TOP 20 Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 1 2.5 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Lao xao ngày hè”

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 1

  Lao xao là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp thể hiện vốn sống, vốn hiểu biết khá phong phú của tác giả. Thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn trong sáng và trí tưởng tượng phong phú của tuổi thơ. Từng loài chim được miêu tả trong mối quan hệ với con người, theo cách đánh giá của dân gian và ít nhiều mang tính biểu tượng cho từng loại người trong xã hội. Qua những kỉ niệm thời niên thiếu, nhà văn Duy Khán đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn. Hiện thực cuộc sống đã trở thành chất liệu nghệ thuật dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Có thể nói Duy Khán đã gửi cả tâm hồn mình vào những trang viết mộc mạc, hồn nhiên và đầy chất thơ như thế.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 2

      "Lao xao" là tác phẩm đã để lại nhiều suy ngẫm cho bạn đọc. Sau khi đọc xong văn bản, em cảm nhận được khung cảnh thanh bình mà cũng rất vui tươi của làng quê. Thời gian chớm hè đã tới, vạn vật như đổi cho mình chiếc áo mới. Hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng, ong bướm như quyện vào nhau, tạo nên cảnh đất trời thật trong trẻo, êm dịu. Thế giới các loài chim ác, chim hiền, chim trị ác hiện lên thật sinh động, giàu sức sống. Tác giả Duy Khán không chỉ giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên làng quê mà còn về về thế giới loài chim. Nếu không có sự quan sát tinh tế và tình yêu thiên nhiên nồng nàn thì có lẽ thi sĩ đã không thể viết được bài thơ hay như vậy. Do đó, văn bản còn là bài học về tình yêu thiên nhiên.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 3

Văn bản “Lao xao ngày hè” của nhà văn Duy Khán đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi làng quê vào mùa hè được khắc họa cho thấy một vốn am hiểu phong phú của tác giả. Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp tràn đầy âm thanh của sức sống. Từng tập tính của các loài chim thường xuất hiện ở các làng quê vào mùa hè được miêu tả trong mối quan hệ với con người, theo cách đánh giá của dân gian và ít nhiều mang tính biểu tượng cho từng loại người trong xã hội. Cùng với đó là những kỉ niệm của thời niên thiếu để từ đó tái hiện bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn. Có thể thấy rằng, Duy Khán đã gửi cả tâm hồn mình vào những trang viết mộc mạc, hồn nhiên và đầy chất thơ như thế.

TOP 20 Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 4

Khi đọc “Lao xao ngày hè” của Duy Khán, người đọc sẽ cảm thấy vô cùng thú vị. Nhà văn đã khắc họa bức tranh thiên nhiên làng quê đầy âm thanh của sự sống. Vẻ đẹp của những loài hoa, cùng với ông bướm đã tạo nên cảnh sắc đất trời thật trong trẻo. Tác giả đã sử dụng vốn hiểu biết của mình để xây dựng một thế giới loài chim hiện lên với những tập tính nổi bật. Qua đó, chúng ta thấy được tài năng quát sát tinh tế của nhà văn. Truyện còn giúp người đọc thêm yêu cảnh sắc thiên nhiên của quê hương mình.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 5

Lao xao là một lát cắt Bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt ở nông thôn thuở trước. Tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp tươi mát và ấm áp tình người.

Bằng đôi mắt quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến quê hương, nhà văn đã vẽ nên bức tranh sinh động, phong phú về thế giới các loài chim.

Sau mấy câu mở đầu miêu tả khung cảnh làng quê lúc chớm vào hè, tác giả tả và kể về một số loài chim quen thuộc. Các loài chim được chia theo hai nhóm. Nhóm chim lành gần gũi với con người như bồ các, sáo sậu, tu hú... Nhóm chim ác như diều hâu, quạ, chim cắt... Đặc biệt là chèo bẻo dám đánh lại lũ chim ác. Tác giả đã chọn ở mỗi loài chim một vài nét nổi bật về tiếng kêu, màu sắc, hình dáng, hoặc tập tính của chúng.

Khung cảnh làng quê lúc sang hè với bao màu sắc và hương thơm của các loài hoa quen thuộc, cùng với vẻ rộn rịp, xôn xao, tất bật của bướm ong. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau Đề hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

Đây là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp thể hiện vốn sống, vốn hiểu biết khá phong phú của tác giả. Thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn trong sáng và trí tưởng tượng phong phú của tuổi thơ. Từng loài chim được miêu tả trong mối quan hệ với con người, theo cách đánh giá của dân gian và ít nhiều mang tính biểu tượng cho từng loại người trong xã hội:

Con tu hú to nhất họ, nó kêu "tu hú" là mùa tu hú chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt.(Quả tu hú tức là quả vải).

Bầu trời cao rộng, những cánh chim thoả sức vẫy vùng:

Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lận.

Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh...

Các loài chim dữ như diều hâu, quạ, chim cắt... chủ yếu được miêu tả qua đặc điểm hoạt động của chúng như diều hâu hay bắt gà con, chèo bẻo hay đánh nhau với diều hâu và chim cắt... Tác giả kể chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện về sự tích con bìm bịp và tả những cuộc giao chiến giữa các loài chim: Ấy là nhũng con chèo bẻo. Chúng lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Lông diều hâu bay vung tứ linh, miệng kêu la "chéc, chéc", con mồi rời mỏ diều hâu rơi xuống như một quả rụng. Diều hâu biên mất. Con diều hâu được mẻ hú vía, lần sau cụ bảo cũng không dám đến. Nếu có đến lại là con khác!

Sự kết hợp khéo léo giữa miêu tả, kể chuyện và nhận xét, bình luận chứng tỏ vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho các loài chim - người bạn thân thiết nhất của tuổi thơ:

Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già. Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: "Chè cheo chét"... Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm. Đó là cách nhìn trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo quan niệm phổ biến lâu đời của dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như con người.

Qua những kỉ niệm thời niên thiếu, nhà văn Duy Khán đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn. Hiện thực cuộc sống đã trở thành chất liệu nghệ thuật dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Có thể nói Duy Khán đã gửi cả tâm hồn mình vào những trang viết mộc mạc, hồn nhiên và đầy chất thơ như thế.

TOP 20 Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 6

Trong những truyện viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi, "Tuổi thơ im lặng" của Duy Khán là một tác phẩm đặc sắc. Kỉ niệm tuổi thơ, cảnh sắc làng quê, cuộc sống và hình ảnh con người hồn hậu, chất phác nơi xóm thôn... được tác giả kể lại với bao tình quê vơi đầy. Quê hương ông tuy còn nghèo khó, bà con còn lam lũ vất vả, nhưng giàu sức sống bền bỉ và mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của vùng Kinh Bắc, của miền quê sông Cầu, sông Thương rất đáng yêu.

Văn của Duy Khán rất hồn nhiên, hóm hỉnh. Có lúc ông chợt nhớ rồi lặng lẽ bâng khuâng. Kí ức tuổi thơ như những đốm lửa lập lòe trong tâm hồn ông. Bài "Lao xao" trích trong "Tuổi thơ im lặng" nói về vườn quê chớm hè và thế giới loài chim trong bầu trời và tâm hồn bầy trẻ nhỏ. Màu sắc, âm thanh nơi làng quê cứ lao xao mãi trong lòng mỗi chúng ta.

Vườn quê chớm hè là một bức tranh màu, bức tranh lụa về đồng quê.

"Giời chớm hè"như đem lại vẻ đẹp và sức sống mạnh mẽ cho vườn quê. "Cây cối um tùm. Cả làng thơm". Chỉ 2 câu văn ngắn 7 chữ mà Duy Khán gợi lên một thế giới màu xanh và hương hoa của cây trái. Mỗi loài hoa có một nét đẹp riêng, một "tiếng nói" riêng. Là sắc "trắng xóa" của hoa lan nở. Là dáng "bụ bẫm" của hoa móng rồng "thơm như mùi mít chín...". Là vẻ xinh xinh "mảnh dẻ" của chùm hoa giẻ. Hương hoa của vườn hè như gọi ong bướm bay về. Vì sinh tồn, và tranh giành hơn thua, bầy ong ''đánh lộn nhau" để hút mật hoa. Lũ ong vàng, ong vò vẽ, ong mật có khác gì con người trong cuộc mưu sinh? Bầy ong còn táo tợn "đuổi" đàn bướm. Bướm "hiền lành" phải bỏ chỗ lao xao, rủ nhau, "lặng lẽ bay đi".Cảnh bướm hoa, ong bướm trong vườn hè không chỉ nói lên vẻ đẹp, sức sống dào dạt nơi vườn hè mà còn thể hiện một cách hồn nhiên cuộc tranh giành mưu sinh và tồn tại của thiên nhiên tạo vật mà Duy Khán đã "nghe" được, đã "cảm" được. Đọc "Lao xao" của Duy Khán, ta chợt nhớ tới một vài nét đẹp của cảnh sắc vườn quê từng được nói đến trong bài cổ thi "Vào hè":

"Ngõ trước, vườn sau um những cỏ,
Vàng phai, thắm nhạt ngán cho huê.
Đầu cành kiếm bạn, oanh xao xác,
Trong tối, đua bay, đóm lập lòe"...

Vườn quê vào hè bao giờ cũng đẹp và đáng yêu kì lạ.

TOP 20 Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 7

Đánh giá một bài văn miêu tả nói riêng, một tác phẩm văn học nói chung, có hai quan niệm khác nhau. Quan niệm thứ nhất từ cái nhìn thấy. Còn quan niệm thứ hai : từ cái cảm thấy. Đọc đoạn trích Lao xao, nhiều người cho rằng ý nghĩa của nó là miêu tả loài vật, còn chúng tôi nghĩ : đằng sau thế giới loài vật là một cái gì khác. Cái khác ấy phải chăng là không khí yên ả, thanh bình cố hữu của làng quê người Việt và những triết lí dân gian, quan điểm thẩm mĩ dân gian?

1. Một bức tranh về không khí yên ả thanh bình của làng quê người Việt

Làng quê người Việt vốn có một không khí yên ả thanh bình cố hữu sau luỹ tre xanh. Ở đó tồn tại một nền văn minh nông nghiệp ngàn đời. Rất ít biên động, rất ít đổi thay đến mức người ta tưởng như sinh ra đất trời vốn thế. Trình độ sản xuất đã không cao, quan hệ giữa con người với nhau lại là quan hệ truyền thống (trong họ, ngoài làng). Đời sống vật chất và tinh thần ấy đã tạo nên một không khí làng quê thuần khiết. Không khí ấy đã biến đổi dần đi trong quá trình đô thị hoá. Và chính từ quá trình ấy, những gì một đi không trở lại mới được nhớ về như một hoài niệm xa xôi.

Những ngày ấy, mùa hè là ngày hội của hoa thơm, bướm lượn. Hoa thì đủ các loài : hoa lan, hoa móng rồng, hoa dẻ. Mỗi thứ hoa mỗi sắc, mỗi hương : hoa lan nở trắng, hoa dẻ từng chùm, còn hoa móng rồng thì bụ bẫm và thơm mùi mít chín. Những loài hoa hào phóng ấy đem đến cho quê làng một không gian đặc quánh mùi thơm. Nó có sức hấp dẫn với cả muôn loài, nhưng trước hết là với ong, với bướm. Cuộc giành giật để phân chia lãnh địa giữa chúng hết sức tự nhiên và chiến thắng bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Tính cách giống loài của chúng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ : ong vàng, ong vò vẽ, ong mật, chẳng cần biết phải trái ra sao, tất cả đều xông vào đấu lực, còn các cô bướm hiền lành thấm nhuần phương châm xử thế "tránh voi chẳng xấu mặt nào" lặng lẽ bay đi. Nhưng, dù sao đó chỉ là một khúc dạo đầu. Thế giới của loài chim xuất hiện trên bầu trời bằng tiếng kêu dõng dạc của con bồ các. Mỗi loài có một tập tính riêng, cả chim hiền và chim ác. Chim hiền thì thân thiết với nhà nông, gần gũi với con người : sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu, riêng con sáo đen nhà bác Vui tọ toẹ học tiếng nói con người, biết tự bay đi kiếm ăn nhưng chiều chiều lại trở về với chủ. Con tu hú là bạn của mùa vải như vị thiên sứ báo tin vui, nó đến và đi bất chợt. Còn chim ác như những nhân vật phản diện trong truyện cổ tích. Chúng không những có hình dáng khó coi mà còn vô cùng hiểm độc. Như con diều mũi khoằm giả vờ bay liệng trên cao như một kẻ vô tâm nhưng khi đánh hơi được con mồi, nó lao như mũi tên xuống đất. Không cao đạo kiểu cách như diều hâu, quạ, dù là quạ đen hay quạ khoang đều là những kẻ phàm ăn, tục uống. Không bắt được gà con,, không ăn trộm được trứng, chẳng một chút nề hà, nó sà ngay vào chuồng lợn, không cần kén cá chọn canh. Nhưng quạ, diều hâu không đáng sợ bằng chim cắt. Thân nhỏ nhưng bay nhanh, trở thành một thứ hung thần, một loại quỷ đen khủng khiếp, cắt là một nỗi kinh hoàng với một thứ vũ khí lợi hại vô song: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Ám ảnh đối với trẻ thơ đã đành (bao nhiêu con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết), mà tất cả loài chim đều chưa ai địch nổi. Như thế là xã hội loài chim dưới con mắt tò mò, ưa khám phá, tìm tòi luôn có vấn đề đặt ra với nó. Phải có một Thạch Sanh, phải có một chàng hiệp sĩ. Nhưng bất ngờ thay, chàng hiệp sĩ ấy vóc dáng mới nhỏ bé làm sao, lại bị nghi oan là kẻ cắp. Tên tội đồ chịu tiếng xấu, nhưng trước bất công đã không thể làm ngơ. Chính nó đã lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Chính nó đã tổ chức bủa vây làm cho quạ đổn không còn đường thoát phải "đến chết rũ xương". Và lần này nữa, trước loài cắt dữ gian manh, những chú chèo bẻo đã dũng cảm lao vào thử sức. Việc mạo hiểm ấy vốn đã ấp ủ từ lâu nhưng chưa có cơ hội ra tay, lần này thì cơ hội kia đã đến, hơn thế lại có sự cổ vũ nhiệt tĩnh của đám khán giả vô tư. Cắt đã bị thua, có lẽ lần đầu tiên chịu thua, như những chiếc máy bay B52 "quay tròn xuống đồng Xóc" mà không biết vì sao. Còn đối với bọn trẻ trong xóm, chiến thắng của chèo bẻo hiển hách như một kì công.

Tính chất vô tư của bức tranh tả cảnh giúp ta hình dung : xã hội làng quê người Việt là một xã hội bằng phẳng, yên ả, thanh bình, cố hữu. Đã bao nhiêu đời như thế, tưởng không thể đổi thay. Không gian mà con người ưu ái dành cho các loài hoa bướm, loài chim là sự tĩnh mịch, êm dềm. Đó là nnững cảnh tượng quen thuộc đến mức cứ tưởng nhắm mắt lại là nó lập tức hiện ra:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không...

(Tố Hữu - Khi con tu hú)

2. Những quan điểm thẩm mĩ dân gian và triết lí dân gian

Quan điểm thẩm mĩ dân gian trước hết là cái nhìn xã hội loài vật như xã hội loài người, con vật như con người. Khác với loại truyện ngụ ngôn, các con vật ở đây hiện ra như những nhân vật cụ thể và sinh động hết sức khách quan, chứ không để minh hoạ cho một bài học luân lí hay triết lí. Mỗi loài vật có một tính cách riêng. Vì vậy, có những con vật đáng ghét, con vật đáng thương. Nhưng sự đáng ghét hay đáng thương cũng ở nhiều cấp độ. Như ở loài chim ác, loài quạ đen, quạ khoang chẳng hạn : bắt gà con, trộm trứng gà là việc bất lương, nhưng không săn bắt được lại rơi vào thế đường cùng thì cũng có một cái gì thật tội. Còn những con chim hiền lành, nhất là dũng cảm như chèo bẻo mà mang tiếng xấu suốt đời thì ai là kẻ minh oan ? Riêng cuộc kịch chiến của gà mẹ với diều hâu, người đọc không khỏi nghĩ đến một tình cảm sâu nặng của con người : tình mẫu tử. Còn triết lí dân gian : đó là bài học về sức mạnh của sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Một con chèo bẻo đơn phương độc mã làm sao trị nổi diều hâu, quạ, cắt ? Ba lần lập cồng là ba lần chứng thực sức mạnh của bầy đàn (mà con người gọi là đoàn kết). Đối lập với sự đoàn kết là cái cô độc của sự lẻ loi :

Nghèo ăn bắp, họp đông vui
Còn hơn giàu có mồ côi một mình

(Tục ngữ)

Con bìm bịp là tượng trưng cho sự cô đơn, sự lảng tránh xã hội. Suốt ngày, suốt đêm phải chui rúc trong bụi cây, có lẽ đó là sự trừng phạt tinh thần thích đáng nhất, dành cho nó và đối với nó cũng là sự ân hận, giày vò nhất của lương tâm. Bài học "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo" cũng thể hiện sinh động ở đây. Người "ở hiền" là đám gà con, chú bồ câu và cả chim chèo bẻo nữa. Còn cái ác, chính nó lại tự đào hố chôn mình, kẻ "gieo gió phải gặt bão". Ngoài quan điểm thẩm mĩ dân gian, triết lí dân gian, còn có các yếu tố của nén văn hoá dân gian. Đó là những bài hát đồng dao (Bồ các là bác chim ri,...), các thành ngữ được sử dụng đúng lúc, đúng nơi (Dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già,...), các câu chuyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo,...), v.v. Những yếu tố văn hoá dân gian này làm cho bài văn có một không khí nửa hư nửa thực, vừa mới vừa cũ rất hay và đáng được nhớ, được sẻ chia, được đồng tình và trân trọng.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 8

Văn bản "Lao xao ngày hè" của tác giả Duy Khán là một tác phẩm vô cùng đặc biệt, để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc cho người đọc về vẻ đẹp thiên nhiên nơi vùng quê thơ mộng. Khi mùa hè chớm đến, tự nhiên trở nên sống động và tràn đầy sức sống. Tất cả những gì xung quanh, từ hương thơm của hoa lan, hoa giẻ, và hoa móng rồng cho đến sắc màu rực rỡ của ong bướm, đã tạo nên một bức tranh vô cùng tươi đẹp và tinh khôi.

Trong tác phẩm này, tác giả không chỉ tạo nên hình ảnh rõ nét về vẻ đẹp thiên nhiên nơi vùng quê mà còn đề cập đến cuộc sống của các loài chim, từ những chú chim ác đến những chú chim hiền dịu. Tác giả thể hiện sự phong phú và đa dạng của thế giới tự nhiên, nơi mà các loài chim tồn tại và thể hiện tình yêu và tập quán riêng của họ.

Bên cạnh đó, văn bản còn khắc họa vẻ đẹp của cuộc sống ở làng quê Việt Nam thông qua những hình ảnh quen thuộc như hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, tiếng sáo diều vang lên trên bầu trời xanh, dàn nhạc ve rộn ràng, và tiếng chó thủng thẳng sủa giăng. Tất cả những chi tiết này khiến người đọc cảm nhận được sự tươi đẹp, yên bình và hài hòa của cuộc sống quê hương.

Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là lời tôn vinh tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên và cuộc sống ở quê hương Việt Nam.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 9

Văn bản "Lao xao ngày hè" đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về bức tranh thiên nhiên nơi làng quê trong mùa hè cho người đọc. Dù chỉ sử dụng vài dòng miêu tả, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sống động đến không ngờ. Mùi hương ngọt ngào của những loài hoa kết hợp với sắc màu rực rỡ của ong bướm đã cùng nhau tạo nên một khung cảnh rạng ngời, tràn đầy sức sống. Đặc biệt, âm thanh của những loài chim đã làm cho bức tranh thiên nhiên này trở nên sống động hơn bao giờ hết. Tại phần kết của bài thơ, vẻ đẹp của thiên nhiên hiện ra qua những chi tiết đầy hấp dẫn: "hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…". Tất cả những điều này đều là những nét đẹp tinh tế, gần gũi và đáng quý báu. Người đọc như được đắm chìm trong vẻ đẹp thiên nhiên tươi mới tại quê hương của mình và cảm nhận sâu sắc hơn về sự tuyệt diệu của nó.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 10

Văn bản "Lao xao ngày hè" đã khiến người đọc chìm đắm trong một bức tranh tươi đẹp của thiên nhiên nông thôn vào mùa hè. Dù chỉ với vài từ, tác giả đã thể hiện một cảnh vật sống động, khiến chúng ta cảm nhận một thế giới rạng ngời và tràn đầy sức sống. Hương thơm từ những loài hoa và sự lung linh của ong bướm đã tạo nên một hình ảnh rực rỡ, đong đầy niềm vui.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt nằm ở âm thanh của các loài chim, chúng đã đưa bức tranh thiên nhiên đó lên một tầm cao mới, tạo nên một bầu không khí sôi động và đầy sức sống. Cuối bài, chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của quê hương qua những chi tiết tỉ mỉ: "hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…" Đây đều là những hình ảnh bình dị, thân quen nhưng đáng quý trọng. Người đọc không chỉ đơn thuần đắm chìm trong bức tranh thiên nhiên, mà còn cảm nhận sâu sắc tình yêu đối với quê hương của mình, nơi tất cả những cái đẹp đơn giản nhưng tuyệt vời đều được gợi lên.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 11

