Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 7:
Ngày soạn:10/09/2018
Ngày dạy:....................
Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học này HS cần phải:
- Biết được các cơ quan của thực vật đếu được cấu tạo bằng tế bào.
- Xác định được những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
- Trình bày được khái niệm mô.
2. Kĩ năng: quan sát nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: yêu thích môn học
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận thông tin, giải
quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: Năng lực trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4; 7.5 SGK
III. Hoạt động dạy học:
*. Bài cũ: So sánh hình dạng tế bào biểu bì vẩy hành và tế bào thịt quả cà chua
chín?
*. Bài mới:
1. Khởi động: Chúng ta đã được quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển
vi, chùng là những khoang hình đa giác xếp sát nhau. Vậy tế bào có cấu tạo như
thế nào? Có phải tất cả các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo từ tế bào như vậy
không?
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng và kích thước của tế bào
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Treo tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3. Yêu cầu HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK và hoạt động nhóm, GV nêu câu hỏi: ? Hãy tìm điểm giống nhau trong cấu tạo của rễ, thân, lá? ? Em có nhận xét gì về hình dạng tế bào thực vật? - Yêu cầu HS nghiên cứu bảng sgk tr.24. ? Em có nhận xét gì về kích thước các loại tế bào thực vật? - GV nhận xét ý kiến của HS và thông báo thêm: + Một số tế bào có kích thước rất nhỏ như tế bào mô phân sinh, tế bào vảy hành không thể nhìn thấy bằng mắt thường. + Một số tế bào có kích thước lớn như tế bào thịt quả cà chua, tép bưởi, sợi gai có thể nhìn thấy bằng mắt thường. - Yêu cầu HS rút ra kết luận về hình dạng và kích thước tế bào. |
- Cá nhân quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi: - Giống nhau: cấu tạo bởi nhiều tế bào. - Tế bào có nhiều hình dạng. Trong cùng một cơ quan các tế bào không giống nhau. - Nghiên cứu thông tin, bảng trang 24 rút ra nhận xét: kích thước các tế bào khác nhau. - HS trả lời các HS khác bổ sung cho đầy đủ. + Ghi nhớ kiến thức. - Tự rút ra kết luận. |
Kết luận: Cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào, các tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nghiên cứu thông tin SGK. ? Tế bào có cấu tạo như thế nào? Nêu chức năng của từng bộ phận? - Treo tranh câm: sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật Gọi HS lên chỉ các bộ phận của tế bào. + GV mở rộng: lục lạp trong tế bào chất chứa diệp lục hầu hết các cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp. - Tóm tắt, rút ra kết luận để HS ghi nhớ thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. |
- Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H7.4 SGK ghi nhớ kiến thức. - Trả lời câu hỏi. - Lên bảng chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh câm và nêu chức năng của từng bộ phận. Cả lớp theo dõi bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức. - Ghi nhớ 4 thành phần chủ yếu của tế bào. |
Kết luận: Tế bào thực vật gồm 4 thành phần chính: - Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ. - Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. - Chất tế bào: chứa các bào quan như lục lạp, không bào..., là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. - Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm mô.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.5 nêu câu hỏi: ? Nêu nhận xét về cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng một loại mô và của các loại mô khác nhau? |
- Quan sát tranh, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra nhận xét. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. |
? Từ đó em hãy rút ra kết luận: Mô là gì? - GV bổ sung thêm: Chức năng của tế bào trong một mô nhất là mô phân sinh ngọn: làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên. |
- Ghi nhớ thông tin. |
Kết luận: Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. |
Kết luận chung: HS đọc phần ghi nhớ SGK.
3. Luyện tập:
- HS trả lời câu hỏi SGK.
4. Vận dụng:
- Cho HS chơi trò chơi ô chữ SGK:
Đáp án: | 1. Thực vật | 2. Nhân tế bào |
3. Không bào | 4. Màng sinh chất |
5. Chất tế bào
5. Tìm tòi mở rộng:
- Đọc mục “Em có biết?”
- Đọc trước bài mới.