Tài liệu tóm tắt Ca Huế môn Ngữ văn lớp 7 bộ Cánh diều ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Ca Huế hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 7.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Ca Huế
Bài giảng: Ca Huế - Cánh diều
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 1
Ca Huế trên sông Hương là bài viết về vẻ đẹp của ca Huế - một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 2
Những đặc trưng nổi bật của ca Huế từ môi trường diễn xướng, số lượng người trình diễn, số lượng khán giả, số lượng nhạc công, nhạc cụ và phong cách biểu diễn ca Huế. Từ đó thấy được nét đặc sắc, độc đáo của bộ môn nghệ thuật này.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 3
Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò, mỗi câu hò như gửi gắm những tâm tình, tình cảm của người hò vào đó. Ngoài ra, hò Huế còn thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ban đêm, các lữu khách chèo thuyển rồng đi lại trên sông Hương nghe những câu hò quả là một thú vui. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 4
Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò. Mỗi câu hò dù ngắn hay dài đều gửi gắm những tâm tình, tình cảm trọn vẹn. Ngoài ra, hò Huế còn thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết. Vào ban đêm, các lữ khách chèo thuyền rồng đi lại trên sông Hương nghe những câu hò quả là một thú vui. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ. Còn người con gái Huế nội tâm lại thật phong phú và âm thầm, kín đáo.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 5
Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 6
Huế là thành phố nổi tiếng với rất nhiều điệu hò: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm... Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Ban đêm, khi thành phố đã lên đèn, các lữ khách lên đi thuyền trên sông sẽ được nghe các điệu hò. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Thú nghe ca Huế rất tao nhã và đầy sức quyến rũ.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 7
Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, Mỗi câu hò đều gửi gắm một ý tình trọn vẹn. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ban đêm, các lữ khách chèo thuyền rồng đi lại trên sông sẽ được nghe các điệu hò. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ của mảnh đất này.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 8
Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò: hò khi đánh cá trên sông, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, chăn tằm... Mỗi câu hò Huế đều gửi tắm một ý tình trọn vẹn. Ngoài ra, còn có các điệu lí như lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam… Đêm, thành phố lên đèn, tác giả như một người lữ khách bước lên thuyền rồng, ngồi nghe ca Huế. Nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có bi thương ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước. Có thể nói, nghe ca Huế là một thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 9
Huế là mảnh đất, là cái nôi sinh ra những làn điệu dân ca. Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, chan chứa tình cảm. Không những vậy, ca Huế mang trong mình những đặc sắc về cách thức biểu diễn, thưởng thức, nguồn gốc và thể điệu. Làn điệu này vừa trang trọng, vừa sôi nổi, uy nghi. Nghe ca Huế là một thú vui tao nhã.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 10
Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình đặc biệt là ca Huế. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình nên có thần thái của ca nhạc thính phòng thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế cất lên có lúc buồn man mác, thương cảm, có lúc không vui, không buồn, có lúc lại sôi nổi, tươi, vui, tiếc thương ai oán,... Mỗi câu hò như gửi gắm những tâm tình, tình cảm của những người con gái Huế.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 11
Nguồn gốc của ca Huế bắt đầu từ hình thức biểu diễn hát cửa quyền trong cung điện của các vị vua phủ chúa, mang đặc điểm của một loại hình nghệ thuật trang trọng, dành riêng cho giới thượng lưu yêu nghệ thuật. Nhưng theo thời gian, phong cách biểu diễn này đã trở nên phổ biến hơn, phù hợp với tầng lớp nhân dân. Ca Huế thường được biểu diễn trong không gian hạn chế, với số lượng người biểu diễn từ 8 đến 10 người, trong đó có từ 5 đến 6 nghệ sĩ biểu diễn nhạc. Số lượng nhạc cụ sử dụng thường là 4 hoặc 5 trong một dàn nhạc truyền thống hoặc có thể sử dụng đàn tứ tuyệt. Hai hình thức biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Biểu diễn truyền thống giống như một cuộc trò chuyện nhỏ về nghệ thuật ca Huế. Ca Huế là một loại hình âm nhạc cao quý trong danh sách các di sản âm nhạc truyền thống của Việt Nam, đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 12
Nguồn gốc của ca Huế xuất phát từ việc biểu diễn hát cửa quyền trong cung điện của các vị vua phủ chúa. Theo thời gian, loại hình nghệ thuật này đã trở nên phổ biến hơn, phù hợp với đại chúng. Ca Huế thường được biểu diễn trong không gian hạn chế, với số lượng người biểu diễn từ 8 đến 10 người, trong đó có từ 5 đến 6 nghệ sĩ biểu diễn nhạc. Số lượng nhạc cụ được sử dụng phải đạt chuẩn 4 hoặc 5 trong một dàn nhạc truyền thống hoặc có thể sử dụng đàn tứ tuyệt. Hai hình thức biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Biểu diễn truyền thống giống như một cuộc trò chuyện nhỏ về nghệ thuật ca Huế. Ca Huế đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tóm tắt bài Ca Huế - Mẫu 13
Ca Huế có nguồn gốc từ việc biểu diễn hát cửa quyền trong cung điện của các vị vua phủ chúa, mang đặc điểm của một loại hình nghệ thuật trang trọng, dành riêng cho giới thượng lưu yêu nghệ thuật. Theo thời gian, phong cách biểu diễn này dần trở nên phổ biến hơn, phù hợp với đại chúng. Không gian biểu diễn của ca Huế thường hẹp hòi, với số người biểu diễn dao động từ 8 đến 10 người, trong đó có từ 5 đến 6 nghệ sĩ biểu diễn nhạc. Số lượng nhạc cụ sử dụng thường là 4 hoặc 5 trong một dàn nhạc truyền thống hoặc có thể sử dụng đàn tứ tuyệt. Biểu diễn ca Huế là một sự hòa quyện giữa những người tạo nên nghệ thuật và những người yêu thích nghệ thuật này. Ca Huế là một loại hình âm nhạc cao quý trong danh sách các di sản âm nhạc truyền thống của Việt Nam.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Theo Cục Di sản văn hóa; dsvh.gov.vn
b. Bố cục Ca Huế
Văn bản Ca Huế được chia thành 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “tầng lớp công chúng”): Giới thiệu về nguồn gốc của Ca Huế
- Phần 2 (tiếp theo đến “nhạc đệm hoàn hảo”): Môi trường diễn xướng của ca Huế
- Phần 3 (còn lại): Giá trị của Ca Huế
c. Thể loại
Văn bản Ca Huế thuộc thể loại văn bản thông tin
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Ca Huế là thuyết minh
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Ca Huế
Văn bản giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, môi trường và giá trị của ca Huế, đồng thời giúp người đọc hiểu được các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Ca Huế
- Ngôn từ phong phú
- Lối viết hấp dẫn, thú vị