Bức tranh thiên nhiên tại ngôi làng dưới ánh nắng rạng ngời của mùa hè đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người đọc. Lúc mùa chuyển giao từ xuân sang hạ, cả vùng quê như vừa khoác lên mình những tà áo mới rực rỡ. Khắp nơi, hương thơm từ những bông hoa lan, hoa giẻ, và hoa móng rồng đã tạo nên một biểu tượng tinh khiết, sắc sảo, và thanh khiết. Sắc màu của ong bướm cùng những loài hoa kia giao hòa với nhau, tạo nên một vẻ đẹp tràn ngập trong trái tim của mọi người.

Cuộc sống trong làng quê nở rộ với âm thanh đầy sức sống từ các loài chim, từ những con ác, từ những chú hiền, chú chẳng qua còn tồn tại thật sống động trong sự tường thuật của tác giả. Duy Khán không chỉ hình dung lại bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên nơi làng quê, mà còn nêu bật thế giới kỳ diệu của những con chim và cách chúng tương tác với môi trường tự nhiên.

Nét đẹp của ngôi làng quê còn được thể hiện qua "hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng..." Bản mắt của chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những hình ảnh quen thuộc của vùng quê Việt Nam, từ cánh đồng mùa lúa xanh mướt cho đến những âm thanh vui vẻ của thiên nhiên và đàn thú cưng của làng quê.

Bài thơ không chỉ là sự kết hợp tinh tế giữa sự quan sát tỉ mỉ và tình yêu sâu đậm với thiên nhiên, mà còn là lời thông điệp của tác giả gửi gắm tình yêu mãnh liệt đối với cuộc sống tự nhiên.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 12

Bức tranh thiên nhiên nơi làng quê trong văn bản "Lao xao ngày hè" đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đúng vào khoảnh khắc thời gian chớm hè, môi trường xung quanh bỗng chốc trở nên khác biệt và quyến rũ hơn bao giờ hết. Tất cả như cùng hòa mình vào một bữa tiệc màu sắc, với hương thơm của những loài hoa đa dạng như hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng. Sắc màu rực rỡ của ong bướm tương tác với thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh đẹp tinh khôi và êm ái.

Không chỉ thế, thế giới của các loài chim - từ những chú chim ác đến những chú chim hiền đã trở nên sống động hơn bao giờ hết. Tác giả Duy Khán không chỉ đơn thuần vẽ nên bức tranh về thiên nhiên làng quê mà còn đề cập đến cuộc sống và tập quán của các loài chim trong tự nhiên. Có lẽ không có sự sâu sắc trong quan sát và tình yêu thương thiên nhiên mà tác giả đã dành cho nó, bài thơ này không thể được viết ra một cách tinh tế như vậy.

Bên cạnh việc vẽ lên mắt đọc hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam, bài thơ còn truyền đạt thông điệp về tình yêu và sự kính trọng đối với thiên nhiên. Nó thể hiện tình cảm chân thành và mê đắm của tác giả với vẻ đẹp của thế giới tự nhiên, và là một lời gửi gắm ý nghĩa về sự bảo vệ và quan tâm đối với môi trường xung quanh chúng ta.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 13

Văn bản "Lao xao ngày hè" của tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp của thiên nhiên tại làng quê vào mùa hè. Mặ despite hạn chế về từ ngữ, tác giả đã thành công trong việc tái hiện một bức tranh tự nhiên sống động và phong cách.

Trong bức tranh này, mùi hương dịu dàng từ những loài hoa và sự tỏa sáng của ong bướm đã kết hợp để tạo ra một khung cảnh đầy màu sắc và sức sống. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của văn bản là cách tác giả đã tạo ra một bầu không khí sống động qua tiếng ca của các loài chim. Tiếng hót của chú Chàng và tiếng ve đan xen trong dàn nhạc tự nhiên, cùng với tiếng chó sủa giữa những khe cây, đã làm cho vẻ đẹp thiên nhiên trở nên sống động và rực rỡ hơn bao giờ hết.

Ở đoạn kết của văn bản, vẻ đẹp của thiên nhiên tại làng quê được thể hiện rất rõ qua việc miêu tả "hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về." Tất cả những chi tiết này làm cho người đọc hiểu rõ hơn về vẻ đẹp bình dị và gần gũi của quê hương, và đánh thức sự tình cảm và tôn trọng đối với thiên nhiên trong lòng của họ.

Đoạn văn cảm nhận của em sau khi học xong Lao xao ngày hè - Mẫu 14

Văn bản “Lao xao ngày hè” khiến người đọc cảm thấy ấn tượng với bức tranh thiên nhiên nơi làng quê lúc vào hè. Chỉ với bằng vài nét miêu tả, nhưng nhà văn đã khắc họa bức tranh hiện lên vô cùng sinh động. Hương thơm của những loài hoa cùng với vẻ rực rỡ của ong bướm đã tạo ra một bức tranh tràn đầy tươi vui, sức sống. Đặc biệt là âm thanh của các loài chim làm cho bức tranh thiên nhiên đó trở nên sôi động, tràn đầy sức sống. Ở cuối bài, vẻ đẹp thiên nhiên hiện ra qua chi tiết: “hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về, trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…”. Đó đều là những nét đẹp bình dị, gần gũi nhưng thật đáng trân trọng. Người đọc như yêu thêm bức tranh thiên nhiên nơi quê hương của mình.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Duy Khán (1934 – 1993) tên khai sinh là Nguyễn Duy Khán, là một văn thi sĩ người Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Quê quán: thôn Sơn Trung, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

- Thời niên thiếu, ông từng được đi học trong vùng Pháp kiểm soát đến năm 15 tuổi, ông bỏ dở việc học trốn ra vùng Việt Minh kiểm soát để nhập ngũ.

- Thay vì tham gia chiến đấu, ông được đơn vị phân công dạy học, rồi làm phóng viên chiến trường cho chương trình Phát thanh Quân đội.

- Tác phẩm chính: Trận Mới (thơ, 1972), Một tiếng Xa Ma Khi (thơ, 1981, in chung với Xuân Miễn và Phạm Ngọc Cảnh), Tâm sự người đi (thơ, 1984), Tuổi thơ im lặng (hồi ký, 1986)…

- Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2012 vì những đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam.

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn của tác giả.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích từ chương 6 Lao xao trong Tuổi thơ im lặng sáng tác năm 1986.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất – tác giả Duy Khán.

5. Tóm tắt:

- Giời chớm hè, mọi người tụ hội ở góc sân và nói chuyện về các loài chim. Đầu tiên là con bồ các: các…các…các. Sau đó là con sáo đậu sáo đen hót mừng được mùa. Đến con chim tu hú kêu tu hú là lú mùa tu hú chín. Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh chéc chéc. Con bìm bịp kêu bịp bịp thông báo buổi xế đã tới. Diều hâu bay cao tít nhằm vào đàn gà kêu chéc chéc bị lũ chèo bẻo đánh tới tấp. Chèo bẻo chuyên trị kẻ ác gọi ngừi chè cheo chét. Thậm chí quạ đen, quạ khoang cũng sợ chèo bẻo. Mà chèo bẻo sợ mỗi chim cắt – loài quỷ đen, vụt đến vụt đi. Đến con gà mái đẻ xong kêu khiến mọi người nghe như vừa đau vừa rát. Gà trống mổ mồi dỗ gà mái vừa cực cực. Còn vịt bầu thì mặc mặc vày vũng bùn đục ngầu. Rồi anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm suối, no nê ngủ ở hiên nhà cho mát.

6. Bố cục (3 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến …lặng lẽ bay đi): Phong cảnh làng quê vào lúc chớm hè.

- Phần 2 (Tiếp theo đến … tung cả bãi húng dũi): Thế giới các loài chim.

- Phần 3 (Còn lại): Bức tranh sinh hoạt

7. Giá trị nội dung

- Đặc điểm một số loài chim ở làng quê và mối quan tâm của con người với loài vật.

- Tình cảm yêu quí các loài vật và tình yêu làng quê đất nước.

8. Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, nhiều yếu tố dân gian.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng nhiều phép tu từ.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống