận, Mây sẵn sàng chấp nhận đau khổ về mình để người phụ nữ kia được hạnh phúc. Sáng hôm sau, tin dì Mây về loang đi khắp xóm, mọi người đến nhà an ủi, động viên, dì cũng chỉ ngượng ngùng tiếp khách. Khách vãn, dì và Mai ra bến sông Châu. Tiếp đến là việc Mây phải đỡ đẻ cho Thanh - vợ San trong tình trạng vô cùng nguy kịch. Sau này, Dì Mây đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba chết. Tiếng ru của dì cứ văng vẳng trong đêm trên bến sông Châu. Những hành động đầy tình thương và lòng nhân ái của Mây thể hiện một cách thống nhất bản chất của người lính: giàu tình thương, đức hi sinh và lòng vị tha. Từ đó nhà văn gửi gắm một niềm tin ấm áp vào những người lính, vào người phụ nữ, vào cuộc đời.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 10
Chủ đề chính của câu chuyện là kể về những hoàn cảnh, số phận của những con người bước ra từ chiến tranh. Đó là những con người với số phận bất hạnh, điển hình là dì Mây: do hậu quả của chiến tranh mà dì bị "mảnh đạn phạt đi một chân", bước ra từ cuộc chiến, dì Mây không chỉ bị chiến tranh tàn phá về sức khỏe, tuổi xuân mà còn để lại trong dì những nỗi đau dai dẳng. Ngày dì trở về, cũng là ngày chú San- người yêu của dì đi lấy vợ, dù rất yêu chú nhưng dì Mây vẫn kiên quyết đoạn tình để chú về với vợ, dì nhận tất cả nỗi đau để chú San và vợ có hạnh phúc. Tình huống ấy thật trớ trêu. Và có lẽ vì tự ti về ngoại hình, dì Mây cũng đã từ chối, quyết định không đáp trả với tình cảm của chú Quang. Tiếp đó, chiến tranh không chỉ tước đi hạnh phúc của con người, mà còn làm cho gia đình chia lìa, đó là hoàn cảnh thím Ba đun te bị vướng bom bi nên đã qua đời. Thằng Cún mất mẹ, rơi vào cảnh mồ côi. Bên cạnh miêu tả, khắc họa những số phận đau khổ ấy, tác giả cũng khắc họa, ngợi ca vẻ đẹp của con người: đó là phẩm chất tính cách chung thủy trong tình yêu, sự kiên quyết dứt khoát, hay nghị lực sống phi thường, vượt lên hoàn cảnh của dì Mây. Đặc biệt là tấm lòng đầy nhân hậu và giàu tình yêu thương qua việc xây dựng hình ảnh dì Mây: Dì không lấy tiền đò của lũ trẻ; miệt mài đến nhà khám bệnh cho mọi người trong đêm mưa, đường đá khấp khểnh; sẵn sàng giúp vợ chú San vượt cạn; sẵn sàng nhận nuôi đứa con của Thím ba và yêu thương nó như con đẻ của mình.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 11
Trong câu chuyện ngắn 'Người ở bên bờ sông Châu', chúng ta được chứng kiến cuộc sống đau đớn của dì Mây. Tận mắt chứng kiến thảm họa chiến tranh, Dì Mây bị thương phải chạy về với một chân. Khi trở về, dì phải đối mặt với sự thay đổi lớn nhất: chú San, người yêu của dì, đã lấy vợ. Dù chú San muốn làm lại, nhưng dì Mây không chấp nhận. Cuộc sống tiếp diễn với nỗi cô đơn, nhưng dì Mây vẫn lạc quan, giúp đỡ mọi người xung quanh. Câu chuyện kết thúc với âm thanh dịu dàng của tiếng ru trong đêm, hòa mình vào hơi thở của sông nước.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 12
Sau khi chiến tranh kết thúc, dì Mây quay về bờ sông Châu. Ngày dì trở về là cũng là ngày người yêu dì - chú San - lấy vợ. Khi biết chú San kết hôn, dì Mây từ chối mọi đề nghị quay lại. Thời gian sau đó, dì Mây tích cực giúp ông chèo đò. Dì không thu tiền đò từ học sinh cấp ba. Trong vai trò y tá ở trạm xá, dì vẫn miệt mài đến nhà khám cho mọi người, ngay cả trong những đêm mưa. Dì sẵn sàng giúp đỡ khi vợ chú San rơi vào tình huống nguy hiểm. Đặc biệt, sau khi thím Ba qua đời do bom nổ, dì nhận nuôi thằng Cún. Dì Mây quyết định không yêu thêm ai sau mối tình với chú San, dù biết chú Quang có tình cảm với mình.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 13
Trong câu chuyện ngắn 'Người ở bên bờ sông Châu', chúng ta được chứng kiến số phận đau thương của con người sau chiến tranh. Dì Mây, một nhân vật chính, phải đối mặt với mảnh đạn phạt chân và sự ra đi của người yêu. Dù cuộc sống sau đó đầy khó khăn, dì Mây vẫn là người giúp đỡ và nuôi nhận trẻ mồ côi. Câu chuyện khép lại với tiếng ru êm dịu của dì Mây, đưa chúng ta vào không khí bình yên của bến sông Châu.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 14
Là một bác sĩ tại Trường Sơn, dì Mây quay về với cơ thể bất hạnh. Ngày trở về bên bờ sông Châu, cũng chính là ngày người yêu dì - chú San đi lấy người khác. Thông tin này khiến dì Mây đau đớn, nhưng dì quyết định kết thúc mối quan hệ với chú San. Dì Mây sống bình lặng, đôi khi giúp ông chèo đò. Khi làng xây trạm xá mới và cần người, dì Mây tỏ ra sẵn lòng đến tận nhà khám cho mọi người. Trong lúc vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, dì Mây nhiệt tình hỗ trợ. Biết thím Ba mất do bom nổ, dì Mây chấp nhận nuôi thằng Cún - con của thím. Dù chú Quang có tình cảm với dì Mây, nhưng dì không đáp lại. Dì Mây sống tự lập mà không tìm kiếm tình yêu mới. Mỗi đêm bên bờ sông Châu, tiếng ru dịu dàng của dì Mây trải qua cùng hơi thở của dòng nước.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 15
Câu chuyện mô tả số phận con người trong chiến tranh, với nhân vật chính là dì Mây. Khi dì Mây trở về làng từ chiến trường, dì thấy chú San, người yêu cũ của mình, đã cưới vợ, và gặp cô Thanh, giáo viên ở xóm Bãi. Chú San xin lỗi và mong có thể nối lại tình xưa, nhưng dì Mây không đồng ý. Ngày hôm sau, tin dì Mây mất tích lan ra khắp xóm Trại, nhiều người đến thăm và động viên dì, nhưng dì chỉ vui vẻ tiếp khách. Sau khi khách ra về, dì và Mai đi đến bến sông Châu, nơi những ký ức xưa ùa về khiến tâm trạng dì buồn bã. Vào mùa mưa, dì Mây đã giúp vợ chú San sinh nở sớm, và nhận nuôi bé Cún khi dì Ba qua đời. Tiếng khóc của dì vẫn văng vẳng trên bến sông Châu.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 16
Dì Mây là một y sĩ Trường Sơn, đã từng có một mối tình đẹp với chú San trước khi vào chiến trường. Chú San đi học ở nước ngoài còn dì Mây tình nguyện ra miền Nam chiến đấu, mỗi người một hướng. Trước khi ra chiến trường, dì sở hữu mái tóc dài, mượt mà, được miêu tả là 'dì đẹp nhất làng, nhiều trai làng ra bến sông ngắm dì tắm.' Sau chiến tranh, mái tóc dì đã xơ xác, đôi chân bị thương, những ký ức đau thương đã cướp đi tuổi thanh xuân của dì. Khi dì trở về, chú San đã lấy vợ. Dù vẫn còn tình cảm với chú San, dì Mây kiên quyết từ chối khi chú đề nghị quay lại. Chú Quang sau đó xuất hiện và có tình cảm với dì, nhưng những vết thương do chiến tranh khiến dì tự ti và không dám tìm kiếm hạnh phúc. Dì luôn thể hiện lòng nhân ái, đưa trẻ em đi học miễn phí và khám bệnh cho mọi người trong đêm mưa. Thím Ba, một nhân vật đáng thương, qua đời do bom bi, để lại thằng Cún mồ côi, được dì Mây nhận nuôi và chăm sóc. Dì Mây cũng giúp vợ chú San vượt cạn khi bị thiếu tháng.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 17
Câu chuyện tập trung vào những số phận đau thương của những người sống sót sau chiến tranh. Dì Mây, một ví dụ tiêu biểu, phải chịu đựng hậu quả nặng nề của chiến tranh khi bị mất một chân do mảnh đạn. Trở về từ cuộc chiến, dì không chỉ mất sức khỏe và tuổi trẻ mà còn mang theo những nỗi đau dai dẳng. Khi dì trở lại, chú San, người yêu cũ của dì, đã kết hôn với người khác. Dù còn tình cảm sâu đậm với chú, dì Mây dứt khoát từ bỏ để chú có hạnh phúc với vợ mới, chấp nhận nỗi đau để họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự từ chối của dì Mây đối với tình cảm của chú Quang cũng phần nào phản ánh sự tự ti về ngoại hình của dì. Chiến tranh không chỉ lấy đi hạnh phúc mà còn gây ra chia ly trong gia đình, như trường hợp thím Ba qua đời do bom bi, để lại thằng Cún mồ côi. Dù mô tả những số phận khổ đau, tác giả cũng ca ngợi phẩm chất cao đẹp của dì Mây: sự chung thủy trong tình yêu, sự kiên quyết, nghị lực sống mạnh mẽ và tấm lòng nhân hậu qua việc dì không lấy tiền đò của trẻ em, miệt mài khám bệnh trong đêm mưa, giúp đỡ vợ chú San và nhận nuôi đứa trẻ mồ côi như con đẻ.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 18
Câu chuyện kể về cuộc đời dì Mây, một cô gái xinh đẹp và là y sĩ Trường Sơn. Dù phải chia tay với người yêu, dì Mây luôn nhớ về chú San với sự thủy chung. Khi trở về và biết chú San đã kết hôn, dì Mây dứt khoát từ chối lời đề nghị làm lại từ đầu. Dì Mây sống hết lòng, yêu thương mọi người: dù mất một chân, dì vẫn chống nạng chèo đò và không bao giờ nhận tiền của các em học sinh cấp ba. Trong những đêm mưa, dì miệt mài khám bệnh cho mọi người và sẵn sàng giúp vợ chú San sinh con khi thiếu tháng, dù lời khuyên của thím Ba không được chú ý. Khi thím Ba qua đời do bom nổ, dì Mây đã chăm sóc thằng Cún, không để cậu rơi vào cảnh mồ côi.
Tóm tắt bài Người ở bến sông Châu - Mẫu 19
Văn bản “Người ở bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh kể về câu chuyện cuộc đời cay đắng của nhân vật được gọi là dì Mây khi ngày cô trở về cũng chính là ngày mà người yêu cô đi lấy vợ. Bỏ qua hết những buồn tủi của bản thân, dì Mây vẫn hết lòng giúp đỡ khi cô Thanh – vợ của chú San gặp tình huống nguy kịch. Ẩn sau những trang truyện về cuộc đời của dì Mây, người đọc cảm nhận được ân tình của tác giả, đó là những trăn trở, cảm thương cho số phận khổ đau của người phụ nữ sau chiến tranh.
Câu truyện Người ở bến sông Châu là một câu chuyện cay đắng khi ngày mà dì Mây khoác ba lô về làng thì cũng là ngày người yêu của cô là chú San đi lấy vợ, chú lấy cô Thanh là giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Khi gặp lại nhau, chú San đã nhận hết lỗi về mình, chú mong muốn cả hai người sẽ làm lại nhưng dì Mây không đồng ý. Sáng hôm sau, tin dì Mây về loang đi khắp xóm Trại, mọi người quanh xóm đến nhà dì an ủi, động viên, dì cũng chỉ biết ngượng ngùng tiếp khách. Khách vãn đi, dì Mây cùng Mai ra bến sông Châu. Ở đây, những kí ức trước đây chưa bao giờ phai nhòa trong dì và bầu tâm trạng cũng cứ thế trầm lặng theo. Vào đêm mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, bỏ qua hết buồn tủi của bản thân, chính dì Mây là người đã giúp cô ấy vượt cạn thành công. Dì Mây đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba chết. Tiếng ru của dì cứ văng vẳng trong đêm trên bến sông Châu.
Tác phẩm viết về câu chuyện cay đắng của một cô y sỹ Trường Sơn tên Mây, được tác giả gọi thân mật trong truyện là dì Mây. Dì Mây là một người con gái vô cùng chung thủy, là một y sỹ nơi chiến trường nhưng dì luôn mang hình bóng của người yêu là chú San bên mình, “trang nhật ký nào em cũng viết tên anh”. Cuộc chiến đã lấy đi của dì sức khỏe, tuổi xuân và để lại những nỗi đau về cơ thể, nỗi đau mất đồng đội. Thế nhưng khi trở về, cuộc sống đối xử thật tệ với chị khi người mà di luôn nhớ nhung lại đi lấy vợ, dù chú San có nhận lỗi và xin quay lại nhưng dì Mây nhất quyết không đồng ý. Hành động ấy cho thấy dì là một người sống nghĩa tình và vô cùng dứt khoát. Dì Mây là một người yêu thương đùm bọc mọi người trong cuộc sống: mất một chân, dì vẫn chống nạng giúp ông chèo đò, vẫn tiếp tục sống phi thường sau cú sốc đầy đau thương và dì chưa bao giờ lấy tiền đò của lũ trẻ cấp ba. Đêm mưa gió, dì vẫn miệt mài đến khám bệnh cho mọi người. Đặc biệt vào đêm mưa vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, bỏ qua những buồn tủi của bản thân, chính dì sẵn sàng giúp vợ chú San sinh con, vượt qua cửa tử mà không màng đến lời thím Ba đã nói. Khi thím Ba không may qua đời do bom nổ, dì Mây đã dang rộng vòng tay, chăm sóc, yêu thương thằng Cún không bị rơi vào cảnh mồ côi.
Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh với nhân vật chính là cô y tá được gọi là dì Mây. Chiến tranh kết thúc, trở về thì người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi đau mất mát đồng đội. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh tàn khốc lên số phận của những người khổ cực khác, mặc dù không ra chiến trường và hi sinh như thím Ba.
Câu chuyện kể về những số phận cay đắng của con người phải chịu dấu vết của chiến tranh và nhân vật chính đó là dì Mây. Chiến tranh kết thúc, ngày dì Mây xách ba lô từ chiến trường trở về làng thì cũng là lúc người yêu của dì – chú San đi cưới vợ, chú lấy cô Thanh là giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Khi gặp lại nhau, chú San đã nhận mọi lỗi lầm về mình và mong rằng hai người có thể quay trở lại nhưng dì Mây không đồng ý. Sáng hôm sau, tin về dì Mây đã loan đi khắp xóm, nhiều người đến nhà dì hỏi thăm, động viên, khích lệ nhưng dì cũng chỉ có thể ngượng ngùng tiếp khách. Sau khi khách vãn, người thưa, dì cùng Mai đến bến sông Châu. Ở đây, những ký ức cũ vẫn chưa hề phai nhòa trong tâm trí dì, nó cứ thế ùa về, bao trùm lấy hết tâm trí khiến tâm trạng cứ thế càng lúc càng trầm xuống theo. Vào mùa mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, bỏ qua hết những buồn tủi của bản thân, chính dì Mây là người đã đỡ để cho cô ấy. Dì Mây cũng đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba qua đời. Tiếng ru của dì vẫn văng vẳng trong đêm tối trên bến sông Châu.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.
- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
* Giải thưởng:
- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Đêm Thánh Vô Cùng
- Lửa cháy trong rừng hoang
- Người về bến sông Châu,
- Nỗi đau dòng họ
2. Tác phẩm
Thể loại: Truyện ngắn
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào tháng 6/1997 xuất bản tại NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Bố cục tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
- Phần 1: Từ đầu đến “di lên vách bếp”: Chú San đi lấy vợ , dì Mây trở về xóm Trại
- Phần 2: Tiếp đến “Sóng nước lao xao”: Cuộc sống giản dị của dì Mây ở xóm Trại
- Phần 3: Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”: Dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn
- Đoạn 4: Còn lại: Phẩm chất cao đẹp của dì Mây
Giá trị nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
- Ca ngợi phẩm chất vị tha và tính cách mãnh mẽ của nhân vật dì Mây.
- Cảm thông trước hoàn cảnh và số phận của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh, họ đã hi sinh hạnh phúc của cá nhân góp phần làm nên chiến thắng lớn cho dân tộc
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Các tình huống được xây dựng hồi hộp, hấp dẫn lôi cuốn người đọc