Tài liệu tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) môn Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn, chi tiết gồm có 16 bài tóm tắt tác phẩm Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 9.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài giảng: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 1)
Đoạn trích thuộc phần 1 “Gặp gỡ và đính ước” của Truyện Kiều, trong mạch thơ giới thiệu về gia đình Vương ông, Nguyễn Du tập trung bút lực giới thiệu về hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 2)
Trong buổi du xuân và Tiết thanh minh, ba chị em Thúy Kiều đã đi du xuân. Buổi đi chơi đó Thúy Kiều đã gặp chàng thư sinh Kim Trọng và hai người đã tự đính ước với nhau. Tình đương nồng thắm thì Kim Trọng hay tin chú mất nên phải vội vã về quê chịu tang. Cũng lúc này gia đình Kiều bị vu oan, cha và em trai bị bắt vào tù. Kiều đành phải trao duyên cho em gái và bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Ba, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh. Từ đây hai bên ly tán và Kiều phải trải qua rất nhiều đắng cay, tủi cực.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 3)
“Truyện Kiều” là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” thuộc phần 1 - Gặp gỡ và đính ước trong “Truyện Kiều”.Chân dung Thuý Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hoá phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị, tài hoa trí tuệ thiên bẩm, tâm hồn đa sầu, đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã, số phận éo le, gian khổ Tác giả miêu tả chân dung Thuý Vân trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều, ca ngợi cả hai nhưng đậm nhạt khác nhau ở mỗi người: chỉ dành bốn câu thơ để tả Vân, trong đó dành tới 12 câu thơ để tả Kiều, Vân chỉ tả nhan sắc, Kiều cả tài, sắc, tình đều đặc đặc tả.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 4)
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới.Thúy Kiều và Thúy Vân là đại diện cho cặp chị em có nhan sắc đẹp tuyệt trần dưới ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Du. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Câu chuyển tiếp cho ta thấy từ sắc đến tài, Kiều hơn hẳn Thúy Vân, đó không phải là cái đẹp hiền lành, phúc hậu mà trái lại vừa sắc sảo, lộng lầy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Thì ra, Thúy Vân đã sắc nước hương trời, Thúy Kiều còn rực rỡ hơn thế nữa. Bằng thủ pháp đòn bẩy, Nguyễn Du đã mượn vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để nêu bật vẻ đẹp, tài năng của Thúy Kiều, giúp người đọc hình dung rõ hơn về bức chân dung của nàng bằng cái nhìn của riêng mình.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 5)
Truyện Kiều với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm tự hào của nền văn chương dân tộc. Đến với đoạn trích Chị em Thúy Kiều, một lần nữa ta hiểu thêm về tài năng nghệ thuật và tấm lòng. Đặc biệt, ông chú trọng gây ấn tượng ở tinh thần, cốt cách của hai Kiều: cốt cách thanh tao, duyên dáng như mai và tâm hồn, phẩm hạnh trắng trong, thuần khiết như tuyết. Hình ảnh ẩn dụ nằm trong phép tiểu đối không chỉ đặc tả được cái thần của bức tranh thiếu nữ: cả hai đều trinh trắng, sáng trong mà còn khơi gợi xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc về vẻ kiều diễm của hai chị em. Hai chị em, mỗi người đẹp theo một vẻ nhưng đều là những vẻ đẹp hoàn mĩ. Từ vóc dáng cho đến tâm hồn, Thúy Kiều và Thúy Vân đều đạt đến mức vẹn toàn thật là tuyệt đối như tác giả đã nhận định: “mười phân vẹn mười”.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 6)
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 7)
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi như vậy để khẳng định giá trị của Truyện Kiều. Có thể nói, Truyện Kiều với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm tự hào của nền văn chương dân tộc. Đến với đoạn trích Chị em Thúy Kiều, một lần nữa ta hiểu thêm về tài năng nghệ thuật và tấm lòng.
Song song với nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ở Truyện Kiều đã đạt đến trình độ điêu luyện và là một thành công đặc biệt. Tuy sử dụng bút pháp ước lệ nhưng Nguyễn Du vẫn giúp người đọc hình dung rõ bức chân dung tuyệt mĩ của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều, để lại một ân tượng khó phai trong lòng mỗi chúng ta.
Sắc đẹp của Thuý Vân sánh ngang những nét kiều diềm, sáng trong của hoa lá, ngọc vàng, mây tuyết, toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Chỉ thoáng nhìn hình dáng, thoáng nghe Vân chuyện trò, chúng ta đã cảm nhận tất cả sự dịu dàng, đoan trang, phúc hậu, thanh thản của một tâm hồn và ta cũng dễ dàng dự đoán một tương lai êm ả, bằng phẳng của cuộc đời nàng. Dường như tạo hoá đã ban cho Vân những đặc ân mà khồng bị ai ganh ghét, đô” kị với nàng.
Những từ mây thua, tuyết nhường nghe mát dịu dòng thơ, mát dịu cả dòng người. Vẻ đẹp, tính tình tương lai cuộc sông của Thúy Vân như vậy, trọn vẹn hài hoà trong bôn câu thơ. vẻ đẹp đó luôn luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xã hội công nhận và dung nạp.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 8)
Ngòi bút ẩn dụ thật tự nhiên, Thuý Kiều, Thuý Vân nhẹ nhàng hiện ra như hai vầng trăng sáng, mát dịu. Thứ bậc trong gia đình cũng đã được Nguyền Du thể hiện qua lời giới thiệu khá giản dị: “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”. Đặc biệt, ông chú trọng gây ấn tượng ở tinh thần, cốt cách của hai Kiều: cốt cách thanh tao, duyên dáng như mai và tâm hồn, phẩm hạnh trắng trong, thuần khiết như tuyết.
Hình ảnh ẩn dụ nằm trong phép tiểu đối không chỉ đặc tả được cái thần của bức tranh thiếu nữ: cả hai đều trinh trắng, sáng trong mà còn khơi gợi xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc về vẻ kiều diễm của hai chị em. Hai chị em, mỗi người đẹp theo một vẻ nhưng đều là những vẻ đẹp hoàn mĩ. Từ vóc dáng cho đến tâm hồn, Thúy Kiều và Thúy Vân đều đạt đến mức vẹn toàn thật là tuyệt đối như tác giả đã nhận định: “mười phân vẹn mười”.
Điều ấy cho thấy ý thức lí tưởng hóa cao độ của nhà thơ bởi lẽ ở đời mây ai được “mười phân vẹn mười”. Câu thơ không chỉ nhằm thông báo vẻ đẹp hoàn thiện của Thúy Vân, Thúy Kiều mà còn chất chứa niềm ngưỡng mộ trước cái đẹp rất riêng của mỗi người.Những ước lệ của văn chương cổ đã đi vào câu chữ của Nguyễn Du với biết bao tình cảm mến yêu, trân trọng. Lời khen chia đều cho cả hai, nét bút muốn đặc tả “mỗi người một vẻ”. Chính vì thế mà liền sau đó, thi sĩ tập trung khắc họa từng người.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 9)
Trích đoạn Chị em Thúy Kiều đã thể hiện được trọn vẹn vè đẹp, tài năng va đức hạnh của hai chị em nàng Thúy kiều. Chỉ bằng 24 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả cả tài, sắc và đức hạnh của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều với tất cả lòng quý mến của một nhà thơ.
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : “Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân.
Nhà thơ dùng từ Hán Việt “tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người.
Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng.
Nếu như ở Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều , nhà thơ vưa miêu tả nhan sắc , vừa ca ngợi tài năng.
Tóm lại, bằng một thế giới ngôn ngữ phong phú , tính tế , kỳ diệu , bằng một bút pháp điêu luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương yêu của con người , nhất là người phụ nữa, Nguyễn du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã , vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn chị em Thúy Kiều.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 10)
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. “Truyện Kiều” là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” thuộc phần 1 – Gặp gỡ và đính ước trong “Truyện Kiều”.
Đầu tiên tác giả giới thiệu gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em, cả hai đều là những cô gái đẹp “tố nga”. Tác giả sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ tượng trưng “mai cốt cách tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Họ mang vóc dáng thanh cao mảnh dẻ yểu điệu mềm mại như cây mai, suy nghĩ tình cảm tâm hồn trắng trong như tuyết cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại một vẻ. Tiếp đó, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân bằng các hình ảnh chọn lọc, từ ngữ tiêu biểu.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nếu Thúy Vân được giới thiệu qua bốn câu với vẻ đẹp cộng phẩm chất thì Thúy Kiều được miêu tả qua 12 câu. Đây là nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật nhân vật chính của tác giả.
Cũng như lúc tả Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật. Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình ảnh ước lệ ẩn dụ “làn thu thủy nét xuân sơn” (nước mùa thu, núi mùa xuân). Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng chú ý là khi họa bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, bởi đôi mắt thể hiện phần hình ảnh của tâm hồn và trí tuệ.
Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “lầu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh” – chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình. Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của nàng làm cho tạo hóa phải ghen ghét vẻ đẹp của nàng “hoa ghen liễu hờn” nên số phận của nàng sẽ éo le đau khổ.
Bốn câu thơ cuối Nguyễn Du giới thiệu về cuộc sống của chị em Thúy Kiều “tuy là khách hồng quần” đẹp thế lại “phong lưu rất mực”, đã tới tuần cập kê nhưng cả hai vẫn sống một cuộc đời êm đềm trong khuôn phép gia giáo. Đoạn thơ có âm điệu nhẹ nhàng tạo nên một cuộc sống yên vui, êm ấm của những thiếu nữ phòng khuê.
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong “Truyện Kiều”, ngôn ngữ thơ tinh luyện giàu cảm xúc, nét vẽ hàm súc gợi cảm, sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hóa để dựng lên bức chân dung hai chị em Thúy Kiều. Đáng quý là bức chân dung tuyệt vời ấy lại được dựng lên bằng tình yêu thương, trân trọng đối với con người của tác giả. Đọc đoạn trích, ta cảm nhận được vẻ đẹp tài sắc của Thúy Kiều và thấy mình cần phải tích cực tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn diện, có ích cho đất nước này.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 11)
Đây là một đoạn trích trong tác phẩm Chị em Thúy Kiều. Đoạn trích thuộc phần mở đầu và giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều. Hai người tài sắc vẹn toàn sống một cuộc sống ấm êm hạnh phúc với cha mẹ và em trai là Vương Quan.
Trong buổi du xuân và Tiết thanh minh, ba chị em Thúy Kiều đã đi du xuân. Buổi đi chơi đó Thúy Kiều đã gặp chàng thư sinh Kim Trọng và hai người đã tự đính ước với nhau. Tình đương nồng thắm thì Kim Trọng hay tin chú mất nên phải vội vã về quê chịu tang. Cũng lúc này gia đình Kiều bị vu oan, cha và em trai bị bắt vào tù. Kiều đành phải trao duyên cho em gái và bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Ba, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh. Từ đây hai bên ly tán và Kiều phải trải qua rất nhiều đắng cay, tủi cực.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 12)
Thúy Kiều và Thúy Vân là đại diện cho cặp chị em có nhan sắc đẹp tuyệt trần dưới ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Du. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Câu chuyển tiếp cho ta thấy từ sắc đến tài, Kiều hơn hẳn Thúy Vân, đó không phải là cái đẹp hiền lành, phúc hậu mà trái lại vừa sắc sảo, lộng lầy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Thì ra, Thúy Vân đã sắc nước hương trời, Thúy Kiều còn rực rỡ hơn thế nữa.
Bằng thủ pháp đòn bẩy, Nguyễn Du đã mượn vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để nêu bật vẻ đẹp, tài năng của Thúy Kiều, giúp người đọc hình dung rõ hơn về bức chân dung của nàng bằng cái nhìn của riêng mình. Ngôn ngữ của Nguyễn Du như có hồn, loé những con mắt sáng, thốt ra những tiếng reo trầm trồ, thích thú. Thực tế, đến Thúy Kiều, ta thấy Nguyền Du rất ít tả mà chỉ gợi. Ông lại thêm một lần nữa chứng tỏ cốt cách nghệ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy.
Bởi, nếu bây giờ nhà thơ cũng lặp lại trình tự tả y hệt như tả Thúy Vân thì hóa ra quá đỗi vụng về. Đặc biệt, sức gợi của vẻ đẹp Thúy Kiều toát lên từ đôi mắt: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Nguyễn Du dường như chỉ nói về đôi mắt của nàng. Đôi mắt trong, sáng ngời, gợi tình nhừ sóng nước mùa thu và đôi mày cong cong mềm mại, thanh tú như dáng núi mùa xuân. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Chỉ vẻn vẹn hai dòng thơ, Nguyền Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của một cô gái đang độ trăng tròn.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 13)
Chị em Thúy Kiều nằm ở phần đầu của tác phẩm “Gặp gỡ và đính ước”. Đoạn trích không chỉ nhằm giới thiệu về gia cảnh của hai nàng mà còn miêu tả chân dung của hai tuyệt sắc giai nhân, mỗi người mang một vẻ đẹp riêng, không hòa lẫn.
Mở đầu bài thơ, bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều. Kiều là chị, còn em là Vân, hai cô là con gái của Vương Viên ngoại. Hai con người ấy có cốt cách vô cùng thanh thoát, tao nhã “mai cốt cách” giống như loài hoa mai mảnh dẻ, thanh cao. Phong thái tinh thần thanh sạch, trong trắng “tuyết tinh thần”. Họ mang trong mình vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng, tinh khôi. Ngoài ra để khẳng định vẻ đẹp của nàng, Nguyễn Du còn có thêm một câu thơ bình luận: “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
Thúy Vân mang vẻ đẹp của phong thái đoạn trang. Từ con người cô toát lên vẻ đẹp nghiêm chính, ung dung, sự cao sang, quý phái. Nguyễn Du tập trung miêu tả khuôn mặt của nàng: với khuôn mặt đầy đặn, sáng tươi như ánh trăng rằm, đôi lông mày cong cong, hơi đậm làm nổi bật lên đôi mắt đẹp đẽ. Nụ cười của nàng luôn luôn rạng rỡ như những đóa hoa, giọng nói trong, thanh thoát như ngọc. Mái tóc dài, óng ả hơn cả mây, làn da mịn màng trắng hơn cả tuyết.
Thúy Vân mang trong mình vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ. Vẻ đẹp của nàng rất phù hợp với chuẩn mực xã hội lúc bấy giờ, một vẻ đẹp hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên. Dẫu Nguyễn Du có sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để cực tả vẻ đẹp của nàng thì nàng vẫn được mây, tuyết “thua”, “nhường”, được thiên nhiên ưu ái, bao bọc, nâng đỡ. Bởi vậy cũng dự báo cuộc sống yên ấm, êm đềm của cô sau này.
Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, “so bề tài sắc lại là phần hơn” đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt mĩ của Kiều. Khác với Thúy Vân có những nét vẽ chi tiết về gương mặt, thì khi miêu tả Kiều ông chỉ tập trung miêu tả đôi mắt: “Làn thu thủy nét xuân sơn”. Đôi mắt của nàng trong trẻo, sâu thẳm như làn nước mùa thu, đôi lông mày mượt mà, thanh tú như dáng núi mùa xuân.
Vẻ đẹp ấy của nàng khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, hai chữ “ghen” “hờn” cho thấy sự ấm ức, tâm lí tiêu cực, muốn triệt tiêu, loại bỏ đối phương. Vẻ đẹp của nàng vượt ra khỏi chuẩn mực, giới hạn, khiến cho vạn vật trong trời đất phải ghen ghét, đố kị. Chính điều đó dự báo cuộc sống tương lai đầy tai ương, sóng gió ở phía trước. Nàng không chỉ đẹp về ngoại hình, mà nàng còn mang vẻ đẹp tài hoa, trí tuệ
Trong thời trung đại, người phụ nữ ít khi được nhắc đến tài năng, câu thơ đã cho thấy sự tiến bộ thậm chí táo bạo của Nguyễn Du khi đề cao cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp trí tuệ của người phụ nữ. Thúy Kiều là người thông minh, sắc sảo, tài năng đủ cả cầm, kì, thi họa trong đó tài đàn của nàng là ấn tượng và nổi bật nhất. Những khúc đàn nàng chơi lay động lòng người, khúc hát nàng sáng tác khiến ai cũng xót xa, thương cảm. Những khúc nhạc đó cũng cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn.
Bốn câu thơ cuối là những lời bình luận chung của tác giả về hai chị em. Hai nàng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, phong lưu. Cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che”, bình lặng, chưa từng va vấp với thế giới bên ngoài. Họ luôn được sống trong tình yêu thương và che chở của cha mẹ. Cả hai người đều đã đến tuổi cập kê, kết tóc se duyên nhưng họ vẫn còn hết sức trong sáng.
Nguyễn Du đã phác họa thành công vẻ đẹp, tài năng của hai chị em Thúy Kiều. Đồng thời từ chân dung của họ gợi lên tính cách, số phận sau này. Đó là những chân dung mang tính cách số phận. Qua đó cho thấy bút pháp tả người tài tình của tác giả.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 14)
Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài, đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.
Với ngòi bút của một kì tài diệu bút Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung hai nàng giai nhân tuyệt thế.
Vân là em, Kiều là chị. Hai chị em Vân và Kiều (con đầu lòng của gia đình Vương viên ngoại) đều là những ả tố nga – những người con gái đẹp. Vẻ đẹp của hai nàng là vẻ đẹp thanh tao của mai, là sự trắng trong, tinh sạch của tuyết:
Bút pháp ước lệ cùng phép ẩn dụ đã gợi lên vẻ đẹp hài hoà, hoàn hảo cả về hình thức lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp của hai nàng đều đến mức tuyệt mĩ mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại mang một vẻ riêng. Nguyễn Du đã lấy những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên để miêu tả hai chị em. Thuý Kiều và Thuý Vân đều mang vẻ đẹp lí tưởng, theo khuôn mẫu và vượt lên trên khuôn mẫu.
Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi của đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quý phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu: mây thua, tuyết nhường.
Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.
Tả Vân thật kĩ, thật cụ thể song Nguyễn Du chỉ vẽ Kiều bằng những nét phác hoạ thông thoáng bởi ông không muốn là người thợ vẽ vụng về.
Sắc đẹp của Kiều được đặt trong sự so sánh với vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về vẻ sắc sảo của tài năng trí tuệ, bởi cái mặn mà của nhan sắc. Không tả khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười, làn da, mái tóc như Thuý Vân mà Nguyễn Du đã thật tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ.
Kiều có cả tài cầm – kì – thi – hoạ của những bậc văn nhân quân tử và tài nào cũng đến mức điêu luyện. Nàng giỏi về âm luật đến mức làu bậc. Cây đàn nàng chơi là cây hồ cầm, tiếng đàn của nàng ăn đứt bất cứ nghệ sĩ nào và đã trở thành nghề riêng. Để cực tả cái tài của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt các từ ngữ ở mức độ tuyệt đối: vốn sẵn, pha nghề, làu bậc và đủ mùi.
Không những giỏi ca hát, chơi đàn mà Kiều còn sáng tác nhạc nữa. Cung đàn nàng sáng tác là một thiên Bạc mệnh. Bản đàn ấy đã ghi lại tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Nguyễn Du cực tả tài năng của Kiều chính là ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Tài năng của Kiều vượt lên trên tất cả và là biểu hiện của những phẩm chất cao đẹp, trái tim trung hậu, nồng nhiệt, nghĩa tình, vị tha.
Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc – tài – tình và đạt đến mức siêu phàm, lí tưởng. Nhưng nhan sắc đến mức hoa ghen, liễu hờn để tạo hóa phải hờn ghen đố kị và tài hoa trí tuệ thiên bẩm làu bậc, đủ mùi cái tâm hồn đa sầu, đa cảm như tự dưng mà có của nàng khó tránh khỏi sự nghiệt ngã của định mệnh. Chính bởi Kiều quá toàn mĩ, hoàn thiện nên trong xã hội phong kiến kia khó có một chỗ đứng cho nàng. Và cung đàn Bạc mệnh nàng tự sáng tác như dự báo một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh khó tránh khỏi của Kiều.
Cuộc đời nàng rồi sẽ sóng gió, nổi chìm, truân chuyên. Cũng giống như bức chân dung Thúy Vân, bức chân dung Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận.
Nguyễn Du hết lời ca ngợi Vân và Kiều mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười nhưng ngòi bút tác giả lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu đẹp ở ngoại hình còn Kiều là cái đẹp cả về tài năng, nhan sắc lẫn tâm hồn. Điều đó tạo nên vẻ đẹp khác nhau của hai người thiếu nữ và hé mở hai tính cách, dự báo hai cuộc đời khác nhau đang đón chờ hai ả tố nga. Hai bức vẽ chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều đã cho thấy sự tài tình trong ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du.
Kết thúc đoạn thợ là bốn câu lục bát miêu tả cuộc sống phong lưu khuôn phép, mẫu mực của hai chị em Kiều. Hai câu thơ như che chở, bao bọc cho hai chị em, hai bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh êm đềm chưa một lần hương toả vì ai. Nguyễn Du đã buông mành, gạt tất cả mọi vẩn đục cho cuộc đời khỏi cuộc sống phong lưu của hai chị em để đề cao hơn đức hạnh của hai nàng.
Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mĩ lệ nhất. Hai bức tranh mĩ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 15)
Trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1, có đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích Truyện Kiều, là một trong những đoạn trích hay, độc đáo, thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, khắc họa chân dung con người của Nguyễn Du, góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.
Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ, ẩn dụ để giới thiệu khái quát về hai chị em qua rất nhiều bình diện như: lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp (riêng – chung) của hai chị em. Họ là hai người con gái đầu lòng của gia đình họ Vương, trong đó Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Tuy hai chị em có những vẻ đẹp khác nhau nhưng chị em Kiều đều mang chung vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng: ngoại hình thì thanh tao như cây mai; phong thái tinh thần thì trong trắng như tuyết (tâm hồn).
Đó là vẻ đẹp hoàn mĩ, toàn diện từ trong ra ngoài, từ dáng vẻ tới tâm hồn “mười phân vẹn mười”. Như vậy, chỉ bằng bốn câu thơ đầu ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những thông tin cần thiết của nhân vật, đồng thời làm nổi bật lên vẻ đẹp riêng – chung của hai chị em. Từ đó, định hướng cảm xúc cho toàn bài, giúp người đọc thấy được cảm hứng ngợi ca con người trong đoạn thơ.
Đến bốn câu thơ tiếp, Nguyễn Du phóng bút đi vào những nét vẽ cụ thể về chân dung và vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân. Đó là vẻ đẹp cao sang, quí phái, ung dung và nghiêm chỉnh. Tiếp tục sử dụng lối ước lệ, nhà thơ đã ví nhan sắc của Vân với những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên, vũ trụ như: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.
Sau khi dựng lên chân dung và vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân, nhà thơ tập trung bút lực vào miêu tả vẻ đẹp của Kiều trong sự đối sánh với vẻ đẹp của Vân. Vẻ đẹp của Kiều khác và hơn hẳn Vân cả về tài lẫn sắc. Đó là sự “sắc sảo” về trí tuệ; “mặn mà” về tầm hồn.
Tiếp đến là vẻ đẹp tài năng của Kiều. Nếu như khi tả Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành phần nhiều vào tài năng.
Tóm lại, chân dung của Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khác người nên làm cho thiên nhiên phải ghen tị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; tài năng của Kiều vượt trội hơn người nên chắc chắn theo một qui luật thông thường của định mệnh “Chữ tài đi với chữ tai một vần” hay “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên cuộc đời Kiều là cuộc đời của một kiếp hồng nhan bạc mệnh, éo le và nghiệt ngã.
Sau khi dựng lên bức chân dung của hai chị em Kiều – Vân, Nguyễn Du đưa ra những lời nhận xét chung về cuộc sống của hai người. Họ sống trong một gia đình phong lưu, rất gia giáo và họ đang sống trong tầm tuổi sắp sửa được phép thành lập gia đình. Thành ngữ “Trướng rủ màn che” để chỉ một lối sống kín đáo, đây là lối sống của tiểu thư con nhà gia giáo, sống trong bốn bức tường, ít khi giao tiếp bên ngoài để học nữ công gia chánh rất là khuôn phép.
Tóm lại, bằng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, Nguyễn Du đã khắc họa thành công vẻ đẹp chân dung hai chị em Vân – Kiều. Qua đó, chúng ta thấy được cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh đầy nhân văn ở Nguyễn Du.
Tóm tắt Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (mẫu 16)
Có ý kiến cho rằng “truyện Kiều là một kiệt tác hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với người đọc”. Thật vậy bằng tài và tâm của mình, Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tác để đời. Trong đó có đoạn trích ” chị em Thúy Kiều” tiêu biểu cho cái tài khắc họa , miêu tả nhân vật.
Là một đoạn trích khắc họa rõ nét hai chị em Thúy Kiều, không chỉ vậy, qua những nét khắc họa đó còn thể hiện tính cách và số phận của hai chị em. Mở đầu đoạn trích với bốn câu giới thiệu hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.
Hai chị em xuất hiện, được tác giả gọi là “tố nga” tức chỉ một người con gái đẹp ở thời xưa. Thúy Kiều và Thúy Vân, hai người con gái có vóc dáng thanh mảnh như cây mai và có lòng trắng trong như tuyết đầu mùa. Hai người con gái với những nét đẹp khác nhau nhưng đều hoàn hảo và vẹn toàn. Dường như , hai chị em được coi là chuẩn mực của cái đẹp đương thời.
Sau khi tác giả giới thiệu về hai người con gái xinh đẹp nết na, đại thi hào đi vào khắc họa từng nhân vật. Trong đoạn trích Thúy Vân đẹp ngỡ ngàng. Vân với vẻ đẹp đoan trang của thiếu nữ thời xưa.Mặt đầy đặn, tròn như trăng rằm,lông mài sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, làn da trắng mịn như tuyết, tóc bồng bềnh mượt như mây.
Nếu Thúy Vân với những nét đẹp phúc hậu cao quý thì vẻ đẹp của Thúy Kiều càng vượt trội cả sắc lẫn tài qua 12 câu đặc tả Kiều với 4 câu khắc họa chân dung.
Trong xã hội cũ, người ta luôn quan niệm rằng thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, con người thường được so sánh với thiên nhiên, hoặc hiện lên qua các hình ảnh ước lệ tượng trưng. Tác giả có dụng ý miêu tả Vân trước , khéo léo sử dụng thủ pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều. Nếu Thúy Vân với vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu thì Thúy Kiều lại sắc sảo mặn mà, vẹn toàn cả tài lẫn sắc. Vẻ đẹp của Kiều được khắc họa một cách chấm phá chứ không miêu tả toàn diện như Vân, đó là cách tạo điểm nhấn rõ rệt.
Qua đôi mắt trong trẻo , dịu dàng như hồ nước mùa thu, đôi mày sắc nét tươi mới như nét núi mùa xuân. Một hình ảnh ước lệ quen thuộc kết hợp với so sánh ẩn dụ đã khắc họa chân dung Thúy Kiều đẹp hoàn hảo. Vẻ đẹp khiến cho ” hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” .
Khép lại đoạn trích, Nguyễn Du một lần nữa tái hiện của sống êm ả, ngày qua ngày của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều.
Sống trong khuôn phép, trong ” trướng rủ màn che”, hai chị em đã sắp tới tuổi tìm đấng phu quân cho mình nhưng có lẽ với chữ ” mặc” ở câu thơ cuối đã thể hiện thái độ của Kiều và Vân, không tơ tưởng đến những kẻ ngoài kia.
Bằng cả tài và tâm của mình, đại thi hào. Nguyễn Du đã khắc họa chân dung hai nhận vật một cách sống động và sắc nét. Với thể thơ lục bát truyền thống mềm mại tinh tế, kết cấu và trình tự thể hiện dụng ý. Song song với đó là bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc( làn thu thủy, nét xuân sơn, mai cốt cách, tuyết tinh thần , ..) , khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh nhân hóa đặc sắc,.. .
Không những thành công trong việc khắc họa chân dung mà còn thông qua đó dự cảm về số phận của hai chị em. Đặc biệt bức chân dung của Thúy Kiều là chân dung mang tính chất số phận hội tụ đủ: sắc, tài , tình, mệnh.
Như vậy, đằng sau nét khắc họa và những dự cảm về số phận của Nguyễn Du là tấm lòng của nhà thơ đối với người thiếu nữ trong xã hội xưa. Đó là nét đặc sắc trong đoạn trích :” chị em Thúy Kiều”- một đoạn trích tiêu biểu cho biệt tài khắc họa chân dung của đại thi hào.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng.
- Cuộc đời:
+ Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.
+ Từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều → vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
- Sự nghiệp văn học
+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của phần 1: Gặp gỡ và đính ước
2. Bố cục
- Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều
- Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
- Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều
- Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em
3. Giá trị nội dung
Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du
4. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là nghệ thuật khắc họa nhân vật lí tưởng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người, không miêu tả chi tiết cụ thể mà tả để gợi, sử dụng biện pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều