Lao xao ngày hè: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý

Tải xuống 4 12.2 K 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Lao xao ngày hè thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, gồm 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Lao xao ngày hè Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Lao xao ngày hè Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6:

 Lao xao ngày hè: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý (ảnh 1)

Tác giả tác phẩm Lao xao ngày hè - Ngữ văn lớp 6

I. Tác giả

- Duy Khán (1934 – 1993) tên khai sinh là Nguyễn Duy Khán, là một văn thi sĩ người Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Quê quán: thôn Sơn Trung, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

- Thời niên thiếu, ông từng được đi học trong vùng Pháp kiểm soát đến năm 15 tuổi, ông bỏ dở việc học trốn ra vùng Việt Minh kiểm soát để nhập ngũ.

- Thay vì tham gia chiến đấu, ông được đơn vị phân công dạy học, rồi làm phóng viên chiến trường cho chương trình Phát thanh Quân đội.

- Tác phẩm chính: Trận Mới (thơ, 1972), Một tiếng Xa Ma Khi (thơ, 1981, in chung với Xuân Miễn và Phạm Ngọc Cảnh), Tâm sự người đi (thơ, 1984), Tuổi thơ im lặng (hồi ký, 1986)…

- Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2012 vì những đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam.

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn của tác giả.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích từ chương 6 Lao xao trong Tuổi thơ im lặng sáng tác năm 1986.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất – tác giả Duy Khán.

5. Tóm tắt: Giời chớm hè, mọi người tụ hội ở góc sân và nói chuyện về các loài chim. Đầu tiên là con bồ các: các…các…các. Sau đó là con sáo đậu sáo đen hót mừng được mùa. Đến con chim tu hú kêu tu hú là lú mùa tu hú chín. Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh chéc chéc. Con bìm bịp kêu bịp bịp thông báo buổi xế đã tới. Diều hâu bay cao tít nhằm vào đàn gà kêu chéc chéc bị lũ chèo bẻo đánh tới tấp. Chèo bẻo chuyên trị kẻ ác gọi ngừi chè cheo chét. Thậm chí quạ đen, quạ khoang cũng sợ chèo bẻo. Mà chèo bẻo sợ mỗi chim cắt – loài quỷ đen, vụt đến vụt đi. Đến con gà mái đẻ xong kêu khiến mọi người nghe như vừa đau vừa rát. Gà trống mổ mồi dỗ gà mái vừa cực cực. Còn vịt bầu thì mặc mặc vày vũng bùn đục ngầu. Rồi anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm suối, no nê ngủ ở hiên nhà cho mát.

6. Bố cục (3 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến …lặng lẽ bay đi): Phong cảnh làng quê vào lúc chớm hè.

- Phần 2 (Tiếp theo đến … tung cả bãi húng dũi): Thế giới các loài chim.

- Phần 3 (Còn lại): Bức tranh sinh hoạt

7. Giá trị nội dung

- Đặc điểm một số loài chim ở làng quê và mối quan tâm của con người với loài vật.

- Tình cảm yêu quí các loài vật và tình yêu làng quê đất nước.

8. Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, nhiều yếu tố dân gian.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng nhiều phép tu từ.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Cảnh buổi sáng chớm hè ở làng quê

- Cả khu vườn đang náo nức, rộn rã, hứng khởi để đón chờ một mùa đang tới thật gần.

- Màu sắc:

+ Màu xanh tươi mới của "cây cối um tùm"

+ Màu trắng xóa đến nao lòng của những bông hoa lan

+ Màu vàng của hoa giẻ, hoa móng rồng và của ong bướm.

- Hương thơm: cả làng thơm", mùi thơm ngào ngạt của các loài hoa

- Âm thanh:

+ Tiếng những chú ong đang "đánh lộn nhau"

+ Những chú bướm "bỏ chỗ lao xao"

+ Tiếng của lũ trẻ con trò chuyện

→ Bằng những câu văn ngắn, kết cấu đơn giản cùng biện pháp so sánh, nhân hóa đã đưa người đọc về với thế giới của làng quê với tất cả những gì tinh khôi, bình yên và đẹp đẽ nhất. 

2. Thế giới các loài chim

- Loài chim hiền:

+ Chim bồ các với tiếng kêu đặc trưng "các...các...các..."

+ Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú - chúng đều có quan hệ họ hàng với nhau cả.

+ Chúng đều có ích cho con người, mang đến niềm vui trong cuộc sống của con người - sáo sậu, sáo đen "hót mừng được mùa", tu hú kêu để báo hiệu "mùa tu hú chín"

- Loài chim trung gian: Chim ngói, chim nhạn

- Loài chim ác: Tác giả đặc biệt chú ý tới cách bắt mồi và sự đấu tranh sinh tồn của chúng

+ Diều hâu bay cao và nhanh, chúng có khả năng đánh hơi rất tinh.

+ Quạ đen, quạ khoang thì "lia lia, láu láu" để bắt gà con hoặc ăn trộm trứng.

+ Chim cắt thì đúng như tên gọi của nó, lợi hại với "cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn"

+ Tác giả dành tình cảm đặc biệt đối với chim chèo bẻo vì dẫu là loài chim ác song chèo bẻo đã thay đổi, chúng thường đi trừng trị loài chim ác.

→ Với cái nhìn độc đáo và tràn đầy cảm xúc, Duy Khán đã đưa đến cho người đọc một câu chuyện độc đáo, thú vị và phong phú về thế giới của những loài chim. 

3. Bức tranh sinh hoạt

- Cùng nhau đi tắm suối sau nhà, khung cảnh:

+ Vườn sắn xanh biếc.

+ Tiếng nước chảy ào ào.

+ Nước giội như thác, trắng xóa

- Lũ trẻ con la ó, té nhau, reo hò.

- Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa, trong tiếng sáo diều cao vút, trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…

 

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống